Thóp trẻ sơ sinh là một bộ phận nhỏ trong hộp sọ, phản ánh tình trạng sức khỏe của trẻ. Cùng tìm hiểu thóp trẻ sơ sinh là gì, cách thăm khám thóp trẻ sơ sinh an toàn.
Thóp trẻ sơ sinh là một khe hở trên thành hộp sọ của trẻ, tuy chỉ chiếm một diện tích rất nhỏ nhưng nó là một phần quan trọng trong sự phát triển bình thường của trẻ. Cùng Pgdphurieng.edu.vn tìm hiểu về thóp trẻ sơ sinh và cách thăm khám thóp trẻ sơ sinh an toàn nhé!
Thóp trẻ sơ sinh là gì?
Thóp hay còn gọi là cửa đình đầu, nơi xương đỉnh đầu của trẻ sơ sinh chưa khép hết. Trên thực tế, trẻ sơ sinh có hai thóp là thóp trước và thóp sau:
- Thóp trước nằm trên đỉnh đầu, là khe hở hình thoi, có kích thước khoảng 1 đến 3cm khi mới sinh.
- Thóp sau chính là khe hở hình tam giác nằm ở phía sau hộp sọ của trẻ, có kích thước nhỏ hơn ½ cm khi sinh ra.
Thóp trẻ sơ sinh đóng một vai trò quan trọng trong việc phát triển bình thường của trẻ.
Thóp để lại không gian cho xương hộp sọ di chuyển trong quá trình sinh nở, các thóp có các khoảng hở đàn hồi cho phép đầu của bé lọt qua lực ép chặt từ tử cung của người mẹ để chui ra ngoài. Các khoảng hở đó giúp bé không bị đau và gây chảy máu trong não, trong vùng mắt và màng xương.
Ngoài ra, giai đoạn sơ sinh bé dễ bị ngã gây chấn động ở phần đầu, lúc này thóp có chức năng như chiếc đệm bảo vệ bé khỏi chấn thương não.
Khi nào thì thóp trẻ sơ sinh sẽ đóng lại?
Từ khi sinh ra, các mảnh xương sọ của trẻ rời rạc nhau và liên hệ với nhau qua các đường khớp lỏng lẻo. Đó là lý do tại sao não của trẻ sơ sinh lại có thể phát triển nhanh chóng trong những ngày tháng đầu đời.
Đến lúc khoảng trống đó được lấp đầy thì tức thóp sẽ sơ sinh đã đóng lại. Thông thường, thóp sau sẽ đóng từ 1 đến 2 tháng và thóp trước sẽ đóng từ 9 đến 18 tháng. Thời điểm đóng thóp có thể sớm hoặc muộn hơn khoảng thời gian này nhưng vẫn được xem là bình thường.
Cách thăm khám thóp trẻ sơ sinh an toàn
Thóp trẻ sơ sinh nếu trong tình trạng bình thường thì sẽ bằng phẳng, tức không có dấu hiệu sưng, phồng lên hay lõm xuống so với hộp so. Trường hợp thóp trước có thể nhô hoặc phồng lên khi trẻ khóc, nôn hoặc đặt trẻ nằm xuống. Đồng thời, thóp sẽ phập phồng như đang đập theo nhịp tim. Đây là hiện tượng bình thường nên cha mẹ không nên quá lo lắng.
Khi khám thóp trẻ sơ sinh, chúng ta dùng đầu ngón tay sờ nhẹ lên đỉnh đầu của trẻ thì sẽ có cảm giác hơi mềm, phẳng và phía dưới trống rỗng với một đường cong nhẹ hướng xuống.
Bố mẹ nên kiểm tra thóp của trẻ thường xuyên bằng cách sờ đầu của bé để cảm nhận tình trạng của thóp như thế nào. Điều này sẽ giúp bố mẹ theo dõi sự phát triển, tăng trưởng của bé trong những ngày tháng đầu đời và phát hiện sớm nếu như có những dấu hiệu bất thường.
Nếu phát hiện bất kỳ những dấu hiệu bất thường như thóp quá lõm hoặc quá lồi, thời gian đóng thóp quá sớm hoặc quá muộn, mật độ của thóp chắc, bên dưới thóp không rỗng mà có gì đó nhô lên,… bố mẹ nên đưa trẻ đi khám ngay để có thể tìm ra bệnh lý và chữa trị kịp thời.
Trên đây là thông tin về thóp trẻ sơ sinh và cách thăm khám thóp trẻ sơ sinh an toàn mà Pgdphurieng.edu.vn cung cấp đến bạn. Hy vọng thông tin này sẽ hữu ích đối với bạn. Theo dõi Pgdphurieng.edu.vn để đọc được nhiều bài viết hay nhé!
Nguồn: Trang thông tin sức khỏe Vinmec
Mua sữa bột các loại cho bé tại Pgdphurieng.edu.vn:
Pgdphurieng.edu.vn