Bạn đang xem bài viết Thực đơn ăn dặm cho bé mẹ đừng bỏ quên hạt đậu nành tại Pgdphurieng.edu.vn bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.
Đậu nành là loại ngũ cốc rất giàu dinh dưỡng và tốt cho trẻ nhỏ. Có thể mẹ đã cho bé uống sữa đậu nành, nhưng lại bỏ quên hạt đậu nành trong thực đơn ăn dặm của con? Sao mẹ không thử dùng đậu nành như 1 loại bột ngũ cốc cho bé ăn dặm nhỉ!
Giá trị dinh dưỡng của hạt đậu nành
Có thể xem đậu nành là vua trong các loại đậu với hàm lượng dinh dưỡng tuyệt vời cho cơ thể con người.
Trong 1 hạt đậu nành chứa: 8% nước, 5% chất vô cơ, 15 – 25% glucose, 15 – 20% chất béo, 35 – 45% chất đạm và đủ các loại amino acid cần thiết cùng nhiều sinh tố, khoáng chất khác.
Đậu nành so với thịt động vật còn nhiều chất dinh dưỡng hơn. Trong 100g đậu nành có: 411 calo, 34g đạm, 18g chất béo, 165mg canxi, 11mg sắt (trong khi trong 100 g thịt bò chỉ chứa 165 calo, 21g đạm, 9g chất béo, 10mg canxi và 2.7mg sắt).
Chất đạm trong đậu nành dễ tiêu hóa hơn so với đạm động vật, ít chất béo bão hòa có hại và cholesterol. Đậu nành được xem là loại “thịt không xương” tốt cho cơ thể con người.
Canxi trong đậu nành còn nhiều hơn trong sữa bò, nên với các trẻ nhỏ bị dị ứng đạm sữa bò thì đậu nành là nguồn thay thế tuyệt vời, giúp trẻ tăng trưởng tốt như khi dùng sữa bò. Nhiều nghiên cứu cho thấy việc bổ sung thêm đậu nành sẽ cải thiện tốt tình trạng dinh dưỡng và sức khỏe chung của trẻ nhỏ.
Ở nhiều nước có công nghệ thực phẩm phát triển, người ta bổ sung vào bột sữa đậu nành thêm chất béo, đường, các chất khoáng (như canxi, sắt, kẽm, vitamin A, D…) và khi đó nó thành 1 sản phẩm có thể hoàn toàn thay thế sữa bò.
Với các mẹ còn đang phân vân việc dùng đậu nành không tốt cho bé trai hãy yên tâm. Các dữ liệu nghiên cứu đã công bố không có tác hại nào từ việc tiêu thụ đậu nành ở bé trai. Vì vậy đậu nành là thực phẩm an toàn và tốt cho sức khỏe của cả bé trai và bé gái.
Cách chế biến hạt đậu nành cho bé ăn dặm
Ngoài cách làm sữa đậu nành mẹ thường dùng cho bé, mẹ còn có thể dùng hạt đậu nành để nấu cháo, bột như 1 loại bột ngũ cốc cho bé ăn dặm.
Để cho con ăn bột đậu nành mẹ cần lưu ý:
- Trong hạt đậu nành có chứa chất gây ức chế men tiêu hóa (Anti-Trypsin), do vậy trước khi pha chế vào bột hay cháo cho bé ăn dặm mẹ cần ngâm vào nước và làm chín hạt đậu nành (rang hoặc luộc) để loại bỏ chất độc này.
- Việc ngâm nước sẽ giúp thúc đẩy các chất dinh dưỡng trong đậu nành, đặc biệt là vitamin nhóm B, nhờ đó giúp trẻ dễ hấp thu dưỡng chất trong hạt đậu hơn.
- Đậu nành chế biến cho bé ăn dặm nên ngâm ít nhất 7 giờ trong nước và tốt nhất là 12 – 24 giờ. Nếu dùng bột đậu nành chưa qua ngâm nước trẻ dễ bị táo bón, đầy hơi khó tiêu và có thể nổi mẩn ngứa.
- Với các bé có bệnh hen suyễn hay viêm mũi dị ứng, viêm dạ dày thì không nên ăn cháo bột có hạt đậu nành.
- Sữa đậu nành không dùng được cho bé dưới 4 tháng tuổi và bé trên 6 tháng tuổi mới nên ăn cháo, bột nấu từ hạt đậu nành nhé.
Đậu nành quả thực là nguồn dinh dưỡng tuyệt vời với trẻ nhỏ. Nếu mẹ có lỡ bỏ quên loại bột ngũ cốc này trong thực đơn ăn dặm của con thì hãy thêm ngay vào nhé!
Pgdphurieng.edu.vn
Cảm ơn bạn đã xem bài viết Thực đơn ăn dặm cho bé mẹ đừng bỏ quên hạt đậu nành tại Pgdphurieng.edu.vn bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.