Bạn đang xem bài viết Thai nhi ở tuần tuổi thứ 29 phát triển ra sao, cần lưu ý những điều gì? tại Pgdphurieng.edu.vn bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.
Mang thai đến tuần thứ 29 tương đương với 7 tháng, lúc này các mẹ đang rất háo hức vì còn vài tháng nữa là con sẽ chào đời. Lúc này, em bé trong bụng đã có mức độ phát triển nhất định về kích cỡ và cân nặng,… Cùng Pgdphurieng.edu.vn tìm hiểu những thông tin liên quan đến giai đoạn thai nhi này theo tham vấn của bác sĩ Nguyễn Thường Hanh, Nội khoa – Nội tổng quát, Bệnh Viện Đa Khoa Tỉnh Bắc Ninh để các mẹ chăm sóc bản thân và em bé trong bụng thật tốt nhé!
Mẹ bầu tuần 29 thay đổi như thế nào?
Những thay đổi về cơ thể
Vào tuần thứ 29, bụng mẹ đã to dẫn và khó khăn trong việc thực hiện các động tác như cúi người về phía trước. Ngoài ra, lúc này, số cân của các mẹ cũng thay đổi 1 cách đáng kể, số cân nặng nên tăng rơi vào khoảng 8 – 11kg, sức khoẻ ổn định.
Lúc này, ngực của các mẹ cũng trở nên to và nặng hơn, nên mặc áo ngực có tính năng hỗ trợ.
Các triệu chứng thường thấy
- Ợ nóng liên tục, kéo dài
- Khó thở
- Táo bón hay thậm chí bị trĩ
- Dễ mất tập trung, khó ghi nhớ
- Đau lưng, đau chân
- Ngứa vùng bụng do da bị kéo căng
- Ngủ không yên giấc
- Thường xuyên đi tiểu
Siêu âm thai tuần 29
Qua siêu âm, bạn sẽ thấy bé phát triển nhanh, những cú đạp xuất hiện nhiều hơn và mạnh mẽ hơn do con bị thiếu không gian di chuyển, túi ối đã hơi chất với con.
Thỉnh thoảng các mẹ sẽ thấy co giật lẻ tẻ trong bụng, lúc này là bé đang nấc cụt đấy nhé!
Thông qua hình ảnh siêu âm bạn sẽ thấy bé trông mũm mĩm hơn, dưới da bé có chút mỡ trắng bên cạnh lớp mỡ nâu, làn da bé cũng mịn màng hơn.
Thai nhi 29 tuần tuổi phát triển như thế nào?
Ở tuần thứ 29, em bé trong bụng sẽ trở nên hiếu động hơn, bé sẽ hay hích và thúc mạnh làm mẹ bị mệt và đau.
Lúc này, bé cũng đang trong giai đoạn phát triển và có những thay đổi đáng kể như phát triển các cơ quan não, cơ quan quan, bộ phận sinh dục và răng đang dần hình thành.
Nếu mẹ bầu cảm thấy bé chuyển động không nhiều thì hãy đếm thử số lần con đá. Tốt nhất là bé di chuyển ít nhất 10 lần trong 2 giờ, điều này đồng nghĩa với việc bé sẽ thúc vào bụng mẹ ít nhất 10 lần mỗi 2 giờ. Nếu nhận thấy bé di chuyển ít hơn, hãy tham khảo ngay ý kiến của bác sĩ nhé!
Những lời khuyên của bác sĩ ở tuần thai thứ 29
Mẹ nên trao đổi gì với bác sĩ?
Phải đến bác sĩ để kiểm tra ngay nếu mẹ thấy bé ít di chuyển trong bụng. Các mẹ có thể nói về thời gian cuối cùng thấy thai chuyển động, số lần chuyển động trong ngày.
Bình thường mọi thứ đều ổn định nhưng nếu có vấn đề phát sinh thì có thể do em bé của bạn cần được sinh sớm hoặc cần hỗ trợ khác.
Những xét nghiệm, tiêm chủng nào mẹ cần làm?
Đây có thể là lần cuối mà mẹ đi kiểm tra hằng tháng với bác sĩ. Từ tháng sau, bạn sẽ phải đến thăm khám bác sĩ thường xuyên hơn, ít nhất 2 tuần 1 lần và 1 tuần 1 cho đến khi em bé được sinh.
Trong lần kiểm tra này, bác sĩ sẽ kiểm tra huyết áp và trọng lượng của mẹ, hỏi mẹ về các dấu hiệu gần đây của thai nhi và những dấu hiệu mẹ sẽ gặp phải. Ngoài ram bác sĩ cũng sẽ yêu cầu mẹ mô tả các cử động và linh trình hoạt động của bé.
Các hoạt động thăm khám trước đây như theo dõi sự phát triển của bé bằng cách đo tử cung mẹ tiếp tục thực hiện.
Lưu ý để đảm bảo an toàn cho thai nhi
- Nâng cao chân lên và nghỉ ngơi thật nhiều
- Nằm ngủ nghiêng về bên trái.
- Hạn chế đứng hay ngồi trong thời gian quá lâu
- Ăn các thực phẩm lành mạnh và giàu năng lượng
- Sử dụng kem dưỡng ẩm để giảm tình trạng rạng da.
- Uống nhiều nước và cẩn trọng với các triệu chứng nhiễm trùng đường tiết niệu
Trên đây là những thông tin liên quan đến tuần thứ 29 của thai kỳ. Hy vọng các mẹ đã có thêm những kiến thức hữu ích để chăm lo cho sức khoẻ của mình và thiên thần nhỏ trong bụng nhiều hơn.
Pgdphurieng.edu.vn
Cảm ơn bạn đã xem bài viết Thai nhi ở tuần tuổi thứ 29 phát triển ra sao, cần lưu ý những điều gì? tại Pgdphurieng.edu.vn bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.