Bạn đang xem bài viết Telegram là gì? Có lừa đảo không? tại Pgdphurieng.edu.vn bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.
Nhiều người đang thắc mắc về Telegram khi thấy cộng đồng mạng nhắc đến rất nhiều trong dạo gần đây. Vậy Telegram là gì, Telegram có lừa đảo hay không thì chúng ta cùng tìm hiểu trong bài viết này nhé!
1. Telegram là gì?
Telegram được biết đến là ứng dụng nhắn tin đa nền tảng (điện thoại, máy tính, trình duyệt web) được phát triển bởi Pavel Durov và có tầm phủ sóng trên toàn thế giới. Hiểu một cách đơn giản, Telegram chỉ là ứng dụng trò chuyện tin nhắn, cuộc gọi và call video đa nền tảng giống như: Zalo, Facebook Messenger, Skype hay bất kỳ ứng dụng nhắn tin nào khác. Tuy nhiên, Telegram được trang bị nhiều tính năng độc đáo giúp cho việc trò chuyện giữa mọi người trở nên thú vị hơn bao giờ hết.
Trên Telegram có rất nhiều điểm sáng khác nhau, chúng ta có thể kể đến như:
- Tạo nhóm với số lượng thành viên lớn nhất thế giới
- Tính năng bảo mật mã hóa đầu cuối hai chiều, nâng cao bảo mật tin nhắn cho toàn bộ người dùng.
- Hỗ trợ gửi file dung lượng lớn, tốc độ đăng tải và tải xuống nhanh (đây chính là lý do giúp Telegram được lựa chọn để làm việc nhóm).
- Hỗ trợ cài Chatbot trực tiếp trên ứng dụng, tạo ra các kênh chat có đầy đủ các tính năng.
- Chế độ tự hủy tin nhắn, giúp hủy tin nhắn theo thời gian định trước và nhiều công việc khác nhau.
- Hỗ trợ tạo lịch trình theo kế hoạch có sẵn.
- Hỗ trợ gửi hình ảnh, video không giới hạn dung lượng, không nén vỡ ảnh hay video.
- Cho phép tạo kênh nhóm để tương tác chéo giữa các thành viên.
Tại Việt Nam, Telegram thường ít phổ biến do chưa có nhiều người sử dụng. Tuy nhiên, trên thế giới Telegram được xem là công cụ nhắn tin hàng đầu và có lượng người dùng ổn định nhất hiện nay. Tuy nhiên, song song với sự nổi tiếng trên toàn thế giới, Telegram cũng có nhiều tai tiếng và đặc biệt là tai tiếng “lừa đảo”.
2. Telegram có lừa đảo không?
Trong thực tế, Telegram chỉ là một ứng dụng nhắn tin đơn thuần và không có lý do gì khiến một ứng dụng nhắn tin đơn thuần trở thành công cụ lừa đảo. Hiểu một cách đơn giản, Telegram giống Zalo, Messenger, Skype,…. Nếu nói Telegram lừa đảo thì là cách nói không đúng và hoàn toàn không chính xác.
Tuy nhiên, nếu hiểu một cách đúng nghĩa về “Lừa đảo trên Telegram” thì chúng ta phải nói rằng “Có những kẻ xấu sử dụng nền tảng Telegram để lợi dụng/ trục lợi từ những người khác”. Khi phát triển Telegram, các nhà phát hành không ai muốn biến công cụ của mình thành một sản phẩm lừa đảo. Thế nhưng không may mắn vì họ đã bị nhiều người dùng xấu tiếp cận và sử dụng Telegram làm nền tảng trung gian để thực hiện hành vi trục lợi từ những người khác. Hiểu một cách đơn giản, người dùng trên Telegram có thể là người dùng xấu có mục đích lừa đảo, ứng dụng nhắn tin Telegram không có tội! Một món đồ tốt có công dụng xấu hay đẹp đều phụ thuộc vào cách người sử dụng!
3. Các thủ đoạn lừa đảo phổ biến trên Telegram
Telegram có quá nhiều công cụ tốt để phục vụ cho các thủ đoạn lừa đảo. Một trong số những yếu tố đầu tiên giúp những kẻ lừa đảo chọn Telegram chính là cho phép tạo nhóm với số lượng thành viên khổng lồ. Nếu như Zalo chỉ cho phép tạo nhóm tối đa 1000 thành viên thì Telegram lại có thể tạo nhóm với 6 chữ số. Như vậy, nếu gom đủ người vào nhóm trên Telegram và thực hiện hành vi lừa đảo một lần thì hiệu quả sẽ cao hơn rất nhiều.
Bên cạnh đó, Telegram cũng hỗ trợ chia sẻ hình ảnh, video, tài liệu song song nhằm giúp các kẻ lừa đảo cung cấp thêm thông tin, nâng cao uy tín và dễ dàng thực hiện hành vi xấu với những người nhẹ dạ cả tin.
3.1 Lừa đảo kêu gọi đầu tư vào các dự án ảo, đầu tư forex, hàng hóa
Trên Telegram có hàng nghìn nhóm liên quan đến dự án ảo, đầu tư forex (với các sàn không rõ thông tin), đầu tư hàng hóa, làm giàu với các ông hoàng đọc lệnh, nữ hoàng thổi nến,…. Các hình thức lừa đảo này dần bị người dùng nhận ra và có những dự án người dùng sẽ bị mất trắng tay và không nhận lại được bất kỳ khoản tiền nào.
Thi thoảng, bạn sẽ nhận được những cuộc gọi với nội dung như: “Xin chào anh/ chị, em là tư vấn viên bên đầu tư hàng hóa, cam kết lợi nhuận và lãi suất. Em thêm anh chị vào nhóm Telegram để tiện tư vấn nhé!” Đây là một dấu hiệu dễ thấy nhất của lừa đảo. Thường thì những người như này sẽ rủ bạn vào nhóm, yêu cầu bạn tạo tài khoản trên một nền tảng nhất định và thực hiện đầu tư. Chuyện sẽ không có gì để nói nếu nền tảng đầu tư đó là nền tảng uy tín. Tuy nhiên, họ sẽ cho bạn tạo tài khoản và đầu tư trên nền tảng ảo do chính họ làm chủ. Như vậy, có nghĩa là lúc nào họ thích khóa tiền của bạn thì khóa mà thôi.
Trong thực tế, đầu tư forex, hàng hóa, chứng khoán không phải là lừa đảo, tuy nhiên việc đầu tư phải được thực hiện trên các nền tảng trung gian uy tín, nổi tiếng trên toàn thế giới và có trụ sở, tập đoàn rõ ràng. Nếu như bạn thực sự muốn đầu tư vào hàng hóa hay forex, bạn hãy lựa chọn các nền tảng như: Binance, MiTrade, Exness, IC Markets, FXTM, XM,… Khi xuống tiền đầu tư hay thực hiện bất kỳ các hành vi kiếm tiền nào, bạn cần phải trang bị sẵn kiến thức. Nếu cảm thấy không hiểu về các khoản đầu tư tốt nhất là không nên thực hiện!
3.2 Lừa đảo hỗ trợ đặt đơn Thương mại điện tử (Shopee, Lazada, Tiki)
Trong những năm 2022-2023 thì toàn Việt Nam đang rộ lên một phương thức lừa đảo hoàn toàn mới với tên gọi “Đặt đơn thuê”. Các nhóm Telegram này được vận hành cùng với một nền tảng Website với các đơn hàng Shopee, Lazada, Tiki… và cần người đặt thuê. Với mỗi một đơn hàng đặt thuê, người dùng sẽ nhận được một lượng hoa hồng nhất định (Thường là 20-30% trên tổng giá trị đơn hàng), điều này có nghĩa là đơn hàng càng to thì càng được nhiều tiền. Tuy nhiên, câu hỏi ở đây là “Tiền đâu để đặt đơn hộ?” – Đương nhiên rồi, bạn phải nạp vào chứ còn ở đâu mà ra nữa?
Khi mới bắt đầu, họ sẽ chỉ cho bạn những đơn hàng có giá trị thấp từ 100-200k thì hoa hồng chỉ dừng ở mức vài chục nghìn. Xong mỗi đơn họ sẽ thanh toán và hỗ trợ bạn rút tiền về thẻ ngân hàng để tạo niềm tin tuyệt đối. Sau một thời gian tạo niềm tin, bạn sẽ nhận được những đơn hàng lớn hơn đến chục triệu đồng, mức hoa hồng lúc này đã là vài triệu đồng. Tiếp theo là những đơn hàng hàng trăm triệu, đến lúc này thì bạn chỉ có thể nạp tiền vào đặt đơn thôi chứ chả rút được đâu nhé!
Tuy nhiên, kẻ xấu chưa buông tha cho bạn tại đây đâu. Nền tảng sẽ thông báo rằng quá trình đặt đơn bạn đã thực hiện sai (Thực tế là hệ thống cố tình thay đổi để bạn sai, cho dù bạn có cẩn thận đến mấy cũng chẳng thể đúng được đâu. Vì họ là những người cầm hệ thống, thay đổi thông số, ký tự chuyển khoản hay mã đơn hàng chỉ là chuyện nhỏ). Khi đơn hàng đặt bị sai, bạn sẽ bị giam tiền trên hệ thống và cần nạp thêm tiền để đặt lại đơn đó với mục đích lấy lại số tiền bị giam. Tâm trạng của những người bị lừa lúc này là mong muốn tìm cách lấy lại tiền, nghe thấy từ “Lấy lại được tiền của đơn hàng đặt nhầm” ai cũng muốn và nạp thêm không cần suy nghĩ. Thế nhưng càng nạp thì bạn càng mất nhiều mà thôi. Hãy nhớ rằng, khi bị lừa đảo thì buông bỏ là điều tốt nhất!
3.3 Lừa đảo kiểu tạo tài khoản nhận quà
Hình thức nhận quà miễn phí trên Telegram nhiều không kể nổi. Tuy nhiên đều vận hành theo phương thức “Bạn đang nhận được một món quà miễn phí từ…., hãy điền thông tin theo biểu mẫu để nhận”. Tuy nhiên khi bạn điền xong thì sẽ nhận được mã OTP và ít ai biết được mã OTP đó lại là của các tài khoản ngân hàng. Khi kẻ xấu có được thông tin tài khoản ngân hàng + mã OTP thì tiền của bạn không cánh mà bay cũng là điều hoàn toàn dễ hiểu. Vậy nên, bạn hãy nhớ rằng trên đời này không có bất kỳ món quà nào từ trên trời rơi xuống đâu nhé!
3.4 Lừa đảo kiểu nuôi thú, trồng cây, vật phẩm trong game giá trị cao
Vào năm 2023, các dự án game trên Telegram nổi nên như cồn, đặc biệt là có những người kiếm được cả tỷ đồng trên những trò chơi này. Hiểu một cách đơn giản, đây là những trò chơi đơn giản, ai cũng có thể chơi được cho dù là người lớn tuổi. Trong trò chơi sẽ có các vật phẩm, cây trồng, thú nuôi hoặc bất kỳ thứ gì đó có giá trị rất cao và quy đổi được tiền mặt. Các người chơi sẽ mua bán – trao đổi các vật phẩm với nhau để kiếm tiền.
Thế nhưng, câu chuyện nằm ở chỗ chính là các vật phẩm đó toàn bị “nhà cái” thổi giá trên trời, giá cả tăng theo thời gian. Từ đó mà những người thích làm giàu đua nhau mua đi bán lại, thế nhưng vào một thời điểm nào đó những vật phẩm đó có giá trị bằng 0. Như vậy có nghĩa là số tiền bạn bỏ vào mua vật phẩm đó đã biến mất rồi đó, bạn chỉ có thể cầm vật phẩm đó ngắm suốt quãng đời còn lại mà chả quy đổi được thêm đồng tiền nào đâu.
3.5 Lừa đảo thanh toán hóa đơn điện/ nước/ phạt nguội/ thuế…
Trong dạo thời gian gần đây, nhiều người liên tục nhận được các cuộc gọi với nội dung kiểu “Bạn có một khoản chưa thanh toán, liên hệ ngay để được thanh toán trước khi bị truy thu hoặc vi phạm pháp luật”. Tuy nhiên những hóa đơn đó là hóa đơn ảo chứ làm gì có hóa đơn thật!
Các đối tượng lừa đảo mua các thông tin cá nhân của bạn trên mạng, từ đó tạo ra các biên bản nộp phạt ảo gửi đến bạn. Nếu như bạn là một người nhẹ dạ cả tin thì chắc chắn bạn sẽ nộp phạt để tránh gặp rắc rối rồi. Thế nhưng thật ra với những trường hợp nộp phạt trên Telegram này thì bạn không nộp cũng chả sao, nộp thì chỉ béo cho những kẻ lừa đảo.
4. Những cách phòng chống lừa đảo trên Telegram
Các thủ thuật lừa đảo phổ biến trên Telegram đã được giới thiệu toàn bộ trong bài viết. Bạn chỉ cần đọc thật kỹ là có thể hiểu được thủ thuật của những kẻ lừa đảo, từ đó mà đưa ra những phương án cụ thể nhất. Bên cạnh đó, các thủ thuật lừa đảo trên Telegram ngày càng được nâng cấp, tinh vi hơn và phức tạp hơn, vậy nên bạn cần trang bị cho mình đủ lượng kiến thức để tránh việc bị lừa đảo trong tương lai. Pgdphurieng.edu.vn sẽ chia sẻ đến bạn một số kinh nghiệm phòng tránh lừa đảo trên mạng Internet phổ biến nhất hiện nay.
- Liên tục đọc báo, cập nhật tình hình về các chiêu trò lừa đảo phổ biến trên mạng Internet để có thêm kiến thức.
- Không nên xuống tiền, chuyển tiền vào những hoạt động mình thực sự không hiểu, không biết về chúng. Thực hiện hành động xuống tiền phải có trách nhiệm với bản thân mình.
- Không tin vào bất kỳ lời hứa hẹn, cam kết, lãi suất, hoàn vốn nào trên mạng vì nếu họ cam kết được thì họ đã đưa cả nhà mình làm giàu chứ không bao giờ tìm đến một người dưng như bạn.
- Kiểm tra danh tính người gửi trước khi trả lời tin nhắn, kết bạn. Tốt nhất những người không quen thì không nên kết bạn để tránh đêm dài lắm mộng.
- Tuyệt đối không chia sẻ thông tin như: CCCD, tài khoản ngân hàng, mã OTP hay bất kỳ thông tin nào khác cho người lạ.
- Thấy những nhóm hô hào, ủng hộ, tâng bốc, năng xê quá đà thì tránh xa vì bên trong toàn người của họ.
- Không nhấn vào các đường link không rõ nguồn gốc trên Telegram.
- Hạn chế trò chuyện với người lạ, hạn chế tham gia các nhóm kiếm tiền trên Telegram.
Trong bài viết này, Pgdphurieng.edu.vn đã chia sẻ đến bạn về ứng dụng Telegram và cách phòng chống lừa đảo trên mạng Internet. Chúc bạn một ngày vui vẻ!
Cảm ơn bạn đã xem bài viết Telegram là gì? Có lừa đảo không? tại Pgdphurieng.edu.vn bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.
Nguồn: https://thuthuatphanmem.vn/telegram-la-gi-co-lua-dao-khong/
Từ Khoá Tìm Kiếm Liên Quan: