Bạn đang xem bài viết Thói quen chấm muối nhiều đang dần gây hại cho sức khoẻ của bạn tại Pgdphurieng.edu.vn bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.
Natri và Clorua là 2 nguyên tố hóa học cấu tạo nên muối, trong đó, Natri là nhân tố chính trong việc tạo nên vị mặn. Ngoài ra, Natri còn có trong các thực phẩm tự nhiên như: các loại thuỷ, hải sản, thịt, sữa và các sản phẩm từ sữa… Tuy nhiên, lượng Natri có trong muối cao hơn rất nhiều so với các thực phẩm tự nhiên. Do đó, thói quen chấm muối sẽ gây hại sức khỏe khi sử dụng dư thừa hay bị lạm dụng quá nhiều.
Tăng huyết áp
Cơ thể cần nước để hòa tan muối và khi sử dụng quá nhiều muối, nó sẽ phải giữ nước nhiều hơn. Điều này có thể ảnh hưởng đến lượng máu trong cơ thể và trong thời gian dài, huyết áp sẽ tăng.
Người có tiền sử cao huyết áp mà vẫn duy trì thói quen ăn mặn sẽ khiến bệnh thêm nặng và dẫn đến những nguy cơ tai biến khôn lường.
Đột quỵ
Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), có đến 62% các ca đột quỵ não do thường xuyên dùng đồ ăn mặn, sử dụng muối quá nhiều. Khi huyết áp tăng cao, nguy cơ đột quỵ và một số bệnh tim mạch khác sẽ tăng đáng kể.
Gây bệnh tim
Ăn nhiều muối (ăn mặn) khiến cơ thể phải uống nhiều nước, làm tăng khối lượng máu tuần hoàn thì tim phải làm việc nhiều hơn. Tình trạng này nếu kéo dài sẽ làm tâm thất trái to lên, dẫn đến hiện tượng suy tim. Và nó có thể trở lại bình thường nếu chúng ta phát hiện và giảm lượng muối nạp vào cơ thể.
Làm hại thận
Ăn quá mặn sẽ ảnh hưởng tới thận, cơ quan quan trọng quyết định tới sinh lý phái mạnh – theo nhiều cách. Trước tiên, nó làm tăng gánh nặng cho thận. Cụ thể, ăn nhiều muối sẽ khiến cơ thể phải uống nhiều nước, dẫn tới tuần hoàn máu đến cầu thận tăng và buộc nó phải làm việc nhiều hơn để lọc máu.
Ngoài ra, muối có khả năng giữ nước; do đó, nó có thể làm suy yếu các mạch máu trong thận. Khi tiêu thụ muối quá mức trong thời gian dài có thể gây ra suy thận. Không chỉ có thế, muối còn là nguyên nhân dẫn đến sỏi thận, thận nhiễm mỡ.
Gây bệnh dạ dày
Dùng muối nhiều hàng ngày sẽ làm tăng nguy cơ bị ung thư dạ dày so với người ăn khẩu vị bình thường rất nhiều. Một nghiên cứu của Nhật Bản cho thấy những ai thường xuyên ăn đồ ăn mặn có nguy cơ ung thư dạ dày cao gấp 2 lần so với những người khác. Ngoài ra, những thực phẩm nhiều muối có thể kích thích niêm mạc dạ dày, cũng không loại trừ nguy cơ bị loét dạ dày.
Làm yếu xương
Việc ăn quá nhiều muối sẽ khiến ta uống nhiều nước dẫn đến tiểu tiện nhiều và một lượng lớn canxi qua đó bị thải ra ngoài hoặc sẽ làm tăng lượng canxi bị thải hồi qua phân. Điều đó sẽ gây mất canxi từ xương trong khi canxi là yếu tố quan trọng giúp xương chắc khỏe. Khi xương bị mất canxi thì chúng sẽ trở nên yếu, dễ gãy hơn và dẫn đến tăng nguy cơ loãng xương.
Hen suyễn
Sử dụng lượng lớn muối hàng ngày có thể kích hoạt cơn hen suyễn. Những bệnh nhân bị suyễn nếu ăn nhiều muối thì cơn suyễn sẽ nặng nề và thường xuyên hơn, có thể dẫn đến đột tử nếu vẫn duy trì thói quen đó.
Tăng nguy cơ mắc bệnh Alzheimer
Các thí nghiệm trên chuột và tế bào người cho thấy dùng quá nhiều muốn (ăn mặn) sẽ kích hoạt phản ứng miễn dịch viêm làm mất oxy trong não và gây tổn hại đến các nơ-ron, dẫn đến các vấn đề về hành vi và tinh thần. Ngoài ra, nó còn dẫn đến triệu chứng viêm, có liên quan đến tất cả các bệnh nặng.
Làm chậm hoạt động não
Một nghiên cứu gần đây chỉ ra rằng sử dụng quá nhiều muối có thể ảnh hưởng tới hoạt động não và một số khả năng nhận thức. Nó thậm chí có thể gây ra chứng mất trí.
Ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản
Các nhà nghiên cứu Mỹ đã phân tích ảnh hưởng của chế độ ăn nhiều muối đối với sức khỏe sinh sản và kết quả cho thấy, việc dư thừa muối không chỉ liên quan đến sức khỏe thông thường mà còn liên quan đến sức khỏe sinh sản của thế hệ tương lai.
Béo phì và viêm nhiễm
Mặc dù không có mối liên quan trực tiếp nhưng thực phẩm nhiều muối khiến bạn tăng cảm giác khát và tăng việc tiêu thụ các loại đồ uống. Khi bạn lựa chọn những thức uống có đường, lượng calo hấp thu sẽ tăng và bạn có nguy cơ tăng cân, béo phì.
Ngủ không ngon
Tiêu thụ một lượng lớn muối khiến cơ thể có cảm giác khát và uống nhiều nước. Sự gia tăng nước làm tăng thể tích máu và cơ thể của bạn phải tăng áp lực máu để thúc đẩy nó đi khắp cơ thể. Điều này có thể ảnh hưởng đến giấc ngủ của bạn và ngược lại, các trạng thái rối loạn giấc ngủ này có thể ảnh hưởng đến huyết áp của bạn.
Nên thay đổi thói quen chấm muối như thế nào?
– Các chuyên gia y tế khuyên dùng một ngày không quá 5 – 6g muối.
– Nên giảm ăn muối một cách từ từ để cơ quan cảm nhận vị giác có thể dần thích nghi.
– Giảm lượng muối cho vào món ăn bằng cách chế biến với các loại gia vị khác để tăng cảm giác của vị giác.
– Nên pha loãng nước chấm, bột canh và có thể dùng thêm các gia vị khác như chanh, ớt,… để tăng vị giác, bù cho vị mặn bị bớt đi.
– Không nên để muối hoặc nước chấm trên bàn ăn khi không có món nào cần phải chấm, như vậy sẽ làm giảm thói quen ăn mặn của bạn.
– Ưu tiên chọn thực phẩm tươi thay vì các món ăn mặn được chế biến sẵn như: tương, chao, thịt muối, dưa muối, khoai tây chiên,… Điều này có thể giảm 3-5g muối/ngày.
Muối tuy là loại gia vị có nhiều lợi ích đối với sức khỏe nhưng nếu sử dụng quá nhiều thì sẽ gây ra những hệ lụy không mong muốn. Qua bài viết này, hi vọng bạn sẽ hiểu rõ và thay đổi thói quen để luôn khỏe mạnh bạn nhé.
Có thể đặt mua muối tại Pgdphurieng.edu.vn:
Kinh nghiệm hay Pgdphurieng.edu.vn
Cảm ơn bạn đã xem bài viết Thói quen chấm muối nhiều đang dần gây hại cho sức khoẻ của bạn tại Pgdphurieng.edu.vn bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.