Sủi cảo
Sủi cảo (cách gọi của người Quảng Đông) hãy còn gọi bánh chẻo. “Chẻo” bắt nguồn từ tiếng phổ thông Trung Quốc “餃子”) đây là một loại bánh hấp của Trung Quốc rất được ưa chuộng tại các quốc gia Đông Nam Á. Đây là một món ăn chính trong dịp Tết âm lịch của người Trung và là món ăn thường ngày của các hộ gia đình ở phía Bắc Trung Quốc.
Theo lịch sử sủi cảo được cho là tạo ra bởi Trương Trọng Cảnh một thầy thuốc y học cổ truyền sống ở thời nhà Hán. Ban đầu khi mới xuất hiện, sủi cảo có tên gọi là bánh “tai mềm” vì nó được tạo ra để chữa chứng ê buốt tai. Trên đường về nhà vào mùa đông, Trương Trọng Cảnh thấy rất nhiều người bị chứng ê buốt tai bởi họ không có quần áo ấm và thực phẩm đầy đủ. Ông đã chữa trị cho những người nghèo này bằng cách hầm thịt cừu, ớt và một vài loại thuốc làm ấm người trong một chiếc nồi, băm nhỏ chúng và đưa vào trong những tờ giấy gói bột nhỏ. Ông còn luộc những chiếc bánh hấp này và đưa chúng kèm bát canh đến người bệnh cho đến dịp Tết nguyên đán. Để đón mừng năm mới cũng như sự hồi phục sau chứng ê buốt tai, mọi người đã học công thức của vị thầy thuốc họ Trương để làm tai mềm.
Nhân của sủi cảo thường làm từ tôm nguyên con đã lột vỏ, thịt xay hoặc rau chất đầy và gói bởi một lớp vỏ bột mỏng, sau đó được ép chặt lại bằng cách nhấn mạnh các góc bánh vào nhau hoặc xếp thành nếp. Bánh sủi cảo được chia làm 4 loại theo bốn cách nấu khác nhau gồm: Sủi cảo hấp, sủi cảo luộc, sủi cảo chiên hay sủi cảo trứng – loại sủi cảo sử dụng trứng thay cho vỏ bột để bọc bánh.
Há cảo
Bên cạnh Sủi Cảo thì Há cảo cũng là món ăn trong nền ẩm thực Trung Hoa rất quen thuộc với người Việt Nam. Há cảo có nguồn gốc từ Triều Châu Trung Quốc. Đây là món bánh thường dùng cho bữa xế chiều, món khai vị. Bạn có thể tuỳ ý biến nó thành món chay hay món mặn đều được. Há cảo rất dễ chế biến, không gây nặng bụng cho người ăn đôi khi nó còn là món ăn lý tưởng cho các buổi nhậu.
Há cảo thường có kích thước nhỏ hơn sủi cảo và được bắt thành hình vỏ sò trông rất thú vị, bắt mắt. Há cảo có lớp vỏ dai, mềm, có màu trắng hơi trong, nhân Há cảo thường được làm từ thịt tôm băm hoặc cắt nhỏ, cũng có thể được làm từ thịt băm. Vỏ bánh được làm từ bột gạo, bột tàn mì trộn với một ít bột năng trộn với nước nóng và nhào lên sau đoa chia thành từng viên nhỏ và cán mỏng thành từng miếng bột tròn và cho nhân vào để gói. Cách tạo hình của há cảo đòi hỏi sự khéo tay hơn so với hoành thánh. Bột khi tạo hình phải giữ được độ ẩm, không bị khô thì mới có thể tạo hình được. Há cảo sau khi tạo hình có thể đem đi hấp hoặc chiên đều rất ngon.
Hoành thánh
Hoành thánh là món ăn có nguồn gốc từ Quảng Đông, Trung Quốc món ăn này rất phổ biến ở các nước Á Đông. Hoành thánh xuất hiện ở Việt Nam vào khoảng những năm 1930 khi một bộ phận người Hoa du nhập vào Việt Nam. Khi đến với Việt Nam món ăn ít nhiều đã thay đổi so với bản gốc của nó.
Hoành thánh có thể là một món riêng ăn kèm với xốt gia vị, cũng có thể được dùng trong món mì hoành thánh, súp hoành thánh. Trong món mì hoành thánh tại Việt Nam có hoành thánh làm từ thịt nạc và tôm tươi, xá xíu thái mỏng, trứng gà luộc, gan lợn, nấm hương, cải xanh, hẹ; sợi mì làm từ bột mì và trứng. Để làm nước dùng, người ta ninh xương gà, xương lợn, cá tầm khô, một số vị thuốc bắc, và vỏ tôm.
Hoành thánh có dạng viên nhỏ vừa ăn, với lớp vỏ ngoài màu vàng đẹp mắt. Vỏ của nó được làm từ bột mỳ, bột gạo và hột gà, sau đó cáng thành lớp mỏng và cắt ra thành những miếng vuông. Cách gói hoành thánh cũng rất đơn giản. Bạn có thể gấp 4 mép hoành thánh lại hay tạo hình theo kiểu thỏi vàng đều được.
Bảng so sánh tóm tắt
Mong rằng sau khi xem xong bài viết này bạn có thể dễ dàng phân biệt được ba món ăn nổi tiếng của ẩm thực Trung Hoa. Cảm ơn bạn đã theo dõi và hẹn gặp lại ở những chủ đề tiếp theo!
Đăng bởi: Trần Yến
Từ khoá: Sủi cảo, há cảo, hoành thánh có gì khác nhau?
Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Sủi cảo, há cảo, hoành thánh có gì khác nhau? của Pgdphurieng.edu.vn nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.