Bạn đang xem bài viết Tác dụng, cách dùng, tác dụng phụ của cao đinh lăng tại Pgdphurieng.edu.vn bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.
Trong đời sống, nhân dân ta thường dùng lá cây đinh lăng làm rau sống ăn kèm món gỏi cá nên cây đinh lăng còn được gọi là cây gỏi cá. Thế nhưng ít ai biết rằng loại cây này không chỉ là loại rau sống mà còn thường được nấu thành cao để dùng làm thuốc. Để hiểu rõ hơn về loại cao thuốc này, mọi người cùng theo dõi bài viết dưới đây.
Cây đinh lăng được chủ yếu trồng làm cảnh, thức ăn hay làm thuốc trong y học cổ truyền. Bộ phận dùng chủ yếu là phần lá và rễ, chiết xuất thành cao làm thuốc bồi bổ, trị suy nhược cơ thể. Thế nhưng gần đây đã có rất nhiều chứng minh rằng loại cây này còn có nhiều công dụng khác nữa. Vậy nên hiểu rõ hơn và tác dụng, cách dùng của cao đinh lăng sẽ cho hiệu quả hơn trong quá trình sử dụng, mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe của bạn.
Cao đinh lăng là gì?
Cao đinh lăng là dược liệu được chiết xuất, bào chế từ rễ và củ của cây đinh lăng-một loại cây thuộc họ Nhân sâm hay họ Ngũ gia bì (Araliaceae), có tên khoa học là Polyscias fruticosa (L.) Harms. Đinh lăng có nguồn gốc từ đảo Polynésie ở Thái Bình Dương, được trồng ở Indonesia, Malaysia, Campuchia, Lào… Ở Việt Nam, đinh lăng đã có từ lâu trong nhân dân và được trồng khá phổ biến ở vườn gia đình, trong đình chùa, trạm xá, bệnh viện. . . để làm cảnh, làm thuốc và rau gia vị.
Lá cây được hái dùng quanh năm, trong khi củ, rễ được thu hoạch chủ yếu vào mùa thu đông, vì lúc này rễ mềm nhiều hoạt chất, dễ rửa sạch. Trong đinh lăng đã tìm thấy có các alcaloid, glucozid, saponin, flavonoid, tanin, vitamin B1 các axit amin trong đó có lyzin, xystein, và methionin là những axit amin không thể thay thế được. Ngoài ra trung tâm Sâm và Dược liệu thành phố Hồ Chí Minh thuộc Viện Dược Liệu đã phân lập được một số hợp chất polyacetylen là panaxynol, panoxydol, heptadeca1,8(E)-dien-4,6 diyn-3,10 diol…Ba chất này có tác dụng kháng khuẩn mạnh và chống một số dạng ung thư.
Tác dụng của cao đinh lăng đối với cơ thể
Cũng giống như cây đinh lăng tươi hoặc khô, cao đinh lăng có nhiều lợi ích với sức khỏe như:
– Tăng cường thể lực, giảm stress: Cây đinh lăng có chứa các thành phần tương tự như sâm nhung có khả năng kích thích hoạt động của não bộ, chống mệt mỏi, oxy hóa và giảm lo âu và mệt mỏi.
– Tốt cho hệ tiêu hóa, giúp ăn ngon, ngủ tốt, tăng cân.
– Bảo vệ gan
– Trị tắc tia sữa và lợi sữa.
– Lợi tiểu, giảm đau, hạ sốt, chữa ho, ho ra máu.
– Kích thích miễn dịch, tăng sức đề kháng đối với bệnh tật.
– Trị đau nhức xương khớp, đau lưng, thấp khớp.
– Tác dụng an thần, giảm căng thẳng.
– Ngoài ra Đinh lăng đã được nghiên cứu và chứng minh có tác dụng nội tiết kiểu oestrogen, giảm các triệu chứng khó chịu ở giai đoạn tiền mãn kinh, mãn kinh như khó chịu, bốc hỏa, khó ngủ…giúp ăn ngon và giữ tâm trạng ổn định.
Cách dùng cao đinh lăng
Cao đinh lăng có ba loại là cao đinh lăng lỏng, cao đinh lăng đặc và cao đinh lăng khô.Cao đặc và khô thường được sử dụng làm nguyên liệu sản xuất dược phẩm và thực phẩm chức năng. Còn các loại cao dùng pha với nước là dạng cao đinh lẳng lỏng. Dạng này hơi sánh, có mùi tự nhiên của dược liệu.
Để có hiệu quả thì cần phải dùng cao đúng cách, nếu không sẽ gây ra phản ứng phụ. Để biết cách sử dụng cao đinh lăng, bạn nên tham khảo một số hướng dẫn cụ thể ngay sau đây:
– Tùy vào từng hàm lượng dưỡng chất của đinh lăng mà mỗi nhà sản xuất sẽ có khuyến cáo tỉ lệ pha cho phù hợp. Bạn nên đọc kĩ hướng dẫn sử dụng để có tỉ lệ pha cao-nước đúng nhất. Không pha quá đặc hoặc quá loãng đều gây ảnh hưởng tới hiệu quả sử dụng.
– Cao đinh lăng cần pha với nước ấm đã được đun sôi, là nước lọc nguyên chất. Nên uống khi còn ấm vì thời gian này các chất dinh dưỡng trong cao đinh lăng sẽ được hấp thụ tốt nhất.
– Tuyệt đối không được pha với các loại nước khác như nước ngọt, sữa, trà hay cà phê… Vì có thể làm ảnh hưởng đến công dụng của sản phẩm cũng như gây tác dụng phụ không mong muốn.
– Thời điểm uống cao đinh lăng phù hợp nhất là uống sau khi ăn 30 phút hoặc uống vào bữa ăn nhẹ. Không nên uống khi bụng đói vì có thể chất tanin trong cao làm ảnh hưởng tới dạ dày, khiến bạn cảm thấy cồn cào, khó chịu.
– Trước khi sử dụng bạn có thể tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc cán bộ y tế có chuyên môn.
Tác dụng phụ khi dùng cao đinh lăng
Dù có nhiều lợi ích đối với sức khỏe nhưng nếu bạn dùng sai cách, dùng không đúng liều lượng được khuyến cáo có thể gây ra những tác dụng phụ:
Uống quá nhiều cao đinh lăng có thể sẽ gây say khiến cho cơ thể mệt mỏi, chóng mặt, hoa mắt và tiêu chảy. Là một dược liệu ít độc nhưng nếu bạn sử dụng với một thời gian dài có thể gây vỡ hồng cầu vì chính lượng saponin trong cây. Nếu sử dụng quá liều lâu dài, độc tính trường diễn thường thấy là xung huyết ở gan, tim, phổi, dạ dày, ruột, biến loạn dinh dưỡng.
Cây đinh lăng quả là vị thuốc quý với rất nhiều công dụng tốt cho sức khỏe, thế nhưng nếu bạn muốn sử dụng cao đinh lăng, hãy đến gặp bác sĩ, có thể là bác sĩ y học cổ truyền để có được lời khuyên đúng đắn nhất về việc sử dùng vị thuốc này.
Nguồn: NCBI, tracuuduoclieu
Có thể bạn quan tâm:
>>>>> Cách dùng, liều dùng và lưu ý khi sử dụng cao đinh lăng
>>>>> Các loại hoạt huyết dưỡng não tốt trên thị trường
Một số sản phẩm có chứa Cao đinh lăng tại Nhà thuốc An Khang
-
Ginkgo Biloba New tăng cường lưu thông máu não
125.000₫
/Hộp
-
Cebraton phòng và trị suy giảm trí nhớ
160.000₫
/Hộp
-
Hoạt Huyết Dưỡng Não Ladophar giúp cải thiện trí nhớ
85.000₫
/Hộp
-
Viên bao đường Hoạt Huyết Dưỡng Não Traphaco giúp cải thiện trí nhớ
21.000₫
/Hộp
-
Viên bao phim Hoạt Huyết Dưỡng Não Traphaco giúp cải thiện trí nhớ
95.000₫
/Hộp
Cảm ơn bạn đã xem bài viết Tác dụng, cách dùng, tác dụng phụ của cao đinh lăng tại Pgdphurieng.edu.vn bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.