Bạn đang xem bài viết Tê bì chân tay là dấu hiệu bệnh gì? Nguyên nhân, cách điều trị tại Pgdphurieng.edu.vn bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.
Tê bì chân tay khá phổ biến và có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi, đối tượng, ảnh hưởng đến sức khỏe và cuộc sống của chúng ta. Nếu hiện tượng này diễn ra thường xuyên và liên tục, bạn nên tìm gặp đến bác sĩ để có biện pháp điều trị kịp thời, tránh ảnh hưởng đến sức khỏe sau này.
Tê bì chân tay là gì?
Theo thông tin từ trang website của Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc, tê bì chân tay là triệu chứng các dây thần kinh bị chèn ép dẫn đến cảm giác bị tê tay hoặc chân, đặc biệt là ở các ngón trỏ và ngón giữa.
Khi bị tê bì chân tay, thông thường người bệnh sẽ tê ở cánh tay trước, cảm giác như bị kim đâm hoặc nặng hơn là mất cảm giác, sau đó lan sang cổ tay, ngón tay, ngón chân, gây khó vận động, di chuyển, cảm giác khó chịu ảnh hưởng đến đời sống sinh hoạt.
Sau một thời gian sẽ hết tê nhưng bạn cũng không nên bỏ qua bệnh lý này. Tê bì chân tay cần được điều trị sớm để việc đi đứng, cầm nắm của người bệnh về sau được thuận tiện, dễ dàng hơn.
Tham khảo thêm: Vì sao tê tay chân lại có cảm giác kiến bò?
Triệu chứng của tê bì chân tay
Những dấu hiệu thường gặp của người bị tê bì chân tay mà các bạn có thể nhận thấy và nên đến gặp bác sĩ để xin tư vấn cũng như biện pháp điều trị:
- Cảm giác kim đâm, kiến bò, châm chích: Thường thấy nhất ở người bị tê bì chân tay. Lan từ cánh tay xuống các ngón tay, ngón chân, triệu chứng tê xuất hiện khi ta để yên tay chân ở vị trí nào đó trong một khoảng thời gian dài.
- Mất cảm giác ở tay chân: Dấu hiệu này thường gặp khi về đêm, nhất là khi thời tiết trở lạnh.
- Đau mỏi vai gáy, nửa người.
- Chuột rút tay, chân.
Tham khảo: Có nên dùng kem Vaseline để bôi môi trị nẻ được không?
Nguyên nhân gây tê bì chân tay
Có nhiều nguyên nhân gây ra triệu chứng tê bì chân tay, được chia thành hai nhóm là nguyên nhân sinh lý và nguyên nhân bệnh lý:
Nguyên nhân sinh lý
Tê bì chân tay có thể xảy ra do trong lúc hoạt động, làm việc hay sinh hoạt thường ngày mà mặc đồ quá bó, đứng, ngồi hoặc làm một việc gì đó quá lâu, sai tư thế. Lúc này, máu sẽ không được lưu thông dễ dàng, dẫn đến việc tê tay và chân.
Bên cạnh đó, nguyên nhân này cũng đến từ việc lo âu, mệt mỏi, hay khó thích ứng với thời tiết bị biến đổi đột ngột, ảnh hưởng đến tâm trạng của bạn làm các tế bào thần kinh căng thẳng, dễ bị tê liệt.
Nguyên nhân bệnh lý
Tê bì chân tay có thể là biểu hiện của một số bệnh lý, một vài bệnh lý dưới đây là nguyên nhân dẫn đến các triệu chứng của tê bì chân tay:
- Thoát vị đĩa đệm: Giống như tên gọi, đĩa đệm sẽ bị lệch khỏi vị trí ban đầu và tràn ra khỏi bao xơ, chèn ép các dây thần kinh đốt sống gây tê bì chân tay.
- Thoái hóa đốt sống: Sự lưu thông máu bị xảy ra khó khăn do các dây thần kinh và động mạch đốt sống bị chèn ép. Nếu không điều trị sớm thì không chỉ tê bì chân tay, mà có thể gây ra các biến chứng nghiêm trọng hơn như liệt hay teo tay chân.
- Thoái hóa khớp: Các khớp tay, đầu gối, khớp háng bị tổn thương dẫn đến tê bì chân tay, ảnh hưởng đến vận động trong đời sống.
- Tim mạch: Máu sẽ không lưu thông tốt nếu tim hoạt động kém.
- Xơ vữa động mạch: Tê bì chân tay sẽ xảy ra do hiện tượng hẹp động mạch dẫn đến sự chèn ép các dây thần kinh.
- Đa xơ cứng: Tác dụng trực tiếp lên hệ thần kinh trung ương do rối loạn tự miễn.
- Hẹp ống sống: Bệnh bẩm sinh do hiện tượng thu nhỏ của cột sống làm các rễ thần kinh bị chèn ép dẫn đến tê tay, chân.
- Viêm đa rễ thần kinh: Hệ thần kinh ngoại biên bị tổn thương gây rối loạn hoặc mất cảm giác.
- Viêm đa khớp dạng thấp: Người bệnh khi đứng hoặc ngồi quá lâu sẽ xảy ra tình trạng các khớp tay, chân bị viêm nhiễm gây tê bì chân tay.
Ngoài ra, khi sử dụng một số loại thuốc sẽ có các tác dụng phụ cũng gây ra triệu chứng tê bì chân tay, cần đưa bệnh nhân đến phòng khám kịp thời để hỏi ý kiến của bác sĩ.
Cách điều trị tê bì chân tay
Tê bì tay chân do bệnh lý nếu không được điều trị sớm thì không những khiến người bệnh gặp khó khăn trong các hoạt động thường ngày mà còn ảnh hưởng lớn đến sức khỏe của họ.
Một trong những phương pháp điều trị đơn giản nhất mà lại không tốn quá nhiều chi phí đó là tập thể dục thường xuyên để nâng cao sức khỏe và tăng cường lưu thông máu.
Tuy nhiên, bạn cần phải tìm được một cường độ tập luyện phù hợp, không quá mạnh cũng không quá nhẹ, tránh đứng yên hay ngồi một chỗ quá lâu gây ảnh hưởng đến chất lượng luyện tập. Bên cạnh đó hãy dành nhiều thời gian để nghỉ ngơi và giữ tinh thần thoải mái, hạn chế căng thẳng.
Tuy nhiên, đối với tình trạng tê bì tay chân lâu dài hoặc các triệu chứng bất thường khác thì người bệnh cần đến gặp ngay bác sĩ để được chỉ dẫn và điều trị kịp thời.
Tham khảo: Tổng hợp những cách chữa tê bì chân tay đơn giản, hiệu quả
Một vài câu hỏi thường gặp về tê bì chân tay
Tê bì chân tay có phải là dấu hiệu của bệnh không?
Khi bị tê bì chân tay, rất nhiều câu hỏi được đặt ra liệu đó là dấu hiệu của bệnh gì và có nguy hiểm hay không? Tuy nhiên, bạn cần biết rằng không phải bất cứ trường hợp tê bì chân tay nào cũng là một triệu chứng bệnh, đôi khi nó chỉ là hiện tượng sinh lý bình thường và không gây hại cho sức khỏe.
Ngủ hay bị tê tay chân là dấu hiệu của bệnh gì?
Sau khi ngủ dậy bị tê tay chân có thể do nhiều nguyên nhân gây ra như nằm sai tư thế, đè lên các dây thần kinh ở tay,… Bên cạnh đó cũng có khả năng là do mắc phải các bệnh lý như tiểu đường, xương khớp, tim mạch, hệ thần kinh,… Để biết được nguyên nhân do đâu, bạn nên đến gặp bác sĩ để được chẩn đoán chính xác nhất.
Tham khảo thêm: Nguyên nhân và cách phòng tránh hiện tượng ngủ hay bị tê tay chân
Bị tê bì chân tay là thiếu chất gì?
Canxi
Nói tới các bệnh lý xương khớp không thể nào bỏ qua nguồn khoáng chất canxi bởi nó chiếm tới 99% ở xương và răng. Thiếu canxi là nguyên nhân chính dẫn tới các chứng đau nhức, thoái hóa, loãng xương. Triệu chứng điển hình của các bệnh lý xương khớp chính là tê bì chân tay, dễ bị gãy xương và thậm chí khó hồi phục cơ xương khớp.
Do đó, để cải thiện tình trạng tê chân tay, người bệnh cần bổ sung ngay canxi vào chế độ dinh dưỡng. Canxi có nhiều trong các thực phẩm như đậu trắng, rau chân vịt, hạnh nhân, bông cải xanh,…
Vitamin nhóm B như B1, B9 (Acid Folic) và B12
Thiếu vitamin B1 là nguyên nhân dẫn tới sự giảm sút của hoạt động các tế bào trong cơ thể và cũng là chất có chức năng thúc giúp đẩy hình thành năng lượng. Người bị thiếu vitamin B1 có thể có các triệu chứng như mệt mỏi, chân tay tê nhức, cứng khớp như bị kim châm,…
Tiếp theo là chất dinh dưỡng acid folic hay vitamin B9, đây là chất quan trọng có vai trò sản xuất tế bào mới cho cơ thể, trong đó có bạch cầu, tiểu cầu. Bên cạnh đó, Acid folic cũng giúp chống lại bệnh thiếu máu và tham gia vào quá trình tổng hợp các chất dẫn truyền thần kinh, phù hợp cho những bệnh nhân bị tê bì chân tay thuộc mọi đối tượng.
Nói tới tê bì chân tay do thiếu máu thì không thể không nhắc đến vitamin B12, có đặc tính tan trong nước, rất cần thiết cho quá trình sản xuất tế bào máu đỏ, thúc đẩy chức năng thần kinh, giúp tổng hợp DNA và chất béo,… Người bị thiếu vitamin B12 sẽ không sản xuất đủ lượng máu cho cơ thể, trầm trọng hơn là suy giảm chức năng nhận thức gây ra tê bì chân tay.
Bạn hãy bổ sung các vitamin nhóm B từ các thực phẩm như: Cá hồi, gan và nội tạng động vật, thịt bò, thịt gà, trứng sữa, các loại rau xanh, các loại đậu…
Kali
Kali là một khoáng chất có vai trò quan trọng trong hoạt động chức năng của hệ tim mạch và tiêu hóa. Kali tác động tới não bộ và hàm lượng oxy có trong máu.
Nếu máu không cung cấp đủ tới não và các dây thần kinh trung ương và toàn bộ cơ thể dễ dẫn tới tê bì chân tay. Kali có nhiều trong: Đậu nành, chuối, củ dền, dưa hấu, đậu đen,…
Magie
Magie đóng vai trò kiểm soát các xung thần kinh của hệ thần kinh. Ngoài ra, cũng giống canxi, magie giúp hình thành xương và năng lượng cho cơ thể. Nếu lượng magie không đủ cho cơ thể có thể dẫn tới tê bì chân tay.
Magie có nhiều trong các loại hạt: Hạnh nhân, óc chó, giá, bơ, socola đen…
Tham khảo thêm: Bị tê chân tay là thiếu chất gì? Cần bổ sung như thế nào?
Khi nào cần gặp bác sĩ khi bị tê bì chân tay?
Bạn có thể sẽ cần phải gặp bác sĩ nếu có các triệu chứng sau đây vì nó có thể là dấu hiệu của một vài bệnh lý nguy hiểm:
- Đau đầu dữ dội.
- Chóng mặt.
- Khó thở.
- Hay quên.
- Tê bì tay chân kéo dài trên 6 tuần.
- Tê chân kèm theo sự thay đổi màu sắc, nhiệt độ của chân, bàn chân.
- Co giật.
- Mất kiểm soát bàng quang, ruột.
Trên đây là những thông tin về bệnh tê bì chân tay mà Pgdphurieng.edu.vn tổng hợp. Hy vọng sẽ hữu ích với bạn. Hãy chia sẻ bài viết đến mọi người xung quanh nhé!
Nguồn: Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc
Mua sữa bột cho người loãng xương tại Pgdphurieng.edu.vn để bổ sung chất dinh dưỡng nhé:
Pgdphurieng.edu.vn
Cảm ơn bạn đã xem bài viết Tê bì chân tay là dấu hiệu bệnh gì? Nguyên nhân, cách điều trị tại Pgdphurieng.edu.vn bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.