Bạn đang xem bài viết Thiếu vitamin: Nguyên nhân, triệu chứng và cách bổ sung hiệu quả tại Pgdphurieng.edu.vn bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.
Thiếu vitamin có thể gây ra các triệu chứng như mệt mỏi, khó chịu và những thay đổi trên da và tóc của bạn. Cùng Nhà thuốc An Khang tìm hiểu về nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị tình trạng thiếu vitamin nhé!
Thiếu vitamin là gì?
Thiếu vitamin là tình trạng không bổ sung đủ một loại vitamin trong thời gian dài. Các triệu chứng của tình trạng thiếu vitamin bao gồm tóc và móng giòn, loét miệng, rụng tóc, các mảng da có vảy,…
Thiếu vitamin thường chia thành 2 loại:
- Thiếu hụt nguyên phát: gây ra bởi lượng vitamin cung cấp không đủ.
- Thiếu hụt thứ phát: do rối loạn cơ bản như kém hấp thu.
Thiếu vitamin gây rụng tóc
Dấu hiệu của bệnh thiếu vitamin
Mệt mỏi và suy nhược
Nếu bạn luôn cảm thấy buồn ngủ hoặc uể oải, bạn có thể thiếu vitamin D, bất kỳ loại vitamin B nào hoặc vitamin C.
- Vitamin D giúp xương và cơ chắc khỏe, vì vậy khi không có đủ, bạn có thể cảm thấy cơ thể yếu ớt và thiếu năng lượng.
- Vitamin C và tất cả các vitamin B ngoại trừ folate (B9) đều tham gia vào việc sản xuất năng lượng trong tế bào. Vì vậy nếu thiếu các loại vitamin này có thể khiến bạn cảm thấy kiệt sức.
- Thiếu folate dẫn đến mệt mỏi và suy nhược do thiếu máu bởi cơ thể bạn không có đủ tế bào hồng cầu mang oxy đến các mô. [1]
Cảm thấy buồn ngủ hoặc uể oải có thể là biểu hiện của thiếu vitamin
Da và tóc khô
Da và tóc khô là những triệu chứng phổ biến của sự thiếu hụt các vitamin sau:
- Vitamin A.
- Vitamin B.
- Vitamin C.
- Vitamin D.
Da và tóc khô là những triệu chứng phổ biến của thiếu vitamin
Trầm cảm
Sự thiếu hụt các vitamin cần thiết đôi khi có thể dẫn đến trầm cảm:
- Vitamin B1, B3, B6, B9, B12.
- Vitamin C.
- Vitamin D.
Cần lưu ý rằng bổ sung vitamin không có tác dụng điều trị trầm cảm, hãy đến gặp bác sĩ nếu như bạn gặp các vấn đề về sức khỏe tâm thần như stress và trầm cảm. [2]
Trầm cảm là biểu hiện của thiếu vitamin
Dễ bầm tím và chảy máu
Dễ chảy máu và bầm tím thường xuất hiện do sự thiếu hụt các vitamin cần thiết dẫn đến các vấn đề về đông máu, thiếu hụt collagen và khả năng chữa lành vết thương kém:
- Vitamin C.
- Vitamin K, đặc biệt là ở trẻ sơ sinh khi thiếu loại vitamin này gây ra bệnh xuất huyết và có thể dẫn đến tử vong.
Dễ bầm tím và thiếu máu là biểu hiện của thiếu vitamin
Vết thương khó lành
Vết thương khó lành có nghĩa là mất nhiều thời gianđể chữa lành các vết thương này. Có rất nhiều vitamin thiết yếu góp phần vào quá trình chữa bệnh này, thông qua cơ chế:
- Hỗ trợ tạo collagen.
- Tăng tái tạo lại các loại tế bào, mô khác nhau.
- Một số khác bảo vệ tế bào thông qua hoạt động chống oxy hóa.
Sự thiếu hụt vitamin có thể góp phần làm các vết thương khó lành, chẳng hạn như:
- Vitamin A.
- Vitamin B.
- Vitamin C.
- Vitamin D.
- Vitamin K.
Vết thương khó lành là biểu hiện của thiếu vitamin
Dễ nhiễm trùng
Thiếu hụt một số vitamin có thể ảnh hưởng đến hệ thống miễn dịch, do đó bạn dễ bị nhiễm trùng và mắc các bệnh truyền nhiễm:
- Vitamin A.
- Vitamin C.
- Vitamin D.
Thiếu vitamin A đặc biệt nguy hiểm khi dẫn đến nguy cơ nhiễm trùng và gây ra các biểu hiện[3] :
- Tiêu chảy.
- Sốt rét.
- Sởi.
- Bệnh lý về đường hô hấp.
- Nhiễm trùng tai mãn tính.
Dễ nhiễm trùng là biểu hiện của thiếu vitamin
Xương dễ gãy
Các vitamin thiết yếu như vitamin A, B6, B9, B12, C, D và K giúp xương chắc khỏe .
Đặc biệt khi thiếu vitamin D làm giảm mật độ xương, nên dẫn đến xương suy yếu, gây còi xương và dễ gãy xương.
Xương dễ gãy là biểu hiện của thiếu vitamin
Thay đổi màu da
Màu da có thể thay đổi do thiếu vitamin với các biểu hiện như mất sắc tố, đặc trưng là xuất hiện các đốm trắng, da trở nên sẫm màu hoặc nhợt nhạt.
- Mất sắc tố và các đốm da sáng màu có thể là kết quả của sự thiếu hụt vitamin D (ở người da trắng).
- Da trở nên sẫm màu hơn có thể là do thiếu vitamin B12, vitamin D (ở người da màu).
- Làn da nhợt nhạt có thể do thiếu vitamin C, vitamin B6, vitamin 9, vitamin 12.
Thay đổi màu da là biểu hiện của thiếu vitamin
Nguyên nhân
Chế độ ăn uống
Một số chế độ ăn kiêng dễ dẫn đến thiếu vitamin như vitamin B12 được tìm thấy trong thịt, nên chế độ ăn thuần chay dễ dẫn đến thiếu vitamin này. Do đó, những người ăn thuần chay nên bổ sung thêm các sản phẩm từ sữa như sữa chua, sữa chua ít béo và phô mai Thuỵ Sĩ để bổ sung vitamin B12.
Chế độ ăn kiêng tinh bột là chế độ ăn ít ngũ cốc, đây là loại thực phẩm giàu vitamin tự nhiên như vitamin D, vitamin B1, B3, B9, và các khoáng chất, nên chế độ ăn này có thể dẫn đến thiếu nhiều loại vitamin. [4]. Vì vậy, chỉ nên áp dụng chế độ ăn kiêng này trong khoảng thời gian ngắn và bổ sung các loại vitamin và khoáng chất cần thiết.
Một chế độ ăn nhiều thực phẩm chế biến, ít trái cây tươi và rau quả có thể dẫn đến thiếu vitamin E và vitamin K.
Chế độ ăn kiêng gây tình trạng thiếu vitamin
Thiếu ánh sáng mặt trời
Ánh sáng mặt trời là một nguồn cung cấp vitamin D vô cùng quan trọng. Nên ở những vùng địa lý có khí hậu lạnh, hoặc trong mùa đông làm bạn hạn chế tiếp xúc với ánh nắng mặt trời có thể dẫn đến thiếu vitamin D.
Nên cung cấp thêm vitamin D bằng cách bổ sung các loại thực phẩm như hải sản, trứng và các sản phẩm từ sữa vào thực đơn hằng ngày vào mùa đông.
Thiếu ánh sáng mặt trời gây tình trạng thiếu vitamin
Các bệnh y khoa
Một số bệnh khiến việc hấp thu và chuyển hóa vitamin trở nên khó khăn do đó có thể dẫn đến việc thiếu hụt vitamin như:
- Bệnh gan do rượu.
- Suy gan.
- Bệnh thận.
- Tiêu chảy mãn tính.
- Hội chứng kém hấp thu.
- Cắt bỏ dạ dày.
- Bệnh viêm ruột.
- Bệnh Crohn, là một bệnh viêm ruột mạn tính có thể xảy ra ở bất kỳ phần nào của đường tiêu hóa
- Hội chứng ruột kích thích.
- Thiếu máu ác tính.
Bệnh gan do rượu gây nên tình trạng thiếu vitamin
Biến chứng nguy hiểm
Tình trạng thiếu vitamin kéo dài có thể gây ra các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng và không thể cải thiện ngay cả khi điều trị.
- Giảm cảm giác của bàn tay và bàn chân.
- Mất thị lực.
- Mất trí nhớ.
- Thay đổi hành vi.
- Hụt hơi.
- Nhịp tim nhanh.
Thiếu vitamin trong thời kỳ mang thai có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của bé.
Mắt thị lực là biến chứng nguy hiểm của thiếu vitamin
Cách chẩn đoán bệnh
Các nghiệm pháp lâm sàng
Bác sĩ sẽ hỏi thăm về tình hình của bệnh nhân như biểu hiện, lịch sử và các bệnh hiện tại, cùng chế độ dinh dưỡng hằng ngày. Thông qua đó, bác sĩ có thể đưa ra chẩn đoán sơ bộ và thực hiện thêm các xét nghiệm để đưa ra kết qủa chuẩn xác hơn.
Bác sĩ sẽ hỏi thăm về tình hình của bệnh nhân
Xét nghiệm máu
Xét nghiệm máu có thể phát hiện tình trạng thiếu vitamin và được sử dụng để đo lượng vitamin của cơ thể. Trong đó công thức máu là xét nghiệm sàng lọc phổ biến nhất. Các loại vitamin có thể định lượng bằng xét nghiệm máu bao gồm folate (vitamin B9), vitamin D và vitamin B12.
Hơn nữa, số lượng tế bào hồng cầu thấp hoặc kích thước hồng cầu lớn bất thường (thiếu máu nguyên hồng cầu khổng lồ) là dấu hiệu phổ biến của tình trạng thiếu vitamin B12.
Xét nghiệm máu để chẩn đoán tình trạng thiếu vitamin
Xét nghiệm can thiệp
Nếu bạn gặp vấn đề về tiêu hóa nên gây ra tình trạng kém hấp thu vitamin, thì bác sĩ có thể kiểm tra đường tiêu hoá bằng:
- Nội soi để kiểm tra dạ dày và phần trên của ruột non.
- Nội soi đại tràng được sử dụng để kiểm tra hình dạng bên trong ruột già.
Tuy nhiên, những xét nghiệm này gây khó chịu, nên phải sử dụng thuốc gây mê để tiến hành kiểm tra.
Nội soi để chẩn đoán tình trạng thiếu vitamin
Khi nào cần gặp bác sĩ
Các dấu hiệu cần gặp bác sĩ
Bạn nên thăm khám bác sĩ khi cơ thể có những dấu hiệu bất thường như:
- Tóc khô và rụng.
- Lợi sưng.
- Chảy máu.
- Viêm da.
- Giảm cân.
- Khô mắt.
- Quáng gà.
Khi chảy máu bất thường nên đi gặp bác sĩ
Nơi khám bệnh thiếu vitamin
Nếu bạn có các biểu hiện của thiếu vitamin hoặc cần nhận được sự tư vấn chuyên môn từ bác sĩ, thì có thể đến thăm khám ở một số bệnh viện uy tín trong khu vực. Một số bệnh viện bạn có thể tham khảo:
- Tại Tp Hồ Chí Minh: Bệnh viện Chợ Rẫy, bệnh viện Y Dược TP.HCM Hồ Chí Minh, bệnh viện Bình Dân,…
- Tại Hà Nội: Bệnh viện Việt Đức, bệnh viện Bạch Mai, bệnh viện Hữu Nghị,…
Nên đến các bệnh viện uy tín để chẩn đoán thiếu vitamin
Các phương pháp điều trị và phòng ngừa thiếu vitamin
Thay đổi chế độ ăn uống
Những thay đổi chế độ ăn uống có thể giúp điều chỉnh và ngăn ngừa tình trạng thiếu hụt vitamin. Bạn nên tìm hiểu các loại thực phẩm chứa vitamin cần thiết để cung cấp đủ lượng cho cơ thể.
Và bạn nên tham khảo ý kiến của chuyên gia để xây dựng cho mình một chế độ ăn uống lành mạnh.
Thay đổi chế độ ăn uống để giảm tình trạng thiếu vitamin
Sử dụng vitamin thay thế
Bạn có thể bổ sung vitamin loại không kê đơn (OTC) hoặc thuốc bổ sung theo toa của bác sĩ để giải quyết tình trạng thiếu vitamin.
Tuy nhiên, phương pháp sử dụng vitamin thay thế này không an toàn cho tất cả mọi người vì có thể xảy ra tác dụng phụ ảnh hưởng đến sức khoẻ, tương tác với thuốc hoặc ảnh hưởng đến phụ nữ mang thai. Vì vậy nên tham khảo ý kiến chuyên gia trước khi sử dụng.
Sử dụng vitamin thay thế để giảm tình trạng thiếu vitamin
Điều trị từ bác sĩ
Tuỳ vào tình trạng bệnh nhân và nguyên nhân gây thiếu vitamin mà bác sĩ sẽ đưa ra các biện pháp y tế thích hợp.
Chẳng hạn như bạn mắc hội chứng ruột kích thích hoặc bệnh viêm ruột, thì có thể điều trị bằng thuốc hoặc phẫu thuật.
Một số bệnh, chẳng hạn như suy gan, không thể điều trị được ở giai đoạn cuối, thì sử dụng phương pháp bổ sung vitamin dài hạn.
Tuỳ vào tình trạng và nguyên nhân mà bác sĩ sẽ sử dụng phương pháp điều trị thích hợp
- Cách khắc phục chứng thiếu Vitamin.
- Thiếu vitamin D: nguyên nhân, triệu chứng, điều trị.
- Nguyên nhân, triệu chứng, điều trị khi thiếu vitamin B.
Hy vọng bài viết cung cấp thêm thông tin về nguyên nhân, triệu chứng của tình trạng thiếu vitamin và cách bổ sung hiệu quả. Nếu thấy bài viết hữu ích hãy chia sẻ đến người thân và bạn bè nhé!
Nguồn: Verywellhealth
Cảm ơn bạn đã xem bài viết Thiếu vitamin: Nguyên nhân, triệu chứng và cách bổ sung hiệu quả tại Pgdphurieng.edu.vn bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.