Bạn đang xem bài viết Thiếu máu do thiếu sắt là gì? Nguyên nhân, triệu chứng, phòng ngừa, các biến chứng tại Pgdphurieng.edu.vn bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.
Thiếu máu do thiếu sắt là loại thiếu máu phổ biến nhất, xảy ra khi cơ thể bạn không có đủ khoáng chất sắt. Bài viết này sẽ cung cấp cho bạn những thông tin như nguyên nhân, triệu chứng, các biến chứng và cách phòng ngừa khi thiếu máu do thiếu sắt.
Thiếu máu thiếu sắt là một bệnh rất phổ biến tác động đến rất nhiều người trên thế giới, đặc biệt là phụ nữ tuổi sinh đẻ, phụ nữ mang thai và trẻ nhỏ. Mặc dù tình trạng này có thể phổ biến, nhưng nhiều người không biết mình bị thiếu máu do thiếu sắt. Họ có thể gặp các triệu chứng trong nhiều năm mà không biết nguyên nhân thực sự.
Thiếu máu do thiếu sắt là gì?
Thiếu máu là tình trạng số lượng hồng cầu hoặc nồng độ hemoglobin bên trong hồng cầu thấp hơn bình thường.Thiếu máu thiếu sắt xảy ra khi không có đủ lượng sắt trong cơ thể để tạo ra hemoglobin. Hemoglobin là một loại protein có nhiệm vụ vận chuyển oxy đến các mô, tế bào. Cơ thể bạn cần sắt để tạo ra hemoglobin. Khi không có đủ sắt sự trữ, lâu dài bạn sẽ thiếu máu.
Phụ nữ có thai, trẻ em, người nghiện rượu, người ít ăn thịt… là những đối tượng có nguy cơ thiếu máu do thiếu sắt.
Nguyên nhân thiếu máu do thiếu sắt
Nguyên nhân chính của dạng thiếu máu này chính là do thiếu sắt. Thiếu sắt là sự sụt giảm về số lượng sắt được lưu trữ trong cơ thể, trong khi thiếu máu là sự sụt giảm số lượng của hồng cầu và/hoặc số lượng của hemoglobin trong hồng cầu .Giai đoạn thiếu sắt ban đầu thường thì các triệu chứng không rõ ràng. Nhưng thiếu sắt lâu dài sẽ chuyển qua giai đoạn thiếu máu do thiếu sắt.
Thường phải mất vài tuần sau khi lượng sắt dự trữ cạn kiệt, mức độ hemoglobin và sản xuất tế bào hồng cầu mới bị ảnh hưởng và thiếu máu mới phát triển lúc này mức độ hemoglobin máu và hồng cầu giảm dưới mức giới hạn bình thường.
Nguyên nhân thiếu máu do thiếu sắt:
– Không bổ sung đủ sắt qua ăn uống: ít ăn thịt, nghiện rượu, ăn kiêng,…
– Mất máu: có thể là cấp tính hoặc mạn tính.
– Tăng nhu cầu sắt: có thể góp phần vào sự thiếu sắt, lâu dài gây thiếu máu. Trẻ em đang phát triển, trẻ em gái tuổi dậy thì, phụ nữ mang thai, phụ nữ cho con bú… đòi hỏi lượng sắt lớn, thì chất sắt trong chế độ ăn uống thường không cung cấp đủ.
– Giảm khả năng hấp thu sắt: có thể là kết quả của cắt dạ dày hoặc hội chứng kém hấp thu như là bệnh celiac, viêm loét dạ dày và giảm tiết dịch vị
– Rối loạn chuyển hóa sắt bẩm sinh: xảy ra khi cơ thể không tổng hợp được transferrin vận chuyển sắt
Triệu chứng thiếu máu do thiếu sắt
Các dấu hiệu phổ biến chung của bệnh thiếu máu
– Da xanh, niêm nhạt
– Nhức đầu, chóng mặt, giảm trí nhớ
– Mệt mỏi, hồi hộp, tim nhanh
– Thở nhanh, nông
– Chuột rút ban đêm
– Đau xương
Những triệu chứng phổ biến ở giai đoạn thiếu máu do thiếu sắt:
– Tổn thương niêm mạc tiêu hóa: viêm miệng, teo gai lưỡi, mất gai lưỡi, sưng đau lưỡi, khô nứt môi
– Móng tay cong lõm hình lòng muỗng
– Hội chứng Pica: thèm ăn những thứ bất thường: đất sét, phấn, vôi…
Thiếu máu càng nặng thì triệu chứng càng nặng hơn. Vì một số triệu chứng trên đây cũng có thể là triệu chứng của các bệnh lý khác nên hãy đến gặp bác sĩ để được chẩn đoán.
Các biến chứng do thiếu máu thiếu sắt
Nếu bạn không biết mình bị thiếu máu do thiếu sắt hoặc nếu bạn biết mình mắc bệnh này nhưng không được điều trị đúng cách, bạn có thể bị các biến chứng như:
– Nguy cơ nhiễm trùng cao hơn: điều này là do hệ thống miễn dịch của bạn có thể không hoạt động bình thường vì thiếu sắt lâu dài.
– Các biến chứng khi mang thai: điều này có thể bao gồm sinh non và trẻ nhẹ cân.
– Vấn đề tim mạch: nếu không có đủ tế bào hồng cầu, tim của bạn phải bơm nhiều hơn để có đủ chất dinh dưỡng cho phần còn lại của cơ thể. Điều này gây ra căng thẳng, có thể dẫn đến suy tim, nhịp tim không đều, tim to hoặc tiếng thổi ở tim.
– Trẻ em chậm phát triển: điều này có thể bao gồm các vấn đề về nhận thức và các vấn đề về vận động.
– Ở những người bị bệnh mãn tính, thiếu máu do thiếu sắt có thể làm cho tình trạng của họ trở nên tồi tệ hơn hoặc dẫn đến các phương pháp điều trị không hiệu quả.
Phòng ngừa thiếu máu do thiếu sắt
Những người đã từng bị thiếu máu do thiếu sắt một lần có thể tăng nguy cơ phát triển bệnh này trở lại, tùy thuộc vào nguyên nhân thiếu máu ban đầu.
Điều nên thực hiện mỗi ngày là hãy lên một thực đơn phong phú các loại thực phẩm, đặc biệt là:
– Bổ sung thực phẩm giàu chất sắt bao gồm đậu khô, trái cây sấy khô, trứng, thịt nạc đỏ, cá hồi, bánh mì và ngũ cốc tăng cường chất sắt, đậu Hà Lan, đậu phụ, trái cây sấy khô và rau lá xanh đậm.
– Chọn thực phẩm chứa vitamin C để tăng cường hấp thu sắt, chẳng hạn như bông cải xanh, cam, dâu tây và cà chua,… có thể giúp tăng khả năng hấp thụ sắt của bạn.
– Phòng ngừa thiếu máu do thiếu sắt ở trẻ sơ sinh: để ngăn ngừa thiếu máu do thiếu sắt ở trẻ sơ sinh, hãy cho trẻ bú sữa mẹ hoặc sữa công thức tăng cường chất sắt trong năm đầu tiên. Sau 6 tháng tuổi, hãy bắt đầu cho bé ăn ngũ cốc tăng cường chất sắt hoặc thịt xay nhuyễn ít nhất hai lần một ngày để tăng cường lượng sắt. Sau một tuổi, hãy đảm bảo trẻ không uống quá 600ml sữa mỗi ngày.
Hy vọng thông quá bài viết, bạn đọc có thể hiểu rõ hơn về thiếu máu do thiếu sắt. Lưu ý rằng bạn không nên tự uống thuốc bổ sung sắt và vitamin tổng hợp có chứa sắt khi chưa tham khảo ý kiến của bác sĩ. Việc sử dụng không cần thiết các chất bổ sung sắt có thể cản trở khả năng xác định tình trạng thiếu sắt của bác sĩ.
Nguồn: healthline, nhlbi, msdmanuals
Có thể bạn quan tâm:
>>>>> Thực phẩm bổ sung sắt cho bà bầu
>>>>> Làm thế nào để tăng khả năng hấp thu sắt từ thực phẩm?
Cảm ơn bạn đã xem bài viết Thiếu máu do thiếu sắt là gì? Nguyên nhân, triệu chứng, phòng ngừa, các biến chứng tại Pgdphurieng.edu.vn bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.