Bạn đang xem bài viết Thủ tục mua bán đất thổ cư và quy trình mua bán đúng theo quy định tại Pgdphurieng.edu.vn bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.
“Đất thổ cư” là cụm từ mà trong đời sống không ít lần chúng ta nghe được. Nhưng để hiểu thật rõ về cụm từ này cũng như những quy định, thủ tục liên quan đòi hỏi chúng ta phải có thời gian tìm hiểu và nghiên cứu kỹ. Bài viết sau đây của Pgdphurieng.edu.vn sẽ đóng vai trò như một công cụ hỗ trợ các bạn trong việc này.
Tham khảo: Hướng dẫn thủ tục mua bán đất đai mới nhất năm 2022
Đất thổ cư là gì?
Trước tiên, ta cần hiểu “đất thổ cư” là cách gọi trong đời sống của người dân để chỉ đất ở, gồm đất ở tại nông thôn, đất ở tại đô thị chứ không phải là loại đất được quy định theo luật đất đai.
Theo khoản 1 Điều 125 Luật Đất đai 2013, đất ở do hộ gia đình, cá nhân sử dụng là loại đất được sử dụng ổn định lâu dài (ý nói không xác định thời hạn sử dụng chứ không phải là sử dụng vĩnh viễn).
Phân biệt đất nền và đất thổ cư
Có một sự khác biệt rất lớn đối với đất nền và đất thổ cư: Trong khi đất nền nằm trong dự án quy hoạch của chủ đầu tư, đang trong giai đoạn nghiên cứu, chưa xây dựng, vẫn ở trạng thái lô đất ban đầu; thì đất thổ cư chỉ dùng để ở, xây dựng nhà ở và công trình phục vụ đời sống.
Thủ tục mua bán đất thổ cư?
Người bán đất thổ cư cần chuẩn bị những giấy tờ sau:
– Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (sổ đỏ) được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp theo quy định. Nếu được ủy quyền thực hiện giao dịch thì cần cung cấp hợp đồng ủy quyền hợp pháp.
– Sổ hộ khẩu thường trú của cả vợ và chồng.
– Chứng minh thư, thẻ căn cước công dân có giá trị tại thời điểm chuyển nhượng của cả vợ và chồng.
– Trích lục thửa đất.
– Chứng từ nộp thuế đất.
– Đơn đề nghị chuyển quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất
– Một số giấy tờ khác có liên quan.
Bên mua cần chuẩn bị:
– Chứng minh thư nhân dân, thẻ căn cước công dân có giá trị tại thời điểm chuyển nhượng.
– Hợp đồng ủy quyền mua hợp pháp nếu người mua không trực tiếp tham gia vào giao dịch mua bán.
– Sổ hộ khẩu thường trú.
– Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân với những trường hợp chưa kết hôn và giấy đăng ký kết hôn với những trường hợp đã kết hôn.
Giao dịch mua bán đất thổ cư sẽ tiến hành tại văn phòng công chứng hoặc tại phòng địa chính của địa phương.
Quy trình mua bán đất thổ cư
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ và nộp giấy tờ
Hai bên mua và bán cần chuẩn bị các những giấy tờ như đã trên để làm hồ sơ chuyển nhượng.
Hợp đồng chuyển nhượng cần phải được công chứng và chứng thực thì mới có được Pháp luật công nhận và có giá trị pháp lý. Vì vậy, hai bên cần đến văn phòng quản lý đất đai, UBND xã/phường, thị trấn hoặc văn phòng công chứng để tiến hành làm thủ tục.
Nếu hợp đồng chuyển nhượng không được công chứng thì sẽ không được pháp luật công nhận và không được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
Bước 2: Kiểm tra và thẩm định hồ sơ
Sau khi tiếp nhận hồ sơ của các bên tham gia giao dịch, văn phòng công chứng hoặc cơ quan có thẩm quyền sẽ kiểm tra, thẩm định các giấy tờ để đảm bảo tính hợp lệ và có giá trị pháp luật tại thời điểm chuyển nhượng.
Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất thẩm tra hồ sơ, trích sao hồ sơ địa chính; gửi số liệu địa chính đến cơ quan thuế để xác định nghĩa vụ tài chính; chỉnh lý giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đã cấp và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đối với trường hợp phải cấp mới giấy chứng nhận.
Ngoài ra, hai bên cũng có thể được yêu cầu bổ sung giấy tờ nếu cần thiết để giao dịch diễn ra thuận lợi hơn.
Bước 3: Tiến hành làm hợp đồng chuyển nhượng
Văn phòng công chứng sẽ soạn thảo hợp đồng chuyển nhượng theo thỏa thuận của hai bên hoặc có thể hai bên tự soạn thảo rồi nộp tại văn phòng đăng ký. Hai bên sẽ xem lại và điều chỉnh sao cho hợp lý nhất và đảm bảo quyền lợi của cả 2, đặc biệt là về mặt pháp lý.
Sau khi đã thống nhất, hai bên sẽ tiến hành ký kết hợp đồng mua bán đất thổ cư có sự chứng kiến, và công chứng của văn phòng đăng ký.
Bước 4: Sang tên sổ hồng
“Sổ hồng” được xem là giấy tờ pháp lý có giá trị cao nhất về quyền sở hữu, quyền định đoạt,… của chủ sở hữu. Sau khi đã có bộ giấy tờ đầy đủ của việc mua bán nhà đất, người mua cần tiếp tục thực hiện bước chuyển tên sổ đỏ để hoàn tất quá trình giao dịch của mình.
Các bước và công việc cần làm gồm có:
– Lên chi cục thuế quận/huyện nơi quản lý nhà đất được giao dịch để kê khai thuế TNCN.
– Nhận tờ khai của chi cục thuế và nộp tiền thuế TNCN kê khai vào kho bạc nhà nước.
– Nhận biên lai đóng tiền của kho bạc, quay lại chi cục thuế để lấy giấy xác nhận đã thực hiện nghĩa vụ thuế đối với nhà nước.
– Mang toàn bộ hồ sơ lên phòng địa chính cấp quận/huyện nơi quản lý nhà đất giao dịch để nộp và làm thủ tục chuyển quyền/tên người sở hữu.
– Người mua nhà đất phải đóng thêm một khoản phí trước bạ cho nhà nước liên quan đến việc chuyển tên này. Phí này tương đương 0.5% tổng giá trị bất động sản theo khung giá của nhà nước quy định.
Bước 5: Thực hiện nghĩa vụ tài chính
Nếu trong hợp đồng không có thỏa thuận về bên nào có nghĩa vụ nộp thuế, lệ phí thì thông thường cả bên bán và bên mua sẽ có nghĩa vụ nộp thuế và lệ phí. Thông thường lệ phí sẽ được tính như sau:
Người mua sẽ nộp lệ phí trước bạ:
Lệ phí trước bạ = 0.5% x khung giá đất
(Khung giá đất do ủy ban nhân dân cấp tỉnh, thành phố nơi có đất tại thời điểm chuyển nhượng theo quy định của pháp luật).
Người bán sẽ nộp thuế thu nhập cá nhân theo cách tính như sau:
Thuế thu nhập cá nhân = 2% Giá chuyển nhượng (giá ghi trong hợp đồng).
Theo quy định Luật thuế thu nhập cá nhân năm 2007, sửa đổi năm 2012 thì bên chuyển nhượng có nghĩa vụ nộp thuế thu nhập cá nhân. Tuy nhiên trên thực tế, hai bên có thể tự thỏa thuận bên nào có nghĩa vụ nộp thuế.
Bước 6: Nhận giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
Sau khi đã nộp thuế, chủ sử dụng đất nộp biên lai thu thuế, lệ phí trước bạ cho cơ quan quản lý đất đai để nhận Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật.
Thời hạn giải quyết theo quy định hiện hành khi hồ sơ hợp lệ thì trong thời hạn 15 ngày.
Tham khảo thêm: Thủ tục thừa kế quyền sử dụng đất, nhà ở để thực hiện các bước theo đúng quy định của nhà nước
Trên đây là những thông tin quan trọng mà bạn cần biết về “Đất thổ cư” cũng như những thủ tục, quy trình liên quan. Pgdphurieng.edu.vn hy vọng những kiến thức hữu ích này sẽ giúp bạn trong tương lai. Chúc bạn luôn vui!
Xem thêm:
>> Thủ tục tách khẩu là gì? Hướng dẫn quy trình làm thủ tục tách khẩu
>> Thủ tục kiểm toán là gì? Các thủ tục kiểm toán mà kiểm toán viên cần biết?
>> Thủ tục đóng mã số thuế
Pgdphurieng.edu.vn
Cảm ơn bạn đã xem bài viết Thủ tục mua bán đất thổ cư và quy trình mua bán đúng theo quy định tại Pgdphurieng.edu.vn bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.