Bạn đang xem bài viết Thủ tục tạm ngừng kinh doanh công ty, hộ cá thể 2022 chi tiết tại Pgdphurieng.edu.vn bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.
Thủ tục pháp lý là một trong những việc mà hầu như bất kì công dân, cơ sở kinh doanh,… đều khá “ngại” khi tiến hành. Do đó việc tìm hiểu những thủ tục một cách chi tiết nhất để tránh mất quá nhiều thời gian là một việc nên làm. Nếu bạn giải quyết những thắc mắc về thủ tục pháp lý khi một cơ sở kinh doanh muốn tạm ngừng hoạt động. Hôm nay, mời bạn cùng Bách hóa Xanh https://www.bachhoaxanh.com/ tìm hiểu những điểm chi tiết nhất trong việc làm thủ tục tạm ngừng kinh doanh.
Hồ sơ tạm ngừng kinh doanh cần chuẩn bị
Chuẩn bị cho việc làm thủ tục tạm ngừng kinh doanh, người đại diện cơ quan, doanh nghiệp, cơ sở kinh doanh cần chuẩn bị những hồ sơ sau:
– Thông báo về việc tạm ngừng kinh doanh (Phụ lục II-21 trong Thông tư số 02/2019);
– Quyết định và bản sao hợp lệ biên bản họp của Hội đồng thành viên đối với Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, của chủ sở hữu công ty đối với Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên, của Hội đồng quản trị đối với Công ty cổ phần, của các thành viên hợp danh đối với công ty hợp danh;
– Đối với doanh nghiệp được cấp Giấy phép đầu tư, Giấy chứng nhận đầu tư hoặc các giấy tờ có giá trị pháp lý tương đương thì ngoài các giấy tờ nêu trên, doanh nghiệp nộp kèm theo:
- Bản sao hợp lệ Giấy chứng nhận đầu tư
- Bản sao hợp lệ Giấy chứng nhận đăng ký thuế
- Giấy đề nghị bổ sung, cập nhật thông tin đăng ký doanh nghiệp (Phụ lục II-18 Thông tư số 02/2019)
Thủ tục tạm ngừng kinh doanh công ty (mẫu hồ sơ)
Khoản 1 điều 200 Luật Doanh nghiệp số 68/2014/QH12 https://luatvietnam.vn/doanh-nghiep/luat-doanh-nghiep-2014-91359-d1.html, trước thời hạn doanh nghiệp, cơ quan, cơ sở kinh doanh,… tạm dừng hoạt động 15 ngày, thì doanh nghiệp cần thực hiện những thông báo cho cơ quan quản lý.
Bước 1 Chuẩn bị hồ sơ
Trước khi đến cơ quan nhà nước thì cá nhân, hoặc đại diện tổ chức phải soạn thảo hồ sơ theo quy định. Thông thường có một phần quan trọng là lý do cơ quan, doanh nghiệp,… phải tạm dừng kinh doanh thì cơ quan, doanh nghiệp phải kê khai đúng tình trạng hiện tại, chẳng hạn khó khăn tài chính, tu sửa cơ sở,…
Bước 2 Nộp hồ sơ
Khi chuẩn bị xong các hồ sơ cần thiết thì cá nhân, đại diện tổ chức, cơ quan, doanh nghiệp sẽ tiến hành nộp hồ sơ cho cơ quan đại diện nhà nước – sở kế hoạch đầu tư tỉnh/ thành nơi đăng ký trụ sở chính.
Bước 3 Cơ quan nhà nước thẩm định hồ sơ
Phòng đăng ký kinh doanh sau khi nhận hồ sơ, xin ý kiến các cơ quan liên quan nếu có. Sau đó giải quyết và cập nhật tình trạng hồ sơ trên cơ sở dữ liệu trực tuyến cho doanh nghiệp nắm được tình trạng hồ sơ hiện tại.
Bước 4 Nhận thông báo tạm ngừng kinh doanh
Sau khi hồ sơ được thụ lý, cơ quan nhà nước sẽ thông báo hồ sơ hợp lệ và kết quả tạm dừng kinh doanh cho cơ quan. Khi nhận kết quả thì doanh nghiệp phải nộp hồ sơ cho cơ quan đăng kí (trường hợp nộp online).
Bước 5 Tạm dừng hoạt động
Khi nhận được thông báo tạm ngừng hoạt động thì cơ quan, doanh nghiệp sẽ tiến hành tạm ngừng theo thời gian ghi trên thông báo. Sau ngày tạm dừng thì các hoạt động mới được hoạt động trở lại. Hoặc có thể xin giấy phép hoạt động sớm hơn nếu chưa hết thời gian tạm ngừng.
Tham khảo thêm: Trình tự, thủ tục giải thể doanh nghiệp quy định mới nhất năm 2022
Mẫu hồ sơ xin tạm ngừng kinh doanh
Hồ sơ thủ tục tạm ngừng kinh doanh công ty TNHH
Hồ sơ thủ tục tạm ngừng kinh doanh công ty cổ phần
Hồ sơ thủ tục tạm ngừng kinh doanh hộ cá thể
Thời hạn tạm ngừng kinh doanh được cho phép
Sau khi hoàn tất những thủ tục với cơ quan nhà nước, cơ sở kinh doanh có thời hạn là 1 năm để tạm ngừng việc kinh doanh hiện tại. Nếu sau khoảng thời gian đó mà doanh nghiệp hoặc cơ sở kinh doanh cần phải thông báo tiếp cho phòng đăng ký kinh doanh.
Một lưu ý về thời hạn tạm ngừng kinh doanh đó là tổng thời gian tạm ngừng kinh doanh liên tiếp không quá 2 năm.
Thời gian tạm ngừng kinh doanh với cơ quan thuế
Những vấn đề với cơ quan thuế
Doanh nghiệp tạm dừng kinh doanh không cần phải nộp hay gửi bất kỳ hồ sơ nào đến cơ quan thuế về việc tạm dừng. Bởi lẽ việc này sẽ do Phòng Đăng kí kinh doanh nơi doanh nghiệp nộp hồ sơ giải quyết. Không quá 2 ngày kể từ nhận được văn bản ngừng kinh doanh.
Trước khi tạm dừng thì các khoản thuế nợ, tờ khai thuế của quý, tháng ,… đều phải được hoàn thành trước khi cơ sở tạm ngừng.
Thời gian giải quyết hồ sơ
Sau 3 ngày kể từ ngày nhận hồ sơ, Phòng Đăng ký kinh doanh sẽ có những phản hồi cho cơ quan, doanh nghiệp về hồ sơ tiếp nhận. Trong hồ sơ không có vấn đề và đầy đủ thì Phòng Đăng ký kinh doanh sẽ thông báo về kết quả tạm ngừng cho doanh nghiệp.
Còn trong trường hợp hồ sơ nộp online thì sau khi nhận được thông báo hồ sơ đủ điều kiện thì đại diện cơ quan, doanh nghiệp cần nộp lại bản cứng hồ sơ đã nộp online cho Phòng Đăng ký kinh doanh. Sau đó mới được nhận kết quả.
Trong trường hợp hồ sơ chưa hợp lệ thì Phòng Đăng kí doanh sẽ nhận được thông báo sửa đổi hoặc bổ sung. Sau đó doanh nghiệp cần nộp lại theo các bước như trước để hoàn thiện. Lưu ý thời hạn thông báo kết quả là 3 ngày và không tính ngày nghỉ.
Một số biểu mẫu
Mẫu thông báo tạm ngừng kinh doanh
Mẫu quyết định tạm ngừng kinh doanh
Các câu hỏi về thủ tục tạm ngừng kinh doanh
Cách nộp hồ sơ tạm ngừng kinh doanh ra sao?
Đối với việc nộp hồ sơ tạm ngừng kinh doanh, hiện tại có 2 cách nộp. Cơ quan, doanh nghiệp có thể nộp trực tiếp hoặc nộp sơ online.
Cách 1 Hồ sơ nộp trực tiếp sẽ được nộp tại Phòng Đăng ký kinh doanh thuộc Sở KH&ĐT tỉnh, thành phố nơi doanh nghiệp đặt trụ sở.
Cách 2 Hồ sơ nộp online sẽ được thực hiện qua 4 bước cơ bản sau:
– Bước 1: Đăng ký tài khoản đăng nhập trang cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp tại đây
– Bước 2: Nhập thông tin hồ sơ đầy đủ vào hệ thống đăng ký kinh doanh
– Bước 3: Scan và đính kèm file hồ sơ lên hệ thống
– Bước 4: Xác nhận, nộp hồ sơ
Thời gian phải thông báo tạm ngừng kinh doanh? (doanh nghiệp & Hộ kinh doanh)
Đối với doanh nghiệp: Không quá một năm. Khi hết thời hạn nếu muốn tạm ngừng doanh tiếp thì phải làm thủ tục thông báo đến Phòng Đăng ký kinh doanh. (Khoản 1 Điều 66 Nghị định 01/2021/NĐ-CP)
*Đối với hộ kinh doanh: Hộ kinh doanh được tạm ngừng kinh doanh vô thời hạn. (Khoản 1 Điều 91 Nghị định 01/2021)
Mức xử phạt khi không thông báo tạm ngừng kinh doanh? (kẻ bảng và có trích dẫn từ khoản nào- điều nào)
Mức phạt tiền | Phạt bổ sung | Căn cứ pháp lý | |
Doanh nghiệp | – Không thông báo hoặc thông báo không đúng thời hạn đến cơ quan đăng ký kinh doanh về thời Điểm và thời hạn tạm dừng kinh doanh hoặc tiếp tục kinh doanh: 01 – 02 triệu đồng. – Đăng ký tạm ngừng kinh doanh nhưng không thông báo tạm ngừng hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh: 01 – 02 triệu đồng. | Bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp (Tạm ngừng hoạt động kinh doanh quá 01 năm). | Điều 32 Nghị định 50/2016/NĐ-CP |
Hộ kinh doanh | – Tạm ngừng kinh doanh mà không thông báo hoặc thông báo không đúng thời hạn (dưới 06 tháng): 500.000 – 01 triệu đồng. – Ngừng hoạt động kinh doanh quá 06 tháng liên tục mà không thông báo: 01 – 02 triệu đồng. | Buộc gửi thông báo cho cơ quan đăng ký kinh doanh. | Điều 42 Nghị định 50/2016/NĐ-CP |
Tham khảo thêm: Thủ tục đăng ký thành lập doanh nghiệp, công ty mới năm 2022
Bài viết hi vọng đã cung cấp thêm cho bạn một số thông tin hữu ích về việc tiến hành thủ tục tạm ngừng kinh doanh. Nếu còn thắc mắc nào bạn có thể để lại bên dưới để cùng nhau tháo gỡ nhé!
Bạn có thể quan tâm:
- Điều kiện và thủ tục mua điện thoại trả góp thegioididong
- Hướng dẫn chi tiết thủ tục đăng ký GrabBike, GrabCar
- Hướng dẫn chi tiết làm thủ tục mua xe máy trả góp của Honda
Kinh nghiệm hay Pgdphurieng.edu.vn
Cảm ơn bạn đã xem bài viết Thủ tục tạm ngừng kinh doanh công ty, hộ cá thể 2022 chi tiết tại Pgdphurieng.edu.vn bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.