Tết hàn thực được biết là một ngày Tết quan trọng của người dân Việt Nam. Thế nên hãy cùng Bách hóa Xanh tìm hiểu về ngày Tết hàn thực và ý nghĩa của ngày Tết trong văn hóa người Việt.
Để biết thêm thông tin về những đặc trưng, hoạt động vào ngày Tết hàn thực, những ý nghĩa mang đậm nét văn hóa Việt Nam thì hãy theo dõi bài viết này nhé.
Tham khảo thêm: 17 ngày lễ Âm lịch quan trọng trong năm 2022 của Việt Nam
Tết hàn thực là gì?
Tết hàn thực được biết đến là một ngày lễ thường lệ của Việt Nam, trong tiếng Hoa “hàn thực – 寒 食 ” nghĩa là “thức ăn lạnh”. Mỗi lần đến Tết hàn thực mọi người đều nặn bánh trôi, bánh chay cúng lên tổ tiên vào ngày 3/3 Âm lịch hàng năm.
Ngày tết này ở Việt Nam bắt nguồn từ một phong tục của người Trung Quốc được lưu truyền cho đến ngày nay. Nguồn gốc của phong tục này liên quan đến câu chuyện vào đời Xuân Thu giữa vua nước Tần là Tấn Văn Công và hiền sĩ Giới Tử Thôi.
Giới Tử Thôi theo phò vua Tấn Văn Công trong vòng mười chín năm trời, cùng nhau nếm mật nằm gai, khổ luyện thành tài. Về sau, Tấn Văn Công dành lại được ngôi vương, trở về làm vua nước Tấn, phong thưởng rất hậu cho những người có công khi tòng vong, nhưng lại quên mất Giới Tử Thôi. Giới Tử Thôi cũng không oán giận gì, nghĩ mình theo vua phò vua là chuyện nên làm, ông cho rằng những việc đó đâu có gì đáng nói.
Vì thế, ông về nhà đưa mẹ vào núi Điền Sơn ở ẩn. Tấn Văn Công về sau nhớ ra, cho người đi tìm Tử Thôi. Nhưng vì là người không tham danh vọng, Tử Thôi nhất quyết không quay về lĩnh thưởng, Tấn Văn Công ra lệnh đốt rừng (muốn thúc ép Tử Thôi quay về). Không ngờ Tử Thôi quyết chí, hai mẹ con cùng chịu chết cháy trong rừng.
Vua đau lòng, thương xót nên đã lập miếu thờ và hạ lệnh trong dân gian phải kiêng đốt lửa ba ngày, chỉ ăn đồ nguội nấu sẵn tưởng niệm Giới Tử Thôi.
Ý nghĩa của tết hàn thực trong văn hoá của người Việt
Tại Việt Nam, Tết hàn thực đã được hợp nhất với Tết bánh trôi, bánh chay và khi du nhập vào Việt Nam. Tết tháng 3 tại Việt Nam, thể hiện rõ nét đặc trưng văn hóa, lối sống riêng của người Việt. Tết hàn thực của người Việt mang ý nghĩa hướng về cội nguồn, tổ tiên, ghi nhớ công ơn của những người đã khuất.
Cứ mỗi lần đến Tết này mỗi thành viên đều cùng nhau ngồi bên mâm cơm sum họp gia đình. Vào ngày này, các gia đình Việt sẽ chuẩn bị bánh trôi, bánh chay để lễ Phật, cúng gia tiên, thậm chí nhiều nơi cúng thần hoàng, bày tỏ lòng thành.
Mâm cúng lễ Tết hàn thực gồm có nhang, hoa, quả tươi, trầu cau. Tránh dùng những loại quả có nhiều gai góc để bày ngũ quả. Trên bàn thờ cũng phải có 1 ly nước sạch thể hiện tâm trong sạch, thanh tịnh của gia chủ khi làm lễ.
Đồng thời, mâm cúng Tết hàn thực không thể thiếu bánh trôi, bánh chay. Luôn phải có 5 hoặc 3 đĩa bánh trôi, 3 bát bánh chay dâng lên bàn thờ.
Tục ăn bánh chay, bánh trôi của người Việt
Bánh trôi nước, bánh chay là những món ăn quen thuộc vào ngày Tết mang nhiều ý nghĩa tốt đẹp, là kết tinh của nét đẹp văn hóa và bản sắc của người Việt.
Hai loại bánh được làm từ bột gạo được ông bà ta chế biến mang đậm văn hóa của nền văn minh lúa nước. Hình ảnh, bánh trôi, bánh chay tròn, trắng xếp đầy cạnh nhau mang ý tưởng nhớ đến sự tích “mẹ Âu Cơ và bọc trăm trứng”.
Ý nghĩa của của bánh trôi – bánh chay trong ngày Tết Hàn thực
Bánh trôi, bánh chay đều được làm từ bột gạo nếp mang đậm ý nghĩa của văn hóa lúa nước Việt Nam tương tự như bánh chưng, bánh giầy.
Hình ảnh bánh trôi, bánh chay được nặn hình tròn thể hiện truyền thống “uống nước nhớ nguồn”. Bánh trôi tượng trưng cho 50 người con theo mẹ Âu Cơ đi xuống biển, bánh chay lại thể hiện cho 50 nguồi còn theo cha Lạc Long Quân lên rừng xây dựng cuộc sống ấm no hạnh phúc cho thế gian.
Tham khảo: Tiết thanh minh 2022 diễn ra vào ngày nào? Ý nghĩa ngày Tết thanh minh
Pgdphurieng.edu.vn đã gửi đến bạn thông tin về Tết hàn thực và ý nghĩa của ngày Tết hàn thực đối với người Việt Nam. Bạn hãy tìm hiểu về Tết hàn thực để biết thêm thông tin nhé.
Kinh nghiệm hay Pgdphurieng.edu.vn