Bạn đang xem bài viết Thời gian biểu và chế độ ăn dặm cho bé 11 tháng tuổi tại Pgdphurieng.edu.vn bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.
Bước qua tháng 11 sẽ là một giai đoạn cực kỳ quan trọng cho cả mẹ và bé, bởi ở giai đoạn này bé đã có thể ăn dặm nên phải chú trọng vào chế độ dinh dưỡng. Nếu bạn vẫn còn đang băn khoăn về điều này thì hãy cùng tìm hiểu ngay nhé.
Trẻ 11 tháng tuổi cần ăn gì?
Trẻ 11 tháng tuổi đã bước vào giai đoạn có thể tập đi, tập nói và phát triển về chiều cao nhưng lại tăng cân rất chậm, vì vậy cần phải bổ sung đủ các chất dinh dưỡng cần thiết cho trẻ được phát triển tốt nhất.
Một ngày trẻ 11 tháng tuổi cần uống khoảng 500ml sữa và ăn 3 món chính có đầy đủ các nhóm thực phẩm dinh dưỡng như tinh bột (80-90gr gạo tẻ trắng), protein (80-90gr thịt, cá), vitamin (50-100gr các loại quả chín), 30-40gr rau xanh và 15gr dầu mỡ.
Ở bữa chính, các mẹ có thể cho bé ăn cháo, mì sợi hay cơm nát như cháo cá, cháo tôm, bột đậu đỏ, bột thịt lợn rau ngót, bột thịt bò khoai tây, cà rốt, bột cá rau cải,…
Bên cạnh đó, trẻ 11 tháng tuổi cũng có thể ăn các bữa nhẹ từ 2-3 lần/ngày với snack, bánh quy, váng sữa, nước ép rau củ, nước trái cây, canh thịt, rau nghiền,… để tăng sức đề kháng cho trẻ.
Lịch trình ăn dặm cho bé 11 tháng tuổi
Các mẹ có thể tham khảo lịch trình ăn dặm cho bé 11 tháng tuổi dưới đây để bé được phát triển toàn diện về thể chất và trí tuệ:
Buổi sáng:
– 6 giờ: Đây là thời điểm bé uống sữa, nếu bé uống sữa mẹ thì các mẹ nên cho bé bú khoảng 15 phút, còn với sữa công thức thì 200ml sữa.
– 8 giờ: Cho bé ăn bữa phụ với bánh ăn dặm, trái cây,…
– 10 giờ: Cho bé ăn bữa chính bằng một bát cá, thịt, tôm,…
– 12 giờ: Cho bé ăn canh thịt, rau nghiền,…
Bổ sung đầy đủ dưỡng chất để bé phát triển toàn diện về thể chất và trí tuệ
Buổi trưa:
– 14 giờ: Ăn bữa chính với một bát cơm nhuyễn nhỏ cùng thịt, rau hay trứng gà.
– 16 giờ: Ăn bữa phụ bằng sữa chua, váng sữa hay bánh ăn dặm,…
– 18 giờ: Cho bé ăn bữa chính với một bát nhỏ mỳ sợi cùng thịt hoặc cá.
Buổi tối
– 20 giờ: Cho bé ăn bữa phụ bằng bánh ăn dặm hay nước ép rau củ,…
– 22 giờ: Bé uống sữa mẹ 15 phút hoặc 200ml sữa công thức.
Những lưu ý ăn dặm cho bé 11 tháng tuổi
Thời kỳ ăn dặm của bé là vô cùng quan trọng, vì vậy các mẹ cần lưu ý những điều sau:
– Nên hấp chín các món ăn cho bữa nhẹ hơn là luộc hay cho vào lò vi sóng, vì những cách làm nóng như vậy sẽ làm mất một phần những chất dinh dưỡng có trong thực phẩm.
– Cho bé ăn thịt sẽ tốt hơn là cho bé ăn canh nước thịt. Vì vậy, các mẹ có thể xay nhuyễn thịt rồi làm chín cho bé ăn thay vì ăn thịt trực tiếp.
– Thường xuyên thay đổi các loại thức ăn để trẻ không nhàm chán và ăn được nhiều hơn, và mẹ cần thử cho bé ăn từ 3-5 ngày trước khi có ý định chuyển sang món mới để đảm bảo bé không bị dị ứng với bất kỳ loại thực phẩm nào nhé.
– Nên cho trẻ ăn những thức ăn mềm, dễ tiêu hóa, không nên cho trẻ ăn những bữa chính với các loại thức ăn thô, khó tiêu.
– Cần chú trọng bồi dưỡng bằng các loại thức ăn giàu dinh dưỡng giúp trẻ nhanh bắt kịp đà phát triển nếu bé ăn uống kém và chậm lên cân, đặc biệt là thực phẩm giàu đạm động vật như sữa mẹ, sữa công thức, trứng, thịt, cá…
– Đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm cho trẻ bằng cách rửa tay bằng xà phòng trước và sau khi chế biến thức ăn cho trẻ cũng như giữ sạch dụng cụ làm bếp và bát đĩa của bé.
Hy vọng rằng những thông tin về thời gian biểu và chế độ ăn dặm cho bé 11 tháng tuổi mà Pgdphurieng.edu.vn vừa chia sẻ sẽ có ích đối với bạn và giúp cho bé được phát triển toàn diện nhé.
Pgdphurieng.edu.vn
Cảm ơn bạn đã xem bài viết Thời gian biểu và chế độ ăn dặm cho bé 11 tháng tuổi tại Pgdphurieng.edu.vn bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.