Bạn đang xem bài viết Thủ tục chuyển hộ khẩu cùng tỉnh, khác tỉnh mới nhất 2022 tại Pgdphurieng.edu.vn bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.
Đối với trường hợp có sự thay đổi trong hộ khẩu gia đình cụ thể là chuyển trong quận (huyện) cùng tỉnh thì bạn nhất định không được bỏ qua bài viết sau. Bởi lẽ những quy định được nêu ở dưới này sẽ giúp thủ tục diễn ra nhanh chóng hơn nhiều. Cùng bắt đầu ngay dưới đây nhé!
Tham khảo thêm: Thủ tục đăng ký hộ khẩu, thường trú chi tiết và đơn giản nhất
Hồ sơ đăng ký chuyển hộ khẩu
Đăng ký chuyển khẩu từ tỉnh này sang tỉnh khác
Hồ sơ cấp Giấy chuyển hộ khẩu (cắt khẩu)
- Phiếu báo thay đổi hộ khẩu, nhân khẩu. Trong đó tại mục 15 – nội dung thay đổi hộ khẩu, nhân khẩu công dân ghi rõ là cấp giấy chuyển hộ khẩu.
Nếu là chuyển cả hộ thì trong giấy chuyển hộ khẩu đề rõ là chuyển cả hộ. Việc này giúp công an nơi chuyển đến thu sổ cũ và cấp sổ mới.
Nếu là chuyển một hoặc một số người thì ghi vào trang điều chỉnh trong sổ hộ khẩu các thông tin như người chuyển đi, thời gian cấp giấy chuyển hộ khẩu, địa chỉ nơi chuyển đến.
- Sổ hộ khẩu (hoặc Sổ hộ khẩu gia đình, giấy chứng nhận nhân khẩu tập thể đã được cấp trước đây).
Hồ sơ đăng ký thường trú (nhập khẩu)
Hồ sơ đăng ký thường trú (nhập khẩu) bao gồm:
- Phiếu báo thay đổi hộ khẩu, nhân khẩu;
- Bản khai nhân khẩu đối với công dân từ 14 tuổi trở lên;
- Giấy chuyển hộ khẩu;
- Giấy tờ, tài liệu chứng minh chỗ ở hợp pháp.
Nếu chỗ ở mới là thuê, mượn thì phải được sự đồng ý của chủ nhà cho đăng ký thường trú và ghi vào phiếu báo thay đổi hộ khẩu đồng thời có chữ ký của chủ nhà. Trường hợp có văn bản đồng ý của chủ nhà thì không phải ghi vào phiếu.
Với nhà thuê ở thành phố trực thuộc trung ương thì phải được UBND xã, phường, thị trấn xác nhận về diện tích tối thiểu. Quy định được nêu rõ ở Nghị quyết số 11/2013/NQ-HĐND được kéo dài thời hạn áp dụng theo Nghị quyết số 21/2016/NQ-HĐND.
Trong trường hợp nhà ở nội thành của thành phố trực thuộc trung ương là tối thiểu là 15m2 sàn/đầu người. Một số trường hợp không cần phải xuất trình giấy tờ xác nhận quan hệ là:
- Ông, bà nội, ngoại, cha, mẹ, vợ, chồng, con và anh, chị, em ruột, cô, dì, chú, bác, cậu ruột, cháu ruột chuyển đến ở với nhau;
- Người chưa thành niên không còn cha, mẹ hoặc còn cha, mẹ nhưng cha, mẹ không có khả năng nuôi dưỡng, người khuyết tật mất khả năng lao động, người bị bệnh tâm thần hoặc bệnh khác làm mất khả năng nhận thức, khả năng điều khiển hành vi về ở với người giám hộ.
Đăng ký chuyển khẩu cùng tỉnh
Hồ sơ đăng ký chuyển khẩu cùng tỉnh bao gồm:
- Phiếu báo thay đổi hộ khẩu, nhân khẩu (mẫu HK02) Trong đó tại mục 15-nội dung thay đổi hộ khẩu, nhân khẩu sẽ được ghi là điều chỉnh thay đổi trong sổ hộ khẩu.
- Sổ hộ khẩu.
- Giấy tờ chứng minh chỗ ở hợp pháp mới.
Tham khảo thêm: Hướng dẫn thủ tục nhập hộ khẩu vào nhà người thân mới nhất 2022
Tham khảo thêm: Những giấy tờ làm căn cước công dân gắn chip
Thủ tục đăng ký chuyển hộ khẩu
Thủ tục đăng ký chuyển khẩu từ tỉnh này sang tỉnh khác
Đối tượng thực hiện
Những đối tượng sau buộc phải tiến hành thủ tục cắt và sau đó nhập khẩu ở nơi ở mới và sau cùng là xóa đăng ký thường trú ở nơi cũ. Cụ thể những đối tượng đó là:
-
Công dân chuyển đi ngoài phạm vi xã, thị trấn thuộc huyện;
-
Chuyển đi ngoài phạm vi thị xã, thành phố thuộc tỉnh;
-
Chuyển đi ngoài phạm vi huyện, quận, thị xã của thành phố trực thuộc Trung ương (TP. Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, TP. Đà Nẵng, TP Hải Phòng và TP. Cần Thơ).
Các bước cấp Giấy chuyển hộ khẩu (cắt khẩu)
Bước 1 Nộp hồ sơ
Khi đã chuẩn bị đầy đủ hồ sơ, công dân tiến hành nộp hồ sơ. Thời hạn trả là 2 ngày kể từ ngày nhận hồ sơ, công an phải cấp giấy chuyển hộ khẩu cho người yêu cầu. Nếu hồ sơ đầy đủ sẽ được nhận giấy hẹn để trả hồ sơ. Còn nếu cần bổ sung thì cán bộ phụ trách sẽ yêu cầu bổ sung cho đầy đủ hồ sơ.
Bước 2 Nhận giấy chuyển hộ khẩu tại nơi nộp hồ sơ
Đến hẹn nhận kết quả, người nhận đưa giấy hẹn để nhận phiếu thu lệ phí. Đóng phí và nhận giấy chuyển hộ khẩu.
Tùy vào địa phương mà sẽ có mức thu lệ phí khác nhau. Dưới đây là tham khảo mức thu phí của thành phố Hồ Chí Minh.
Các bước đăng ký thường trú (nhập khẩu)
Bước 1 Nộp hồ sơ
Sau khi chuẩn bị hồ sơ, công dân tiến hành nộp hồ sơ. Khi nộp xong sẽ được cấp giấy biên nhận hẹn ngày trả kết quả. Nếu như chưa đủ thì sẽ được cán bộ hướng dẫn bổ sung. Hoặc cơ quan chưa đủ hoặc không có thẩm quyền giải quyết sẽ được trả lời bằng văn bản và có lý do rõ ràng.
Kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, thời hạn giải quyết và trả kết quả cho công dân là 15 ngày.
Bước 2 Trả kết quả
Nếu được giải quyết hồ sơ thì công dân sẽ tiến hành nộp phí kiểm tra lại các thông tin và kí nhận. Còn trong trường hợp không được giải quyết đăng ký thường trú thì công dân sẽ được nhận lại hồ sơ kèm theo là văn bản không giải quyết được hồ sơ đăng ký thường trú.
Xóa đăng ký thường trú
Việc xóa đăng ký thường trú ở nơi ở cũ trong sổ hộ khẩu và số đăng ký thường trú là việc của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Việc này để đảm bảo thông tin hộ khẩu của cá nhân là duy nhất, tránh tính trạng một người có nhiều hộ khẩu gây khó khăn trong việc quản lý.
Chỉ xóa đăng ký thường trú trong trường hợp đã đăng ký thường trú mới. Cụ thể:
- Đối với các xã, thị trấn của huyện thuộc tỉnh
Kể từ ngày nhận thông báo thường trú ở nơi chuyển, công an nơi chuyển đi phải báo cho người xóa đăng ký (đại diện hộ gia đình) mang sổ hộ khẩu làm thủ tục xóa đăng ký. Trong thời hạn là 5 ngày kể từ hộ khẩu chuyển đến được hoàn thành, thì phải tiến hành thủ tục xóa đăng ký. Nếu chuyển cả hộ thì chỉ cần chủ hộ, còn nếu chuyển 1 người thì người chuyển đi phải tiến hành các thủ tục này, hoặc có thể ủy quyền.
- Đối với các huyện, quận, thị xã thuộc thành phố trực thuộc trung ương; thị xã, thành phố thuộc tỉnh
Riêng đối với các huyện, quận hoặc thì xã của thành phố trực thuộc trung ương, thị xã thành phố trực thuộc tỉnh thì thời hạn cho phép là 10 ngày. Sau thời hạn 60 ngày mà vẫn chưa tiến hành xóa thường trú thì công dân sẽ bị lập biên bản bản và buộc yêu cầu phải tiến hành thủ tục.
Trong 30 ngày kể từ ngày lập biên bản, vẫn chưa tiến hành xóa đăng ký thường trú ở nơi cũ thì Công an huyện, thị xã thuộc thành phố trực thuộc Trung ương tiến hành xóa đăng ký thường trú của công dân.
Thủ tục đăng ký chuyển hộ khẩu cùng tỉnh
Đối tượng thực hiện
Như tên gọi từ đầu thì đây là thủ tục chuyển khẩu chứ không phải là cắt khẩu. Do đó sẽ đơn giản và nhanh chóng hơn. Trong trường hợp này thì chủ hộ hoặc người được ủy quyền phải làm thủ tục điều chỉnh. Cụ thể là những đối tượng:
-
Chuyển đến chỗ ở hợp pháp mới trong phạm vi xã, thị trấn của huyện thuộc tỉnh;
-
Chuyển đi trong cùng một thị xã, thành phố thuộc tỉnh;
-
Chuyển đi trong cùng một huyện, quận, thị xã của thành phố trực thuộc Trung ương.
Các bước điều chỉnh thông tin trong Sổ hộ khẩu
Bước 1 Nộp hồ sơ
Sau khi điền thông tin cũng như chuẩn bị hồ sơ, công dân nộp hồ sơ. Trường hợp hồ sơ đầy đủ, hợp lệ thì người nộp sẽ nhận được giấy biên nhận và đợi kết quả. Còn nếu hồ sơ bị thiếu sẽ được cán bộ thụ lý yêu cầu bổ sung. Đối với những trường hợp không đủ điều kiện tiếp nhận thì sẽ được trả lời bằng văn bản và có nêu rõ lý do không giải quyết.
Trong thời hạn 3 ngày kể từ ngày tiếp nhận, cơ quan có thẩm quyền sẽ tiến hành điều chỉnh trong sổ hộ khẩu.
Bước 2 Nhận lại sổ hộ khẩu (đã điều chỉnh) tại nơi đã nộp hồ sơ
Đến hẹn nhận lại kết quả, người nhận trình biên nhận với cán bộ. Sau đó tiến hành đóng lệ phí và nhận lại hộ khẩu.
Một số câu hỏi thường gặp khi làm thủ tục chuyển hộ khẩu
Đăng ký chuyển khẩu ở đâu?
Đối với đăng ký chuyển khẩu từ tỉnh này sang tỉnh khác
- Công an xã, thị trấn: Trường hợp chuyển đi ngoài phạm vi xã, thị trấn của huyện thuộc tỉnh và ngoài phạm vi tỉnh;
- Công an huyện, quận, thị xã thành phố trực thuộc Trung ương; Trưởng Công an thị xã, thành phố thuộc tỉnh; Trường hợp chuyển đi ngoài phạm vi huyện, quận, thị xã thành phố trực thuộc Trung ương; thị xã, thành phố thuộc tỉnh và ngoài phạm vi tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
Đối với đăng ký chuyển khẩu cùng tỉnh
- Công an xã, thị trấn hoặc Công an thị xã, thành phố thuộc tỉnh đối với tỉnh.
- Công an huyện, quận, thị xã đối với thành phố trực thuộc Trung ương.
Thời gian giải quyết thủ tục đăng ký chuyển khẩu trong bao lâu?
Tùy thuộc vào trường hợp đăng ký chuyển khẩu trong cùng tỉnh hay từ tỉnh này sang tỉnh khác sẽ có thời gian giải quyết thủ tục dao động từ 2-15 ngày.
Thủ tục đăng ký tách hộ khẩu như thế nào?
Bạn cần chuẩn bị các giấy tờ, tài liệu sau: Sổ hộ khẩu, phiếu báo thay đổi hộ khẩu, nhân khẩu, văn bản đồng ý của chủ hộ.
Sau đó nộp hồ sơ tại:
- Đối với thành phố trực thuộc Trung ương: Công an huyện, quận, thị xã.
- Đối với tỉnh: Công an xã, thị trấn thuộc huyện, Công an thị xã, thành phố thuộc tỉnh.
Thời gian giải quyết hồ sơ là 7 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, cơ quan có thẩm quyền phải trả kết quả giải quyết việc tách sổ hộ khẩu. Nếu không giải quyết việc tách sổ hộ khẩu thì phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do cho công dân.
Tham khảo thêm: Thủ tục tách hộ khẩu mới nhất 2022 khi có nhà riêng
Bài viết vừa hướng dẫn bạn chi tiết các thủ tục chuyển khẩu. Bách hoá Xanh hy vọng đã giúp bạn thêm nhiều thông tin hữu ích nhé! Nếu còn những thắc mắc bạn có thể để lại bên dưới bình luận để cùng nhau tháo gỡ nhé!
Kinh nghiệm hay Pgdphurieng.edu.vn
Cảm ơn bạn đã xem bài viết Thủ tục chuyển hộ khẩu cùng tỉnh, khác tỉnh mới nhất 2022 tại Pgdphurieng.edu.vn bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.