Bạn đang xem bài viết Threonin là gì? Vai trò của threonin với sức khỏe tại Pgdphurieng.edu.vn bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.
Threonin là amino acid được phát hiện cuối cùng với nhiều lợi ích về sức khỏe như hỗ trợ hoạt động của thần kinh trung ương, tim mạch, tăng miễn dịch. Hãy cùng tìm hiểu thêm về loại amino acid này thông qua bài viết sau nhé.
Trong 20 loại amino acid sinh protein, threonin là amino acid được phát hiện cuối cùng bởi William Cumming Rose vào năm 1935. Acid amin này hỗ trợ hệ miễn dịch của cơ thể bằng cách tham gia vào quá trình sản xuất kháng thể.
Threonin là gì?
Threonin (viết tắt là Thr hoặc T) có công thức hóa học là HO2CCH(NH2)CH(OH)CH3. Threonine là một acid amin thiết yếu nhưng cơ thể không tự tổng hợp được mà phải lấy từ thức ăn hoặc từ dược phẩm. Threonine hỗ trợ nhiều cơ quan như thần kinh trung ương, tim mạch, gan và hệ miễn dịch. Hơn nữa nó còn giúp tổng hợp glycine và serine, hai thành phần giữ vai trò sản xuất collagen, elastin và mô cơ. Thêm vào đó, threonine hỗ trợ cho xương và men răng chắc khỏe, đẩy nhanh tốc độ liền vết thương (sau chấn thương hay phẫu thuật) bằng cách thúc đẩy hệ miễn dịch.
Threonine có nhiều trong thịt, chế phẩm từ sữa và trứng, ngoài ra còn có trong mầm lúa mì, các loại hạt, các loại đậu, và một số loại rau nhưng với hàm lượng ít hơn.
Tác dụng của Threonin đối với cơ thể
Dựa vào phương thức hoạt động, Threonin mang lại những tác dụng đối với cơ thể như sau:
– Threonin kết hợp với acid aspartic và methionine giúp gan tiêu hóa chất béo và acid béo. Quá trình này giúp giảm sự tích tụ của chất béo trong gan, tăng khả năng hoạt động của gan.
– Threonine cũng hữu ích trong việc điều trị xơ cứng teo cơ một bên (Amyotrophic Lateral Sclerosis – ALS, hay còn gọi là bệnh Lou Gehrig).
– Giúp giảm nhẹ triệu chứng của đa xơ cứng (Multiple Sclerosis – MS), một căn bệnh ảnh hưởng tới thần kinh và cơ.
– Bên cạnh đó, threonine được ghi nhận như một chất kích thích miễn dịch thúc đẩy sự phát triển của tuyến ức.
Trong trường hợp cần bổ sung threonine từ dược phẩm, liều được áp dụng trong các nghiên cứu khoa học đối với các rối loạn vận động do tổn thương tủy sống là uống 6g mỗi ngày.
Lưu ý khi sử dụng Threonin
Nhìn chung threonine sử dụng tương đối an toàn với liều lên tới 4g mỗi ngày trong vòng 12 tháng. Một số bệnh nhân gặp phải tác dụng không mong muốn như đau bụng, đau đầu, buồn nôn và phát ban trên da.
Đối với bệnh nhân xơ cứng teo cơ một bên, có một số lo ngại sử dụng threonine có thể làm giảm hoạt động của phổi. Trong một nghiên cứu, bệnh nhân xơ cứng teo cơ một bên uống liều 4g một ngày chia bốn lần trong 6 tháng đã biểu hiện sự suy giảm hoạt động phổi so với những bệnh nhân không sử dụng threonine. Có một số lo ngại cho rằng threonine có thể làm giảm tác dụng của memantine (Namenda), thuốc điều trị bệnh Alzheimer. Tuy nhiên cần thêm nhiều bằng chứng nữa để khẳng định những điều này.
Hy vọng bài viết trên giúp bạn hiểu rõ hơn về Threonin cũng như những tác dụng về sức khỏe mà nó mang lại. Tuy nhiên, bạn không nên tự ý bổ sung Threonin, hãy sử dụng theo chỉ định của bác sĩ để tránh những tác dụng phụ của nó nhé.
Nguồn:Vinmec.com, Wikipedia
Cảm ơn bạn đã xem bài viết Threonin là gì? Vai trò của threonin với sức khỏe tại Pgdphurieng.edu.vn bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.