Bạn đang xem bài viết Team Leader là gì? tại Pgdphurieng.edu.vn bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.
Trong bất kỳ môi trường nào, từ trường học cho đến môi trường làm việc chúng ta đều bắt gặp thuật ngữ Team Leader. Vậy Team Leader là gì, nó có tầm ảnh hưởng ra sao? Liệu bạn đã hiểu hết về vị trí team leader hay chưa? Cùng tìm hiểu thêm về Team Leader qua bài viết dưới đây.
I. Team Leader là gì?
Team nghĩa là đội, khác hoàn toàn với group – nhóm. Đây là đội gồm từ 2 người trở lên, cùng làm việc với nhau vì một tục tiêu, kế hoạch nào đó. Trong một đội, mỗi thành viên sẽ có vai trò, nhiệm vụ khác nhau nhưng sẵn sàng hỗ trợ lẫn nhau để đạt được mục tiêu chung.
Leader được hiểu là người lãnh đạo, người chỉ huy, người đứng đầu một tập thể, một tổ chức. Bên cạnh việc vạch ra phương hướng, kế hoạch, họ cần phải sử dụng kỹ năng quản lý để hướng dẫn đội ngũ của mình đi đúng mục tiêu mà mình đã vạch ra, đồng thời hoàn thành nó một cách trơn tru hiệu quả nhất.
Như vậy, có thể hiểu Team Leader là người trực tiếp lãnh đạo một team, một đội nhóm cụ thể. Đây là vị trí cực kỳ quan trọng. Một nhóm có đứng vững, có hoạt động một cách hiệu quả hay không, tất cả phụ thuộc vào leader cua họ. Không chỉ đưa ra các kế hoạch, mục tiêu, chỉ đạo thực hiện, giám sát, đánh giá kết quả, team leader còn có nhiệm vụ thống nhất các ý kiến của các thành viên khi có tranh luận, cãi vã xảy ra. Người làm leader phải có khả năng gắn kết các thành viên lại với nhau, tạo thành một tập thể thống nhất, làm việc vì một mục tiêu chung.
II. Leadership là gì?
Leadership chính là kỹ năng cần có của một nhà lãnh đạo trong việc thiết lập và vận hành cơ cấu tổ chức trong bất kỳ tổ chức hay tập thể nào.
- Một nhà lãnh đạo hiệu quả, là một người có thể làm được những việc sau:
- Tạo ra tầm nhìn mới, đầy cảm hứng trong tương lai.
- Thúc đẩy và truyền cảm hứng cho những người cùng tham gia.
- Quản lý giao tầm nhìn.
- Huấn luyện, xây dựng một đội ngữ để nó có hiệu quả hơn trong việc đạt được tầm nhìn.
III. Vai trò của Team Leader
Leader đóng vai trò quan trọng trong một team, góp phần quyết định sự thành công của mỗi đội. Dưới đây là một số vai trò của team leader.
Dẫn dắt: Team Leader cung cấp định hướng cho đội nhóm của mình, từ đó dẫn dắt họ để đi đến đích bằng cách truyền đạt đến họ những chính sách, kế hoạch, triển khai việc thực hiện. Không chỉ dừng lại ở mức giám sát tiến độ hoàn thành nhiệm vụ của họ mà phải chỉ cho họ cách thực hiện công việc của họ một cách hiệu quả nhất.
Thúc đẩy động lực cho nhân viên: Khích lệ các thành viên trong nhóm, tạo động lực thúc đẩy đội, nhóm của mình bằng cách hình thức khen thưởng, khơi dậy tiềm năng, thế mạnh của từng cá nhân từ đó có những đánh giá và sắp xếp công việc phù hợp với khả năng của mỗi người.
Xây dựng niềm tin nội bộ: Không thể phủ nhận sức mạnh của niềm tin, niềm tin chính là yếu tố quan trọng trong quá trình làm việc nhóm. Điều gì sẽ xảy ra khi team do mình dẫn dắt không tin tưởng vào người lãnh đạo của họ, các thành viên không có niềm tin vào nhau. Vậy nên team leader phải tạo ra niềm tin cho các thành viên, để họ thấy được năng lực cũng như những cố gắng của mình trong quá trình quản lý đồng biết sử dụng điểm mạnh của mỗi cá nhân để tạo sức mạnh của một team.
Đại diện cho đội: Team leader làm gương cho các thành viên khác noi theo, giúp họ hăng hái với công việc, thúc đẩy học hỏi những điều mới và trợ giúp khi cần thiết trong cả hoạt động cá nhân và nhóm.
Phân công nhiệm vụ: Thiết lập và đạt được các mục tiêu, hành động, đánh bại đối thủ. Xây dựng tinh thần làm việc nhóm hiệu quả, tạo ra môi trường làm việc năng động, sáng tạo, phát huy tối đa khả năng để hoàn thành nhiệm vụ một cách tốt nhất.
Giữ vững sự cân bằng: Điều chỉnh các lợi ích của tổ chức với lợi ích cá nhân, các thành viên sao cho hòa hợp để duy trì và phát triển các hoạt động của team. Đồng thời phải nhanh chóng nắm bắt và giải quyết kịp thời các vấn đề bất đồng nội bộ, mâu thuẫn cá nhân.
IV. Những kỹ năng cần có của một Team Leader
Dưới đây là những kỹ năng cần phải có của một Team Leader.
1. Có tầm nhìn
Điều quan trọng nhất của một nhà lãnh đạo phải là có tầm nhìn, biết cách chia sẻ những tầm nhìn đó với những người xung quanh. Chỉ khi truyền cảm hứng cho người khác, biết cách chia sẻ tầm nhìn, đặt ra mục tiêu cho cả cho cả nhóm cùng hoạt động thì bạn mới có thể trở thành một leader thực thụ.
2. Khơi nguồn động lực
Một người lãnh đạo tài năng là người có nguồn động lực tốt hơn những người khác, đồng thời phải biết cách khơi dậy động lực của các thành viên trong team của mình. Thông qua động lực làm việc, người lãnh đạo có thể hướng nhân viên hoàn thiện công việc tốt hơn. Có thể nói đây là một kỹ năng vô cùng quan trọng của một team leader.
3. Kỹ năng giải quyết vấn đề
Bất cứ một công việc nào cũng có những lúc gặp trục trặc, xảy ra các vấn đề, các tình huống phát sinh. Lúc này ngời lãnh đạo phải nhanh chóng xác định nguyên nhân và đưa ra phương pháp giải quyết vấn đề một cách nhanh chóng để giảm rủi ro và những ảnh hưởng. Ngoài vấn đề công biệc, đôi khi trong nội bộ team cũng có những xích mích, mâu thuẫn cho nên người lãnh đạo phải khéo léo để xóa bỏ vấn đề đó, đảm bảo và tiếp tục duy trì công việc.
4. Sẵn sàng hỗ trợ Team
Nếu bạn cho rằng, làm leader có gì khó, chỉ có nhiệm vụ giám sát bắt lỗi cấp dưới mỗi ngày mà chức lại cao thì bạn đã lầm. Một leader không chỉ có nhiệm vụ phân công cho mọi người công việc mà còn phải hỗ trợ cho họ hoàn thành công việc khi gặp khó khăn. Còn nếu bạn là một leader, bạn luôn cho rằng khi bạn giao công việc, cấp dưới phải tìm mọi cách, nỗ lực hoàn thành không được phép lơ là còn bạn chỉ việc nhận kết quả thì hãy suy nghĩ lại. Điều đó sẽ gây ra mất niềm tin trong nội bộ, khiến cấp dưới không phục dẫn tới công việc kém hiệu quả hơn. Nếu bạn sẵn sàng tham gia vào công việc cấp dưới, bạn vừa có thể nắm được tiến độ công việc, khả năng, thái độ của nhân viên trong quá trình làm việc để có cái nhìn khách quan nhất đồng thời khiến họ nể trọng bạn hơn.
5. Sự đồng cảm
Một trong những phẩm chất cơ bản nhất mà một nhà lãnh đạo cần có chính là trí thông minh và cảm xúc. Phẩm chất này phần lớn là yếu tố bẩm sinh, tuy nhiên bạn cũng có thể rèn luyện, tích lũy qua năm tháng. Trước khi làm bất cứ điều gì, nhà lãnh đạo cần đặt mình vào vị trí của người khác, hiểu mối quan tâm của họ từ đó có thể giải quyết vấn đề một cách hiệu quả. Sự đồng cảm sẽ truyền cảm hứng và hình thành sự kết nối giữa lãnh đạo và nhân viên để cùng nhau tạo nên thành công chung.
6. Có khả năng sáng tạo
Lãnh đạo luôn đi đôi với sáng tạo. Leader phải tạo ra môi trường làm việc giúp nhân viên của phát triển được cả kỹ năng và trí tưởng tượng. Sự phát triển này sẽ mang đến những đóng góp nhất định vào những dự án, tầm nhìn của công ty. Là một leader, bạn phải học cách tôn trọng sự sáng tạo của người khác đồng thời học hỏi những ý tưởng từ những người xung quanh bởi những ký tưởng đó chắc chắn sẽ cải thiện đáng kể khả năng tư duy và sáng tạo của bạn. Sự sáng tạo giúp cho những leader có khả năng xử lý tốt các tình huống, những vấn đề phát sinh và giải quyết các vấn đề đó một cách nhanh chóng.
7. Kỹ năng quản lý
Hãy nhìn vào các leader trong các chương trình team buiding để thấy kỹ năng quản lý của một leader ra sao. Leader phải luôn theo dõi, giám sát công việc của các thành viên trong nhóm cho đến khi mục tiêu được hoàn thành. Người dân đường cũng nên biết khi nào là thời điểm thích hợp để lùi lại phía sau cho nhóm chủ động phát triển. Khi ấy, ta có thể nhìn rõ khả năng, sự chuyên nghiệp của mỗi cá nhân.
8. Cẩn thận, chu đáo
Một nhà lãnh đạo phải là một người biết quan sát trước sau, cẩn thận trong mọi hành động từ việc nhỏ nhất. Sự tỉ mỉ giúp nhà lãnh đạo có thể kiểm soát công việc tốt hơn. Trong quá trình làm việc, bạn nên lắng nghe ý kiến của mọi người để biết họ đang cần gì, từ đó có thể đưa cho họ thời gian và nguồn lực cần thiết để hoàn thành công việc.
9. Không ngừng học hỏi
Một leader thực thụ phải luôn nỗ lực, không ngừng học hỏi, trau dồi kỹ năng để bản thân ngày một tiến bộ. Tiến bộ để không bị bỏ lại phía sau, tiến bộ để trở thành người truyền cảm hứng cho những người khác, trở thành điểm sáng cho những thành viên khác học tập, noi theo để đội nhóm ngày một tiến bộ hơn.
Trên đây là những giải đáp xoay quanh câu hỏi team leader là gì, các vấn đề liên quan đến team leader. Hy vọng với những thông tin Pgdphurieng.edu.vn cung cấp trên đây sẽ giúp các bạn thành công trong tương lai.
Cảm ơn bạn đã xem bài viết Team Leader là gì? tại Pgdphurieng.edu.vn bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.
Nguồn: https://thuthuatphanmem.vn/team-leader-la-gi/
Từ Khoá Tìm Kiếm Liên Quan: