Bạn đang xem bài viết Tai biến mạch máu não: Nguyên nhân, triệu chứng và cách phòng ngừa tại Pgdphurieng.edu.vn bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.
Tai biến mạch máu não không còn là căn bệnh xa lạ với nhiều người, đặc biệt hay gặp ở người cao tuổi. Vậy tai biến mạch máu não là gì, nguyên nhân và cách điều trị ra sao, hãy cùng Nhà thuốc An Khang tìm hiểu trong bài viết này nhé!
Tai biến mạch máu não là gì?
Tai biến mạch máu não (đột quỵ não) là một thuật ngữ chung dành để chỉ tình trạng suy giảm chức năng thần kinh cấp tính xảy ra sau khi có gián đoạn đột ngột cấp máu đối với một vùng não chuyên biệt, khiến vùng não bị thiếu oxy và dinh dưỡng, một số cơn đột quỵ nhỏ có thể kéo dài vài phút hoặc kéo dài tới 24 giờ.
Nguyên nhân gây ra tình trạng não bộ suy giảm chức năng có thể do mạch máu (thiếu máu cục bộ, xuất huyết não) gây ra các triệu chứng thần kinh khu trú hoặc toàn thể nhưng không do chấn thương gây nên.
Thông thường, tế bào não không thể chịu đựng thiếu oxy trong vòng vài phút [1]. Ngoài thời gian này các tế bào não sẽ chết đi, tương ứng với các tế bào bị chết này phần cơ thể tương ứng sẽ mất chức năng và ngừng hoạt động.
Tai biến mạch máu não chia thành hai dạng chính:
- Xuất huyết não: Xảy ra khi máu thoát khỏi thành mạch chảy vào nhu mô não.
- Nhồi máu não hoặc thiếu máu não cục bộ: thiếu máu ở mạch máu gây hoại tử tế bào não mà nó cấp máu.
- Cơn thiếu máu thoáng qua (TIA)
Xuất huyết não là một trong những loại tai biến mạch máu não chính
Triệu chứng của tai biến mạch máu não
Các dấu hiệu, triệu chứng của đột quỵ có thể kín đáo, khó nhận thấy, thường bao gồm các dấu hiệu sau:
- Khó nói và hiểu những gì người khác đang nói: người bệnh có thể không nói được do lưỡi bị lệch, do tổn thương vào vùng Broca (nằm ở thuỳ trán có chức năng giúp sản xuất lời nói) nên người tổn thương vùng này sẽ có đặc điểm hiểu những gì người khác nói nhưng không nói được. Hoặc do tổn thương vùng Wernicke (nằm ở thuỳ thái dương có chức năng xử lý và tạo ý nghĩa cho lời nói) nên người bệnh sẽ có đặc điểm có thể nói thành lời nhưng lời nói không có ý nghĩa.
- Liệt mặt, yếu nửa người hoặc yếu toàn thân: Tai biến mạch máu máu não tác động vào nhu mô não, cũng như đường đi của dây thần kinh gây nên tình trạng mặt bị xệ, méo, lệch sang một bên, mắt không thể nhắm kín (khi so sánh hai bên sẽ có sự khác biệt). Tình trạng yếu nửa người cũng hay xảy ra khi tay và chân một bên yếu hơn bên còn lại.
- Thay đổi thị giác: đột ngột bị mất thị giác ở một hoặc hai bên, trường hợp khác có thể xuất hiện tình trạng nhìn đôi (thấy hai hình của cùng một vật).
- Đau đầu: nếu bạn gặp phải tình trạng xuất huyết não, bạn sẽ cảm thấy đau đầu dữ dội, có thể kèm theo nôn hoặc buồn nôn. Trường hợp nhồi máu não có thể kèm theo đau đầu âm ỉ, đau đầu thoáng qua, khó phát hiện hơn.
- Đi lại khó khăn: tổn thương vùng tiểu não có thể làm cho chức năng giữ thăng bằng của cơ thể bị ảnh hưởng, hoặc do nguyên nhân yếu các chi có thể làm việc đi lại trở nên khó khăn.
Liệt mặt là một trong những triệu chứng tai biến mạch máu não
Nguyên nhân gây tai biến mạch máu não
Có hai nguyên nhân chính gây đột quỵ: tắc động mạch (đột quỵ thiếu máu cục bộ) hoặc rò rỉ hoặc vỡ mạch máu (đột quỵ xuất huyết). Một số người có thể chỉ bị gián đoạn tạm thời lưu lượng máu đến não, được gọi là cơn thiếu máu não thoáng qua (TIA), không gây ra các triệu chứng kéo dài.
Đột quỵ thiếu máu cục bộ (nhồi máu não)
Nó xảy ra khi các mạch máu của não bị thu hẹp hoặc tắc nghẽn, làm giảm lưu lượng máu nghiêm trọng do
- Xơ vữa động mạch: tình trạng này làm hẹp đường kính các mạch máu, làm giảm máu cung cấp đến các tế bào não. Các mảng xơ vữa động mạch có thể tạo thành cục máu đông, làm ngăn cản dòng máu đến não gây nên thiếu máu đột ngột ở não.
- Nguyên nhân khác: Huyết áp tụt đột ngột hơn 40mmHg, viêm động mạch hoặc viêm tắc tĩnh mạch gây nên tai biến mạch máu não. Người hút thuốc lá dễ rối loạn lipid máu, làm tăng nguy cơ xơ vữa động mạch.
Đột quỵ xuất huyết (chảy máu não)
Đột quỵ xuất huyết xảy ra khi một mạch máu trong não bị rò rỉ hoặc vỡ. Các yếu tố liên quan đến đột quỵ xuất huyết bao gồm:
- Huyết áp cao không được kiểm soát: đây là nguyên nhân hàng đầu của tai biến mạch máu não. Cao huyết áp làm cho áp lực dòng máu lên thành mạch cao hơn bình thường khiến cho thành mạch bị tổn thương gây ra nhồi máu não hoặc làm cho mạch máu bị vỡ gây nên xuất huyết não. Người bị cao huyết áp có nguy cơ bị tai biến cao gấp 3 – 4 lần so với người có huyết áp bình thường.
- Điều trị quá mức với chất làm loãng máu (thuốc chống đông máu)
- Phình ở những điểm yếu trong thành mạch máu (phình động mạch)
- Chấn thương (do tai nạn, va đập mạnh…)
Cơn thiếu máu não thoáng qua (TIA)
Cơn thiếu máu não thoáng qua (TIA) — đôi khi được gọi là cơn đột quỵ nhỏ — trong đó việc cung cấp máu cho não tạm thời bị gián đoạn. Nó có thể kéo dài vài phút hoặc kéo dài đến 24 giờ. TIA nên được điều trị khẩn cấp, vì chúng thường là dấu hiệu cảnh báo bạn có nguy cơ bị đột quỵ hoàn toàn trong tương lai.
Rối loạn lipid máu là một trong những nguyên nhân gây tai biến mạch máu não
Biến chứng nguy hiểm
- Tê liệt hoặc mất cử động cơ bắp: có thể yếu hoặc không thể cử động được tay, chân một bên hoặc trong một số trường hợp khác thì không thể cử động một bên mặt.
- Khó nói hoặc nuốt: tai biến có thể ảnh hưởng đến vùng thần kinh chi phối các cơ ở miệng và cổ họng gây nên tình trạng khó phát âm, cũng như khó nuốt.
- Mất trí nhớ hoặc suy nghĩ khó khăn: người bệnh đột ngột mất một phần trí nhớ hoặc khó đưa ra những phán đoán, khái niệm.
- Vấn đề trong kiểm soát cảm xúc: khi đột quỵ tác động vào vùng cảm xúc của não bộ sẽ gây nên trạng thái trầm cảm, hoặc dễ có những phản ứng thái quá.
- Cơn đau bất thường: bạn có thể gặp phải tình trạng không có cảm giác nóng, lạnh hay cầm nắm với nhiều sự vật. Trong một số trường hợp khác, các cảm giác này lại có phần được tăng thêm như cánh tay luôn cảm thấy nóng ran.
- Thay đổi hành vi và khả năng tự chăm sóc: những người gặp phải tình trạng tai biến mạch máu não đôi khi không tự chăm sóc, điều này làm họ cảm thu mình lại, cảm thấy ngại ngùng.
Xem thêm: Những di chứng sau đột quỵ không phải ai cũng biết
Biến chứng tai biến mạch máu não
Cách chẩn đoán bệnh
- Khi có những triệu chứng của đột quỵ, bệnh nhân cần được đưa đến các cơ sở cấp cứu gần nhất càng sớm càng tốt, bác sĩ sẽ kết hợp thăm khám lâm sàng và chỉ định chụp cắt lớp vi tính sọ não để có hướng can thiệp phù hợp.
- Ngoài ra để chuẩn đoán phân biệt với các bệnh lý khác có thể bạn sẽ cần làm xét nghiệm máu, điện tim đồ, siêu âm động mạch, chụp X-quang, chụp cộng hưởng từ (MRI)…
Phải loại trừ hạ đường huyết trước khi chẩn đoán tai biến mạch máu não
Khi nào cần gặp bác sĩ
Các dấu hiệu cần gặp bác sĩ
Khi có bất cứ triệu chứng nào liên quan đến đột quỵ như
- Lẫn lộn, sảng, lơ mơ, hôn mê.
- Nhức đầu dữ dội, khác thường.
- Mất thăng bằng.
- Giảm thị lực đột ngột hoặc yếu một bên cơ thể.
- Chóng mặt, giảm thính lực, buồn nôn, nôn ói.
Dù chỉ là đột quỵ thoáng qua nhưng chúng ta nên kiểm tra tình trạng của mình hoặc người nhà, chỉ cần 1 trong 3 dấu hiệu sau bạn nên đưa người nhà đi cấp cứu ngay lập tức:
- Khuôn mặt: khi cười có bị lệch hoặc xệ bên nào không?
- Cánh tay: yêu cầu giơ 2 tay ra trước, tay có thể giữ trong không khí hay cầm nắm một vật được hay không?
- Bất thường về lời nói, ý thức: đột ngột nói ngọng, không hiểu lời nói hay khó nói, lú lẫn…
Cần phải ghi nhớ rằng trong tai biến mạch máu não mỗi phút đều rất quan trọng.
Đau đầu dữ dội cần gặp bác sĩ ngay
Nơi khám chữa bệnh tai biến mạch máu não
Khi bệnh nhân gặp vấn đề tai biến mạch máu não nên đưa đến các cơ sở gần nhất để được điều trị kịp thời, không nên chọn các bệnh viện quá xa sẽ ảnh hưởng đến thời gian vàng của bệnh nhân. Tham khảo một số bệnh viện uy tín:
- Tại Thành phố Hồ Chí Minh: Bệnh viện Nhân dân 115, Bệnh viện Nguyễn Tri Phương, Bệnh viện Chợ Rẫy, Bệnh viện Đại học Y dược TP.HCM.
- Tại Hà Nội: Bệnh viện Đại Học Y, Bệnh viện Bạch Mai…
Đến ngay các bệnh viện uy tín nếu có dấu hiệu bất thường
Các cách điều trị bệnh tai biến mạch máu não
Những điều cần làm nếu gặp bệnh nhân bị tai biến
- Đừng chân chờ, hãy gọi cấp cứu 115 để được đưa đến viện càng sớm càng tốt.
- Đỡ người bệnh khỏi té ngã. Nếu người bệnh còn tỉnh, đặt nằm tư thế đầu cao 30 độ để làm giảm áp lực nội sọ. Nếu buồn nôn và nôn, hãy quay đầu người bệnh về một phía tránh sặc vào phổi.
- Nới bớt quần áo, để người bệnh nằm yên tĩnh tránh ồn ào gây kích động. Động viên an ủi người bệnh.
- Không được cho người bệnh ăn hay uống khi chưa được phép của nhân viên y tế, phòng tránh nôn và sặc vào phổi. Viêm phổi do sặc là biến chứng nặng nề, điều trị rất khó khăn.
- Nếu người bệnh hôn mê, hãy kiểm soát đường thở. Đánh giá và làm theo quy trình cơ bản ABC và kiên nhẫn chờ xe cấp cứu.
Những lưu ý khi xử trí ban đầu
- Xoa bóp, bấm huyệt hoặc dùng kim chọc 10 đầu ngón tay, ngón chân, đánh gió: những động tác này sẽ kích thích gây đau và vô tình làm trầm trọng thêm tình trạng bệnh.
- Không tự dùng aspirin.
- Không nên tự uống các loại thuốc khi chưa có chỉ định của bác sĩ, bởi nguy cơ nôn sặc vào phổi rất cao, chưa kể bạn chưa biết loại tổn thương não của người bệnh là thiếu máu hay chảy máu.
- Khi có dấu hiệu đột quy, đừng cho người bệnh uống thuốc huyết áp khi chưa có sự đồng ý của bác sĩ. Bởi mức huyết áp tăng cao một phần là phản ứng để duy trì áp lực tưới máu não.
Cần tranh thủ từng phút từng giây để cấp cứu bệnh nhân
Các phương pháp điều trị
Khi bệnh nhận bị đột quỵ cấp đến khoa cấp cứu, bác sĩ sẽ đánh giá và kiểm soát chức năng sống ABC và chuẩn bị cho tiêu sợi huyết cho các bệnh nhân có chỉ định. Thuốc tiêu sợi huyết được khuyến cáo dùng hiện nay là alteplase.
Với nhồi máu não
Tiến hành dùng thuốc tiêu huyết khối Actilyse (thời gian vàng là 3 giờ đầu tiên). Nếu tắc động mạch não lớn, bác sĩ sẽ có thể phối hợp thêm phương pháp lấy huyết khối bằng dụng cụ cơ học (dùng thiết bị Solitaire).
Với xuất huyết não
- Điều trị xuất huyết não bao gồm các biện pháp điều trị hỗ trợ và kiểm soát các yếu tố nguy cơ phụ thuộc vào nguyên nhân và mức độ xuất huyết
- Một số loại thuốc có thể được sử dụng gồm: thuốc giảm đau, corticoid hoặc thuốc lợi tiểu để làm giảm phù, thuốc chống co giật và kiểm soát co giật.
Phẫu thuật
- Tùy theo mức độ xuất huyết bác sĩ có chỉ định phẫu thuật để giảm phù và ngăn ngừa chảy máu, đôi khi cần phẫu thuật lấy khối máu tụ (ví dụ đối với các khối máu tụ tiểu não > 3 cm).
- Điều trị các đoạn phình mạch, dị dạng động – tĩnh mạch.
Nếu bệnh nhân nằm ngoài thời gian vàng điều trị sẽ được điều trị phòng ngừa tái phát, chăm sóc nâng đỡ, tập vật lý trị liệu giúp giảm thiểu và phục hồi dần các di chứng.
Các phương pháp điều trị tai biến mạch máu não
Biện pháp phòng ngừa
- Kiểm soát tốt huyết áp với người điều trị tăng huyết áp: uống thuốc đúng và đủ theo chỉ định của bác sĩ.
- Giảm các thực phẩm chứa cholesterol và chất béo bão hoà: có thể đi kiểm tra lipid máu, nếu cần có thể phải dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ.
- Bỏ thuốc lá.
- Duy trì cân nặng hợp lý BMI từ 18 đến 22.
- Ăn nhiều rau xanh và trái cây.
- Tập thể dục thường xuyên: duy trì hoạt động thể lực ít nhất 30 phút mỗi ngày và ít nhất 5 ngày mỗi tuần.
- Điều trị ngưng thở khi ngủ.
Duy trì thói quen sinh hoạt và làm việc hợp lý
XEM THÊM:
- Viêm màng não
- Bệnh teo não, dấu hiệu nhận biết và cách điều trị
- Các dấu hiệu cảnh báo sắp đột quỵ và cách sơ cứu khi gặp phải
Hy vọng bài viết đã cung cấp cho bạn những kiến thức cơ bản về tai biến mạch mãu não. Nếu bạn thấy bài viết này hay và hữu ích, hãy chia sẻ cho người thân và bạn bè nhé!
Nguồn: CDC, NHS, Healthline, Mayo Clinic, MSD Manual.
Nguồn tham khảo
-
About Stroke
https://www.cdc.gov/stroke/about.htm
Thạc sĩ Phạm Nguyên Bình
Bệnh viện Nhân Dân 115
Cảm ơn bạn đã xem bài viết Tai biến mạch máu não: Nguyên nhân, triệu chứng và cách phòng ngừa tại Pgdphurieng.edu.vn bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.