Bạn đang xem bài viết Tăng kali máu: Nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị và phòng ngừa tại Pgdphurieng.edu.vn bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.
Kali tham gia vào nhiều quá trình chuyển hoá trong cơ thể, chính vì vậy các biến đổi bất thường của nó có thể gây ra những biến chứng nặng về. Hãy cùng Nhà thuốc An Khang tìm hiểu rõ hơn về nguyên nhân, triệu chứng để kịp thời phát hiện và phòng ngừa nhé!
Tăng Kali máu là gì?
Tăng Kali máu là tình trạng Kali trong huyết thanh vượt quá giới hạn bình thường của cơ thể. Hoạt động của các tế bào thần kinh và cơ bắp, đặc biệt là các tế bào ở tim bị ảnh hưởng rất nhiều bởi nguyên tố Kali.
Chỉ số bình thường của Kali trong máu dao động từ 3,6 đến 5,2 milimol trên lít (mmol/L). Khi nồng độ này vượt quá 6,0 mmol/L sẽ gây ra các ảnh hưởng nguy hiểm và cần phải được điều trị kịp thời.
Nguyên nhân tăng Kali máu
Thận đóng vai trò quan trọng trong việc giữ nồng độ Kali ở mức bình thường (từ 3,6 đến 5,2 mmol/l). Vì vậy, những bất thường của thận (như suy thận, sỏi thận, viêm thận,…) sẽ dẫn đến sự thay đổi lượng Kali trong máu.
Ở các bệnh nhân sử dụng thuốc điều trị các bệnh mãn tính như tăng huyết áp, bệnh tim mạch cũng thường xuất hiện tình trạng tăng Kali máu. Nguyên nhân là do áp lực của việc dùng thuốc lâu ngày, thận buộc phải làm việc nhiều hơn để thải trừ thuốc ra ngoài. Vậy nên có thể nói các thuốc chữa tăng huyết áp và bệnh về tim mạch cũng là một trong những nguyên nhân gây ra việc tăng Kali máu
- Ức chế men chuyển (ACEI) như captopril, enalapril, perindopril,…
- Chẹn angiotensin (ARB) như candesartan, irbesartan, losartan, telmisartan,…
- Beta-blocker như bisoprolol, nebivolol, propranolol, carvedilol,…
- Heparin, thuốc chống đông máu.
- Chống viêm không steroid (NSAIDs) như meloxicam, diclofenac, ibuprofen, indomethacin,…
- Lợi tiểu tiết kiệm kali như spironolacton, amilorid,…
Một số loại thảo dược sử dụng lâu dài có khả năng làm tăng Kali máu như cây cỏ sữa, hoa loa kèn, nhân sâm Siberia, quả táo gai, chiết xuất từ da và nọc độc của cóc khô.
Triệu chứng của bệnh tăng Kali máu
Kali đóng vai trò như một chất giúp kích hoạt dây thần kinh để phản ứng với các kích thích. Nguyên tố này cũng là yếu tố chính quyết định tính thẩm thấu bên trong các tế bào. Sự rối loạn Kali sẽ dẫn đến những biểu hiện lâm sàng đáng kể tại các cơ bắp và tim như:
- Tăng kali máu gây ra hiện tượng co cứng cơ.
- Khi tác động lên cơ bắp (cơ vân) sẽ gây đau, nhức mỏi cơ thể. Điều này làm bạn cảm thấy lừ đừ và không có sức sống.
- Trên cơ tim, nó làm tim đập không đều, có thể nhanh hoặc chậm. Hồi hộp, căng tức lồng ngực sẽ khiến bạn khó chịu.
- Ở cơ phổi, sự căng cứng làm bạn khó thở, tức ngực. Nếu tình trạng nghiêm trọng có thể bạn sẽ cảm thấylồng ngực bị bóp nghẹn lại.
- Ngoài ra, hàm lượng kali máu cao sẽ ảnh hưởng đến quá trình truyền tín hiệu tế bào từ não đến các cơ quan khác, gây ra hiện tượng tê và ngứa ran.
Biến chứng nguy hiểm của bệnh tăng Kali máu
Tăng Kali máu có thể xảy ra một cách đột ngột, gây ra những biến đổi bất thường tại tim như loạn nhịp và rất dễ dẫn đến các cơn đau tim. Nếu không được điều trị, việc tăng Kali máu nhẹ cũng có thể để lại biến chứng nguy hiểm cho tim.
Cách chẩn đoán bệnh tăng Kali máu
Bệnh tăng Kali máu rất dễ bị bỏ qua vì nó gần như không thể hiện những triệu chứng bất thường. Bệnh sẽ được chẩn đoán khi tiến hành các xét nghiệm máu định kỳ, cụ thể là xét nghiệm nồng độ Kali trong huyết thanh.
Ngoài ra cũng có thể tiến hành đo điện tâm đồ (ECG) để nhận biết sự thay đổi của nhịp tim khi tăng Kali máu.
Khi nào bạn cần gặp bác sĩ?
Các dấu hiệu cần gặp bác sĩ
Khi nhận thấy các dấu hiệu bất thường sau, hãy liên lạc ngay với bác sĩ để được chẩn đoán và điều trị
- Khó thở.
- Yếu cơ hoặc mệt mỏi.
- Đau bụng dữ dội, nôn mửa hoặc tiêu chảy.
- Mạch yếu, đau ngực hoặc có dấu hiệu đau tim.
Nơi khám và chẩn đoán tăng Kali máu
Nếu nghi ngờ Kali máu tăng, bạn có thể đến khám tại khoa nội tổng hợp ở các bệnh viện hoặc các phòng khám đa khoa gần nhất. Hãy tham khảo một số gợi ý sau:
- TP. HCM: Bệnh viện Chợ Rẫy, Bệnh viện Đại học Y, Phòng khám Đa khoa Quốc tế Hoàn Mỹ,…
- Hà Nội: Bệnh viện Bạch Mai, Bệnh viện Đại học Y Dược, Bệnh viện Việt Pháp,…
dropcap]7[/dropcap]Cách điều trị bệnh tăng Kali máu
Tuỳ vào mức độ tăng Kali máu sẽ có các phương pháp điều trị khác nhau:
Thuốc lợi tiểu: Kali đào thải chủ yếu qua nước tiểu. Việc sử dụng thuốc lợi tiểu sẽ giúp làm tăng lượng nước tiểu và loại bỏ Kali, từ đó giảm nồng độ Kali trong cơ thể.
Đưa thuốc qua đường tiêm tĩnh mạch (IV): Khi nồng độ Kali trong máu tăng cao, cần điều trị ngay lập tức bằng cách truyền canxi qua đường tĩnh mạch để bảo vệ tim. Sau đó tiếp tục truyền Insulin giúp vận chuyển Kali từ ngoài vào bên trong các tế bào máu. Albuterol cũng có tác dụng vận chuyển Kali tương tự như Insulin có thể được sử dụng.
Kiểm soát các thuốc đang sử dụng: Một số loại thuốc huyết áp hoặc các loại thuốc khác mà bạn đang sử dụng có thể làm tăng Kali trong máu. Hãy tìm đến bác sĩ để được tư vấn chính xác về việc nên ngừng hoặc thay đổi thuốc để cải thiện.
Thuốc gắn Kali: Là loại thuốc có thể dùng hàng ngày giúp làm giảm lượng Kali dư thừa có trong ruột bằng cách gắn kết và đào thải qua phân. Thuốc gắn Kali có thể được chỉ định khi không đáp ứng với các phương pháp điều trị khác. Thuốc gắn Kali được dùng ở cả dạng uống và dạng thụt trực tràng.
Chạy thận: Bệnh nhân có thể phải chạy thận khi nồng độ Kali vẫn cao sau khi điều trị với các thuốc khác hoặc mắc bệnh suy thận. Phương pháp này giúp thận loại bỏ nhanh lượng Kali dư thừa ra khỏi máu.
Biện pháp phòng ngừa tăng Kali máu
Điều đầu tiên bạn cần lưu ý là đầu tư kiến thức về dinh dưỡng, cần xây dựng chế độ ăn lành mạnh, cân bằng thịt, cá, rau, củ, quả,… Nếu bạn đang bị tăng kali máu hoặc có nguy cơ mắc bệnh, nên thay đổi chế độ ăn và giảm các thực phẩm nhiều Kali, ví dụ như:
- Trái cây tươi: chuối, mơ, lê, bưởi, dưa lê, dưa lưới, dưa hấu.
- Trái cây sấy khô: mận khô, nho khô, chà là.
- Rau lá xanh, bông cải xanh, măng tây, rau chân vịt.
- Củ: khoai tây, khoai lang, cà tím, nấm, củ cải, củ dền, bí ngô.
- Các loại đậu: đậu ngự, đậu cúc, đậu tây, đậu lăng, đậu Hà Lan, đậu nành, đậu đen.
Khám sức khỏe định kỳ là cách hữu hiệu nhất để phát hiện và chữa trị kịp thời tăng Kali máu, đặc biệt là với bệnh nhân mắc các bệnh mãn tính về tim mạch, huyết áp cũng như các bệnh lý liên quan đến thận.
Những bệnh nhân đang dùng thuốc điều trị các bệnh khác cũng nên hỏi ý kiến bác sĩ để điều chỉnh lại thuốc một cách phù hợp.
Xem thêm
- Tăng huyết áp
- Tiểu đường (đái tháo đường) là gì?
- Chỉ số HDL là gì? Chỉ số HDL-cholesterol trong máu cao có ý nghĩa gì?
Trên đây là một số thông tin tổng quát về tăng Kali máu. Hãy chia sẻ cho gia đình và người thân để phát hiện sớm những triệu chứng của tăng Kali máu, từ đó có biện pháp điều trị kịp thời, tránh để lại các biến chứng lâu dài ảnh hưởng đến sức khoẻ.
Nguồn tham khảo: MayoClinic, ClevelandClinic, WebMD
Cảm ơn bạn đã xem bài viết Tăng kali máu: Nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị và phòng ngừa tại Pgdphurieng.edu.vn bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.