Bạn đang xem bài viết Thiếu Iodine (I-ốt) có gây ra bệnh bướu cổ không? tại Pgdphurieng.edu.vn bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.
Cơ thể cần một lượng i-ốt nhất định để tạo ra các hormone tuyến giáp. Những hormone này tham gia kiểm soát sự trao đổi chất và các chức năng quan trọng khác của cơ thể. Thiếu i-ốt làm tuyến giáp tăng sinh một cách bất thường gây nên bệnh bướu cổ. Cùng tham khảo bài viết này để hiểu rõ hơn về bệnh bướu cổ nhé.
Tuyến giáp là một cơ quan rất nhỏ nằm phía trước cổ tương đương với đốt sống cổ 5 đến đốt sống ngực 1, có hình dạng giống con bướm. Tiết ra các hormone giúp điều hòa chức năng của cơ thể, bao gồm quá trình trao đổi chất biến thức ăn thành năng lượng. Nó cũng điều chỉnh nhịp tim, hô hấp, tiêu hóa và tâm trạng.Khi tuyến giáp tăng kích thước một cách bất thường sẽ dẫn đến bệnh bướu cổ. Bướu cổ có thể phát triển ở bất kỳ ai, nhưng phổ biến hơn ở phụ nữ.
Nguyên nhân, triệu chứng của bệnh bướu cổ
Nguyên nhân:
Thiếu i-ốt là nguyên nhân chính dẫn đến bướu cổ gọi là bướu cổ đơn thuần hay bướu cổ do thiếu i-ốt. Vì i-ốt là chất cần thiết để tuyến giáp sản xuất hormone T3, T4. Khi không có đủ i-ốt, tuyến này sẽ phải làm việc nhiều hơn để tổng hợp đủ lượng hormone mà cơ thể cần, dẫn đến làm tăng thể tích tuyến gây bệnh bướu cổ.
Các nguyên nhân khác bao gồm:
Bệnh Basedow: xảy ra khi tuyến giáp sản xuất nhiều hormone tuyến giáp hơn bình thường, được gọi là cường giáp. Việc sản xuất quá nhiều hormone khiến tuyến giáp tăng kích thước.
Viêm tuyến giáp Hashimoto: Khi bị viêm tuyến giáp Hashimoto sẽ dẫn đến việc tuyến giáp không thể sản xuất đủ hormone tuyến giáp, gây ra suy giáp. Hormone tuyến giáp thấp khiến tuyến yên tạo ra nhiều hormone kích thích tuyến giáp (TSH), làm phì đại tuyến giáp.
Viêm: Một số người bị viêm tuyến giáp, tình trạng viêm tuyến giáp có thể gây ra bướu cổ. Ví dụ như viêm do virus…
U nang ở tuyến giáp: Các u nang rắn hoặc chứa chất lỏng có thể xuất hiện trên tuyến giáp và khiến nó sưng lên. Các nốt này thường không phải ung thư.
Ung thư tuyến giáp: Ung thư có thể ảnh hưởng đến tuyến giáp, gây sưng ở một bên của tuyến.
Thai kỳ: Mang thai đôi khi có thể khiến tuyến giáp trở nên lớn hơn.
Triệu chứng của bệnh bướu cổ
Triệu chứng chính của bướu cổ là sưng phù ở cổ. Khi có sự xuất hiện của các nốt sừng trên tuyến giáp (chúng có kích thước từ rất nhỏ đến rất lớn) sự hiện diện này làm tuyến giáp to phình ra.
Các triệu chứng khác như là:
– Khó nuốt hoặc khó thở khi nằm
– Ho khan
– Khàn giọng
– Chóng mặt khi nâng cánh tay qua đầu
Tác dụng của Iodine (I-ốt) liên quan đến bệnh bướu cổ
Thiếu i-ốt làm chậm sự phát triển của trẻ nhỏ, tình trạng này cũng là yếu tố quan trọng gây nên các bệnh lý liên quan tuyến giáp ở người lớn.
Thiếu i-ốt trầm trọng là nguyên nhân gây nên bướu cổ đơn thuần (bướu cổ thiếu i-ốt), mặc dù tuyến giáp tăng hoạt động để tối đa hoá việc hấp thu và tái sử dụng i-ốt trong cơ thể, nồng độ i-ốt vẫn quá thấp để có thể sản xuất hormone tuyến giáp.
Trong trường hợp thiếu iốt ở mức độ nhẹ đến trung bình, hoạt động tuyến giáp tăng có thể bù đắp lượng iốt thấp và duy trì chức năng tuyến giáp ở hầu hết người bình thường, nhưng hậu quả làm tăng kích thước tuyến giáp dẫn đến bệnh bướu cổ về sau.
I-ốt giúp giảm nguy cơ mắc phải bướu cổ đơn thuần, bướu cổ đơn thuần phát triển như một phản ứng trực tiếp của cơ thể với sự thiếu hụt i-ốt. Đây là nguyên nhân phổ biến nhất của bệnh bướu cổ trên toàn thế giới. Chứng bướu cổ do i-ốt có thể được hồi phục bằng cách bổ sung các loại thực phẩm hoặc chất bổ sung giàu i-ốt trong chế độ ăn.
Kết luận
I-ốt cần thiết cho sức khỏe tuyến giáp. Tuyến giáp cần nó để sản xuất các hormone cần thiết cho quá trình trao đổi chất. Sự thiếu hụt có thể dẫn đến suy giáp, nghĩa là tuyến giáp không hoạt động tốt như bình thường và có thể dẫn đến bướu cổ. Nguyên nhân phổ biến nhất là do thiếu hụt iốt trong khẩu phần ăn.
Trong một số trường hợp, bạn có thể bổ sung i-ốt để giúp giảm nguy cơ thiếu i-ốt hoặc để điều trị một số bệnh lý liên quan, chẳng hạn như suy giáp hoặc bướu cổ.
Thông qua bài viết trên chắc các bạn đã hiểu rõ hơn về ảnh hưởng của tình trạng thiếu i-ốt gây nên bệnh bướu cổ rồi nhỉ? Việc thiếu hụt i-ốt còn gây nên những tác hại khác đối với sức khỏe vậy hãy bổ sung i-ốt đầy đủ, đúng cách để có một cơ thể khỏe mạnh nhé!
Nguồn: healthline, webmd
Bạn có thể quan tâm:
>>>>> Các nguyên nhân, triệu chứng của thiếu Iodine (I-ốt)
>>>>> Liều dùng, cách dùng Iodine (I ốt) an toàn hiệu quả
Cảm ơn bạn đã xem bài viết Thiếu Iodine (I-ốt) có gây ra bệnh bướu cổ không? tại Pgdphurieng.edu.vn bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.