Ngày 08/04/2016, Bộ Giao thông vận tải ban hành Thông tư 06/2016/TT-BGTVT về việc Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về báo hiệu đường bộ. Theo đó:
- Khi tín hiệu vàng bật sáng, người điều khiển phương tiện phải cho xe dừng trước vạch sơn “Vạch dừng xe”, nếu không có vạch sơn “Vạch dừng xe” thì phải dừng phía trước đèn tín hiệu theo chiều đi.
- Đối với trường hợp phương tiện đã tiến sát đến hoặc đã vượt quá vạch sơn “Vạch dừng xe”, nếu dừng lại sẽ nguy hiểm thì phải nhanh chóng đi tiếp ra khỏi nơi giao nhau.
- Ngoài ra, ở nơi đường giao nhau vừa có đèn tín hiệu vừa có biển báo hiệu và vạch sơn thì lái xe phải tuân theo hiệu lệnh của đèn tín hiệu.
- Trường hợp đèn tín hiệu tắt hoặc có đèn tín hiệu vàng nhấp nháy thì lái xe phải tuân theo biển báo hiệu và vạch sơn theo thứ tự hiệu lực đã quy định.
Nội dung thông tư 06/2016/TT-BGTVT
BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI ——————- |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc ————————- |
Số: 06/2016/TT-BGTVT | Hà Nội, ngày 08 tháng 4 năm 2016 |
THÔNG TƯ
BAN HÀNH QUY CHUẨN KỸ THUẬT QUỐC GIA VỀ BÁO HIỆU ĐƯỜNG BỘ
Căn cứ Luật Giao thông đường bộ ngày 13 tháng 11 năm 2008;
Căn cứ Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật ngày 29 tháng 6 năm 2006;
Căn cứ Nghị định số 127/2007/NĐ-CP ngày 01 tháng 8 năm 2008 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật;
Căn cứ Nghị định số 67/2009/NĐ-CP ngày 03 tháng 8 năm 2009 của Chính phủ sửa đổi một số điều của Nghị định số 127/2007/NĐ-CP ngày 01 tháng 8 năm 2007 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật;
Căn cứ Nghị định số 107/2012/NĐ-CP ngày 20 tháng 12 năm 2012 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Giao thông vận tải;
Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Khoa học – Công nghệ và Tổng cục trưởng
Tổng cục Đường bộ Việt Nam,
Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về báo hiệu đường bộ.
Điều 1. Ban hành kèm theo Thông tư này “Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về báo hiệu đường bộ”.
Mã số đăng ký: QCVN 41:2016/BGTVT.
Điều 2. Hiệu lực thi hành
1. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 11 năm 2016.
2. Thông tư này thay thế Thông tư số 17/2012/TT-BGTVT ngày 29 tháng 5 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành “Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về báo hiệu đường bộ” QCVN 41:2012/BGTVT và Thông tư số 27/2015/TT-BGTVT ngày 23 tháng 6 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành “Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về biển chỉ dẫn trên đường cao tốc” QCVN 83:2015/BGTVT.
Điều 3. Chánh Văn phòng Bộ, Chánh Thanh tra Bộ, các Vụ trưởng, Tổng cục trưởng Tổng cục Đường bộ Việt Nam, Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ Giao thông vận tải, Giám đốc Sở Giao thông vận tải các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, các tổ chức và cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Thông tư này./.
KT. BỘ TRƯỞNG THỨ TRƯỞNG Nguyễn Hồng Trường |
Mục lục của Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về báo hiệu đường bộ
Phần 1: Quy định chung
Phần 2: Quy định kỹ thuật
- Chương 1 – Thứ tự hiệu lực của hệ thống báo hiệu và thứ tự đường ưu tiên
- Chương 2 – Hiệu lệnh điều khiển giao thông
- Chương 3 – Biển báo hiệu
- Chương 4 – Biển báo cấm
- Chương 5 – Biển báo nguy hiểm và cảnh báo
- Chương 6 – Biển hiệu lệnh
- Chương 7 – Biển chỉ dẫn trên đường ôtô không phải là đường cao tốc
- Chương 8 – Biển phụ, biển viết bằng chữ
- Chương 9 – Biển chỉ dẫn trên đường cao tốc
- Chương 10 – Vạch kẻ đường
- Chương 11 – Cọc tiêu, tiêu phản quang, tường bảo vệ và hàng rào chắn
- Chương 12 – Cột kilômét, Cọc H
- Chương 13 – Mốc lộ giới
- Chương 14 – Báo hiệu cấm đi lại
- Chương 15 – Gương cầu lồi, dải phân cách và lan can phòng hộ
Phần 3: Quy định về quản lý
Phần 4: Tổ chức thực hiện
Phụ lục:
- Phụ lục A – Đèn tín hiệu
- Phụ lục B – Ý nghĩa – Sử dụng biển báo cấm
- Phụ lục C – Ý nghĩa – Sử dụng biển báo nguy hiểm và cảnh báo
- Phụ lục D – Ý nghĩa – Sử dụng biển hiệu lệnh
- Phụ lục E – Ý nghĩa – Sử dụng biển chỉ dẫn
- Phụ lục F – Ý nghĩa – Sử dụng các biển phụ
- Phụ lục G – Vạch kẻ đường
- Phụ lục I – Cột kilômét – Cọc H – Mốc lộ giới
- Phụ lục K – Kích thước chữ viết và con số trên biển báo
- Phụ lục M – Chi tiết các thông số thiết kế biển báo
- Phụ lục N – Mã hiệu đường cao tốc
- Phụ lục O – Kích thước mã hiệu đường bộ
- Phụ lục P – Chi tiết các thông số thiết kế biển báo chỉ dẫn trên đường cao tốc
Thông tư 06/2016/TT-BGTVT thay thế Thông tư 17/2012/TT-BGTVT và Thông tư 27/2015/TT-BGTVT.
Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Thông tư 06/2016/TT-BGTVT Ban hành quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về báo hiệu đường bộ của Pgdphurieng.edu.vn nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.