Bạn đang xem bài viết Sữa mẹ – Nguồn dinh dưỡng cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ tại Pgdphurieng.edu.vn bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.
Các thành phần và công dụng của chúng trong sữa mẹ
Trong sữa mẹ có tất cả các thành phần dinh dưỡng như: chất đạm, chất mỡ, tinh bột, vitamin, khoáng chất và các yếu tố vi lượng rất tốt cho quá trình phát triển của trẻ.
Sữa mẹ có đủ loại kháng thể IgG, IgA, IgM, IgD and IgE. Nhưng nhiều nhất là IgA, đặc biệt là loại IgA tiết. Và loại này giúp tiêu diệt các loại vi khuẩn theo môi trường riêng biệt đồng thời cũng giữ lại các vi khuẩn có ích cho hệ tiêu hóa của trẻ.
Oligosaccharide là một chuỗi các thành phần loại đường, sau khi vi khuẩn bám vào sẽ bị chuỗi đường phối hợp với Mucin trong sữa mẹ đào thải vi khuẩn ra ngoài.
Casein là một chất đạm đặc biệt trong sữa mẹ giúp ngăn chặn bệnh tiêu chảy, nhiễm trùng hô hấp, viêm tai, và dị ứng.
Sắt có trong sữa mẹ, có đủ chất sắt và bé dễ thu nhận hơn. Lactose, vitamin C trong sữa mẹ giúp em bé thu nhận chất sắt một cách tốt nhất.
DHA hay Docosahexaenoic acid giúp phát triển não và mắt của trẻ.
Lipase là loại men giúp em bé tiêu hóa và thu nhận các chất mỡ, còn Amylase giúp tiêu hóa các chất tinh bột.
Lactase tạo điều kiện để trẻ thu nhận đường lactose trong sữa mẹ, sau đó lactose sẽ giúp phát triển não bộ và thần kinh và điều hòa sinh khuẩn trong ruột.
Theo các nhà khoa học khuyến cáo, nên cho bé bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu đời.
Phân biệt các giai đoạn sữa mẹ và đặc điểm của sữa mẹ
Tuy sữa mẹ được ví như thực đơn có sẵn nhưng chúng luôn liên tục biến đổi trong quá trình mẹ cho con bú. Sự thay đổi tùy thuộc vào mỗi lần bú, khí hậu và giới tính của bé, để đáp ứng tốt nhu cầu phát triển của từng giai đoạn.
Sữa non (5 ngày đầu sau khi sinh) còn được gọi là “sữa miễn dịch” vì chúng chứa nhiều kháng thể và các thành phần bảo vệ trẻ khỏi các bệnh nhiễm trùng, tiêu chảy. Đồng thời chúng chứa ít chất béo và giàu protein để giúp bé phát triển nhanh chóng. Đặc điểm của sữu non là có màu vàng, được tiết ra rất ít trước khi vào giai đoạn cho bú thực sự.
Sữa chuyển tiếp (từ 5 đến 14 ngày sau sinh): Sau khi sữa non hết loại sữa này sẽ hình thành và tiết ra nhiều hơn, thành phần của chúng giống như sữa trưởng thành.
Sữa trưởng thành (khoảng hai tuần sau sinh) có chứa khoảng một nửa các protein có trong sữa non và chứa nhiều chất béo hơn sữa non, có màu nhạt hơn sữa non.
Các đặc điểm của sữa mẹ
Sữa mẹ thay đổi trong từng lần bú: Khi bé bú lần đầu thì nước sữa được tiết ra chỉ làm dịu cơn khát của bé, sau đó nước sữa dòng giữa chứa hàm lượng chất béo và năng lượng tăng dần, đạt mức cao nhất là vào dòng sữa cuối để thõa mãn cơn đói của bé.
Sữa mẹ thay đổi theo thời tiết: Khi thời tiết nóng, sữa mẹ sẽ được tiết ra nhiều hơn để cung cấp đủ nước cho bé.
Những lợi ích sức khỏe quan trọng của sữa mẹ
Đối với em bé:
Sữa mẹ hoàn toàn là thức ăn dinh dưỡng lành mạnh và bổ dưỡng nhất. Trong sữa mẹ có những thành phần tốt giúp trẻ dễ dàng tiêu hóa, phù hợp với dạ dày còn non nớt của trẻ.
Ngoài ra, sữa mẹ tốt cho sự phát triển của trí thông minh, thị lực, hệ thần kinh của bé.
Lượng kháng thể trong sữa mẹ sẽ giúp trẻ có hệ thống miễn dịch tốt, hạn chế nguy cơ bệnh tật, đặc biệt là các bệnh như tiêu chảy, viêm phổi, viêm tai giữa, … Với bé gái sữa mẹ sẽ giúp giảm bớt nguy cơ ung thư vú đến 25%.
Không những vậy sữa mẹ còn giúp cho xương hàm cũng như là hệ thống xương trong cơ thể trẻ được phát triển một cách toàn diện hơn.
Đối với người mẹ:
Việc tiết sữa và cho con bú giúp người mẹ phục hồi sau sinh nhanh hơn, nhanh chóng lấy lại vóc dáng. Các bộ phận như tử cung trở lại kích thước và hình dạng ban đầu đồng thời đẩy phần nhau thai, màng nhày ra ngoài, làm hạn chế hiện tượng chảy máu âm đạo sau sinh.
Sữa mẹ còn làm giảm khả năng phát triển ung thư buồng trứng và ung thư vú vào giai đoạn tiền mãn kinh. Đồng thời cũng làm giảm tình trạng loãng xương và bệnh đái tháo đường. Ngoài ra, theo các nhà nghiên cứu, sữa mẹ khi tiết ra còn tạo cho cơ thể người mẹ các hormone hạnh phúc.
Sữa mẹ giúp xây dựng kết nối tuyệt vời giữa mẹ và bé, để mẹ và bé hiểu nhau và gắn kết hơn so với bố.
Làm sao để có nguồn sữa mẹ tốt
Trong thời kỳ mang thai người mẹ phải ăn uống đầy đủ các chất dinh dưỡng để có thể cung cấp năng lượng khoảng 2.550 calo; có chế độ nghỉ ngơi, làm việc, lao động hợp lý; giữ tinh thần vui vẻ, thoải mái để giúp cho sự tăng cân tốt, trọng lượng cơ thể phải tăng từ 10 – 12kg mới bảo đảm được yêu cầu cho con bú. Nên uống đủ nước từ 1,5 – 2 lít mỗi ngày.
Trong khi đang cho con bú người mẹ cần được ngủ đầy giấc, được ăn uống bồi dưỡng với khẩu phần thức ăn cao hơn mức thường, có đủ thành phần thịt, cá, trứng, rau, đậu, hoa quả,… chế độ ăn phải tăng lên để bảo đảm năng lượng khoảng 2.750 calo.
Nên chia bữa ăn thành 5 – 6 lần trong ngày và trước khi cho bú, và nên ăn những thực phẩm lợi sữa như:
– Ăn các loại quả, cà rốt, củ cải, khoai lang vì chúng có chứa beta – carotene cần thiết cho quá trình sản xuất sữa.
– Các loại rau, lá màu xanh như rau bina, cải xoăn có chứa nhiều Vitamin. Các loại ngũ cốc, yến mạch, lúa mạch. Còn có các loại đậu xanh, đậu lăng, hay các loại quả hạch như hạnh nhân, hạt điều cũng thúc đẩy nguồn cung cấp sữa, ngoài ra gừng, tỏi cũng tốt cho quá trình tạo sữa của người mẹ.
Nhưng người mẹ nên chú ý hạn chế ăn các loại gia vị như hành, tỏi, ớt,… vì có thể gây nên mùi vị khó chịu trong sữa làm cho trẻ dễ bỏ bú.
Ngoài ra, còn có thêm một phương pháp khác để tạo nên dòng sữa mẹ dồi dào nữa là massge bầu ngực. Người mẹ nên massge từ trên xuống dưới, vừa xoa tròn quanh ngực vừa hơi ép xuống, sau đó dùng ngón trỏ và ngón cái giữ bầu vú, kéo nhẹ núm vú ra một chút. Hơi cúi người về phía trước để sữa chảy ra dễ dàng hơn. Khi tắm dưới vòi hoa sen, nên xả cho dòng nước chảy đều trên ngực.
Những bệnh lây lan qua đường sữa mẹ
Sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng dồi dào và chất lượng nhất cho trẻ sơ sinh. Tuy nhiên, khi người mẹ mắc phải một số bệnh thì việc cho con bú là vô cùng nguy hiểm bởi bệnh đó có thể lây nhiễm sang con thông qua đường sữa mẹ:
– Khi người mẹ bị nhiễm Nhiễm HIV hoặc HTLV-1, nên tránh việc cho con bú và phải cẩn thận trong việc chăm sóc trẻ nhỏ.
– Khi mắc các loại bệnh truyền nhiễm, lao, người mẹ không nên cho con bú. Tuy nhiên nếu bạn đã điều trị và không còn lây nhiễm thì vẫn cho con bú bình thường. Người mẹ hãy tham khảo thêm ý kiến của bác sĩ trước khi cho bé bú lại.
– Các bệnh như thủy đậu, nhiễm khuẩn da cấp tính (Herpes simplex), nếu người mẹ bị bệnh này nên tránh xa bé ra đến khi khỏi hẳn bệnh, và phải vệ sinh vùng ngực sạch sẽ trước khi cho bú.
– Có một loại virus thường gặp và hầu hết mọi người đều bị nhiễm là Cytomegalovirus (CMV). Chúng có nhiều chủng và một người có thể bị nhiễm nhiều lần. Loại này rất nguy hiểm, chúng gây ra sốt không rõ nguyên nhân, viêm phổi, viêm gan thậm chí là viêm tủy.
Có một điều đáng mừng là những bệnh như: cảm cúm, cảm lạnh, sẽ không truyền theo đường sữa mẹ, bởi các vi khuẩn này không lây truyền qua sữa được.
Xem thêm: Tìm hiểu về tầm quan trọng của sữa mẹ
(Hình ảnh tổng hợp từ singlemum, google,…)
Phó Giáo Sư, Bác sĩ Nguyễn Anh Tuấn
Bệnh viện Nhi Đồng 1
Cảm ơn bạn đã xem bài viết Sữa mẹ – Nguồn dinh dưỡng cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ tại Pgdphurieng.edu.vn bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.