Bạn đang xem bài viết Tết Đoàn viên là gì? tại Pgdphurieng.edu.vn bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.
Không ít lần chúng ta nghe đến cụm từ “Tết đoàn viên”. Chắc hẳn chỉ cần nghe đến thôi ai cũng sẽ nghĩ ngay đến sự sum họp, sum vầy. Thế nhưng, không phải ai cũng hiểu được Tết đoàn viên là gì? Tết đoàn viên là ngày nào? Nguồn gốc và ý nghĩa của ngày Tết này ra sao? Để tìm lời giải đáp cho những câu hỏi trên, đừng quên nán lại và theo dõi bài viết dưới đây.
I. Tết Đoàn viên là gì?
Tết Đoàn viên còn được gọi với cái tên khác là Tết Trung thu, được diễn ra vào ngày 15/8 âm lịch hàng năm. Đây là một ngày lễ mang đậm nét văn hóa đặc trưng của các quốc gia châu Á. Cũng giống như Việt Nam, các nước như Thái Lan, Hàn Quốc, Trung Quốc, Nhật Bản, … cũng tổ chức Tết Đoàn viên vào rằm Tháng tám (âm lịch). Tuy nhiên, mỗi nước sẽ có nguồn gốc, phong tục cũng như các hoạt động vui chơi riêng biệt nhưng đều chung một ý nghĩa là ngày của sự trở về, của sự hội ngộ.
Theo quan niệm dân gian, đây là ngày để những người nông dân tạ ơn các vị thần đã mang mưa, đem đến một mùa màng bội thu. Tuy nhiên, theo thời gian, Tết Trung thu dần trở thành ngày để các thành viên trong gia đình quây quần bên nhau, ngắm trăng, ăn miếng bánh và thưởng trà.
II. Ý nghĩa của ngày Tết đoàn viên
Không có gì quý hơn những giây phút được quây quần bên nhau, nói những lời yêu thương, tâm sự nhau nghe những câu chuyện trong suốt một năm qua. Ngay trong tên gọi, cái tên “Tết đoàn viên” đã thể hiện rõ ý nghĩa của ngày lễ này, đó là sự đoàn viên. Đây chính là thời điểm mọi người có thể trở về, sum họp bên gia đình, người thân.
III. Phong tục trong này Tết Đoàn viên
Cùng Pgdphurieng.edu.vn tìm hiểu một số phong tục trong ngày Tết Đoàn Viên nhé.
1. Chơi đèn lồng
Nhắc đến Trung thu hay Tết Đoàn viên, chắc hẳn chẳng mấy ai xa lạ với những chiếc đèn lồng đầy sắc màu. Với người Việt, đây là món quà dành riêng cho trẻ em, để vui chơi và cùng nhau tụ tập rước đèn. Ngoài ra, đèn lồng còn là biểu hiện của sự ấm no và hạnh phúc. Xưa kia, người ta hay làm đèn lồng bằng tre bằng giấy màu. Tuy nhiên, với công nghệ ngày một phát triển, những chiếc đèn lồng thủ công được thay thế bằng những loại vật liệu chất liệu tốt hơn, có nhiều hình thù hơn.
2. Ngắm trăng
Với một quốc gia có nền nông nghiệp lúa nước hàng ngàn năm như Việt Nam thì trăng chính là một biểu tượng ý nghĩa vô cùng to lớn, không gì có thể thay thế được. Đặc biệt là rằm tháng Tám, trăng ở độ to, tròn và sáng nhất, cảnh đất trời cũng đẹp nhất. Tháng Tám cũng là thời điểm nhàn nhất, vụ mùa trước vừa thu hoạch xong, vụ mùa sau thì chưa tới, khi đó mọi người được thảnh thơi, có thời gian thư giãn hòa mình vào đất trời sau những ngày làm lụng vất vả.
3. Phá cỗ
Trong ngày này, mỗi gia đình thường sẽ chuẩn bị một mâm cỗ với đầy đủ bánh trái và hoa quả, được trang trí với nhiều kiểu dáng khác nhau. Mâm cỗ này dùng để cúng trăng, tế trời đất, cầu mong mùa màng bội thu, cuộc sống tốt lành, gia đình đoàn viên. Khi ánh trăng lên tới đỉnh đầu cũng chính là thời điểm mọi người cùng nhau phá cỗ, tận hưởng hương vị của ngày Tết.
4. Múa Lân (múa Sư Tử)
Theo quan niệm từ xa xưa, con Lân (sư tử) là những con vật linh thiêng, tượng trưng cho điềm lành, mang đến may mắn và phú quý. Vào ngày Tết đoàn viên, múa Lân còn mang ý nghĩa cầu mong những điềm lành sẽ đến với mọi gia đình. Một đội múa lân sẽ có ít nhất một đầu lân dẫn đầu cùng một số nhân vật khác như thằng Bờm, cụ Rùa, bà Chửa, … tất cả sẽ thực hiện những động tác của mình sao cho phù hợp với nhịp trống.
5. Bánh trung thu
Nhắc đến Tết Đoàn viên thì không thể thiếu đi sự hiện diện của những chiếc bánh trung thu. Bánh này thường được làm từ bột mì, nhân hạt sen kết hợp với những gia vị khác hòa quyện vào nhau. Chính vì lí do đó, bánh trung thu trở thành biểu tượng cho sự đoàn tụ, hòa thuận của mỗi gia đình. Bánh trung thu truyền thống của người Việt là bánh nướng và bánh dẻo. Tuy nhiên, để bắt kịp xu hướng ẩm thực hiện đại, nhiều loại bánh trung thu với các hương vị khác nhau cũng được ra đời.
Trên đây là những kiến thức liên quan giúp bạn trả lời câu hỏi Tết Đoàn viên là gì? Hy vọng sau khi đọc xong, bạn có thể bớt chút thời gian để có thể trở về bên gia đình, cùng nhau tận hưởng ngày Tết đoàn viên một cách ý nghĩa nhất. Nếu có cơ hội, hãy vào bếp, nấu những món ăn để bày tỏ lòng biết ơn nhé.
Cảm ơn bạn đã xem bài viết Tết Đoàn viên là gì? tại Pgdphurieng.edu.vn bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.
Nguồn: https://thuthuatphanmem.vn/tet-doan-vien-la-gi/
Từ Khoá Tìm Kiếm Liên Quan: