Hàng ngày, thầy ra khỏi nhà từ hơn 5h sáng, mua thức ăn cho gần 50 học sinh rồi đi xe máy tới lớp. Điểm trường cách trường chính 17 km, đi lại khó khăn, hầu hết là đi đường đèo dốc quanh co, mùa mưa chỉ có thể đi bộ.
Hàng ngày, thầy ra khỏi nhà từ hơn 5h sáng, mua thức ăn cho gần 50 học sinh rồi đi xe máy tới lớp. Điểm trường cách trường chính 17 km, đi lại khó khăn, hầu hết là đi đường đèo dốc quanh co, mùa mưa chỉ có thể đi bộ.
11 năm công tác tại trường, dù mưa nắng, thầy vẫn có mặt tại trường đúng giờ để đón học sinh vào lớp. Học sinh mầm non ở đây chủ yếu là con em đồng bào người Mông, từ 2 tuổi bắt đầu đến trường. Hiện lớp học của thầy ghép hai nhóm tuổi 4 và 5. Mỗi lớp hơn 20 học sinh.
11 năm công tác tại trường, dù mưa nắng, thầy vẫn có mặt tại trường đúng giờ để đón học sinh vào lớp. Học sinh mầm non ở đây chủ yếu là con em đồng bào người Mông, từ 2 tuổi bắt đầu đến trường. Hiện lớp học của thầy ghép hai nhóm tuổi 4 và 5. Mỗi lớp hơn 20 học sinh.
Những năm trước một mình thầy đảm nhiệm giảng dạy và trông gần 50 học sinh, nhưng vài năm nay nhà trường tăng cường thêm một cô giáo lên hỗ trợ.
Thầy Đức chia sẻ, ngày ra trường theo bạn gái về Mường Nhé, rồi ở lại làm giáo viên cắm bản lúc nào không hay. Quê gốc của thầy ở huyện Vân Hồ, tỉnh Sơn La, nên mấy năm mới được về nhà một lần do đường sá và thời gian đi lại tốn kém. “Đầu mỗi năm học là lúc tôi nản chí nhất, bởi các con về nghỉ hè ba tháng là không muốn quay lại trường. Những em đến tuổi đi học, lần đầu đến trường khóc nhiều ngày khiến mình cũng căng thẳng”, Bàn Văn Đức chia sẻ.
Những năm trước một mình thầy đảm nhiệm giảng dạy và trông gần 50 học sinh, nhưng vài năm nay nhà trường tăng cường thêm một cô giáo lên hỗ trợ.
Thầy Đức chia sẻ, ngày ra trường theo bạn gái về Mường Nhé, rồi ở lại làm giáo viên cắm bản lúc nào không hay. Quê gốc của thầy ở huyện Vân Hồ, tỉnh Sơn La, nên mấy năm mới được về nhà một lần do đường sá và thời gian đi lại tốn kém. “Đầu mỗi năm học là lúc tôi nản chí nhất, bởi các con về nghỉ hè ba tháng là không muốn quay lại trường. Những em đến tuổi đi học, lần đầu đến trường khóc nhiều ngày khiến mình cũng căng thẳng”, Bàn Văn Đức chia sẻ.
Các em học sinh ở đây chủ yếu là đồng bào Mông, nhỏ tuổi nên chưa hiểu tiếng Kinh. Khi vào trường, thầy Đức phải học thêm tiếng Mông để nói chuyện với người trong bản, vận động học sinh đến trường và tương tác với học sinh.
Các em học sinh ở đây chủ yếu là đồng bào Mông, nhỏ tuổi nên chưa hiểu tiếng Kinh. Khi vào trường, thầy Đức phải học thêm tiếng Mông để nói chuyện với người trong bản, vận động học sinh đến trường và tương tác với học sinh.
“Với học sinh đang đến tuổi tập viết, ngày đầu phải nắn chỉnh từ cách ngồi, cách tập trung, cách cầm bút sao cho đúng”, thầy Đức nói.
“Với học sinh đang đến tuổi tập viết, ngày đầu phải nắn chỉnh từ cách ngồi, cách tập trung, cách cầm bút sao cho đúng”, thầy Đức nói.
Tiết học ngoài trời, quan sát cây cỏ hoa, bảo vệ môi trường cảnh quan.
Tiết học ngoài trời, quan sát cây cỏ hoa, bảo vệ môi trường cảnh quan.
Hàng ngày, khoảng 9h30 sau tiết học đầu tiên, học sinh tự chơi ngoài sân, thầy lại xắn tay làm bếp chuẩn bị bữa trưa cho các con.
Trong tuần nhà trường sẽ lên kế hoạch về dinh dưỡng cho học sinh. Tất cả các điểm bản và trường chính đều ăn theo chế độ của Nhà nước quy định, mỗi em được trợ cấp tiền ăn 160.000 đồng mỗi tháng.
Hàng ngày, khoảng 9h30 sau tiết học đầu tiên, học sinh tự chơi ngoài sân, thầy lại xắn tay làm bếp chuẩn bị bữa trưa cho các con.
Trong tuần nhà trường sẽ lên kế hoạch về dinh dưỡng cho học sinh. Tất cả các điểm bản và trường chính đều ăn theo chế độ của Nhà nước quy định, mỗi em được trợ cấp tiền ăn 160.000 đồng mỗi tháng.
Với khối mầm non, phòng học cũng là phòng sinh hoạt chung (ăn, ngủ, sinh hoạt cộng đồng, chơi…)
Với khối mầm non, phòng học cũng là phòng sinh hoạt chung (ăn, ngủ, sinh hoạt cộng đồng, chơi…)
Khi các con ngủ, thầy lại chuẩn bị vật dụng, thiết bị học tập tự chế để dùng trong các bài giảng giới thiệu tới học sinh.
Khi các con ngủ, thầy lại chuẩn bị vật dụng, thiết bị học tập tự chế để dùng trong các bài giảng giới thiệu tới học sinh.
Ngôi trường nhỏ được xây dựng mới năm 2019, trước đó chỉ là lán tạm, sau được hỗ trợ dựng lớp từ vật liệu ghép.
Trường có 12 điểm trường, 568 học sinh, điểm bản này có 2 lớp. Riêng điểm này là xa trường trung tâm nhất.
Theo các thầy cô giáo ở Nậm Kè, trường may mắn có thầy là nam giới nên giúp đỡ nhiều việc nặng phát sinh như lợp mái trường, hàn xì, cải tạo cơ sở vật chất, làm đồ chơi ngoài trời cho trẻ…
Ngôi trường nhỏ được xây dựng mới năm 2019, trước đó chỉ là lán tạm, sau được hỗ trợ dựng lớp từ vật liệu ghép.
Trường có 12 điểm trường, 568 học sinh, điểm bản này có 2 lớp. Riêng điểm này là xa trường trung tâm nhất.
Theo các thầy cô giáo ở Nậm Kè, trường may mắn có thầy là nam giới nên giúp đỡ nhiều việc nặng phát sinh như lợp mái trường, hàn xì, cải tạo cơ sở vật chất, làm đồ chơi ngoài trời cho trẻ…
Để giáo viên và học sinh ở vùng sâu, xa có điều kiện dạy, học tốt hơn, Quỹ Hy vọng – báo VnExpress tiếp tục nhận quyên góp với mục tiêu cải thiện cơ sở vật chất giáo dục tại huyện Mường Nhé, Điện Biên.
Mỗi sự chung tay của độc giả sẽ góp thêm một viên gạch xây nên những công trường mới. Mọi ủng hộ xin gửi về chương trình tại đây.
Ngọc Thành
Nguồn Bài Viết: https://vnexpress.net/thay-giao-mam-non-duy-nhat-o-huyen-cuc-tay-bien-gioi-4528064.html