Bạn đang xem bài viết Sự tích cây Nêu ngày tết tại Pgdphurieng.edu.vn bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.
Nhắc đến Tết, đâu đó vẫn vang vọng câu đối “Thịt mỡ dưa hành câu đối đỏ, Cây nêu tràng pháo bánh chưng xanh”. Nếu bánh chưng mang đậm giá trị vật chất và tinh thần thì cây nêu lại mang một ý nghĩa tâm linh vô cùng to lớn. Tuy nhiên, theo thời gian, người ta dường như có xu hướng tối giản đi những tập tục ngày Tết, kéo theo tập tục dựng cây nêu đã không còn xuất hiện ở nhiều nơi, đặc biệt ở các thành phố lớn nữa. Vì lẽ đó, thế hệ trẻ không còn mấy ai nhớ đến nguồn gốc của tập tục này nữa. Để giúp bạn tìm hiểu về tập tục này, Pgdphurieng.edu.vn xin được gửi đến bạn Sự tích cây nêu ngày Tết.
Chuyện kể rằng, đã từ rất lâu về trước, không biết bằng cách gì, loài Quỷ đã chiếm hết đất đai của con người. Con người chỉ là những làm thuê, phần lớn sản lượng lớn lúa thu hoạch dùng để trả cho loài Quỷ. Tuy nhiên, lũ Quỷ ngày một quá quắt hơn, không chỉ tăng số lượng phải nộp lên gấp đôi mà mỗi năm chúng còn nhích thêm một ít, khiến cuộc sống con người đã khó khăn nay càng một khó khăn hơn. Cuối cùng, chúng tự cho mình hưởng quyền “ăn ngọn cho gốc”. Người nào chống đối, chúng sẽ dùng vũ lực ép phải làm theo.
Năm ấy, vụ mùa vừa được thu hoạch, chúng kéo đàn kéo lũ đến mang lúa đi, bỏ lại khắp nơi toàn rạ là rạ, cảnh tượng da bọc xương thê thảm diễn ra khắp mọi nơi. Loài người không còn cách nào khác phải cầu cứu đức Phật. Trước sự bóc lột tàn nhẫn của Quỷ, Phật khuyên Người đừng trồng lúa mà cào đất thành luống trồng khoai lang. Mùa thu hoạch ấy, Người được hưởng trọn củ khoai, còn Quỷ chỉ hưởng lá và dây khoai, đúng theo quy định “ăn ngọn cho gốc”.
Trước sự mưu mẹo của loài người, Quỷ quyết định ra quy định mới, đó là “ăn gốc cho ngọn”. Khi đó, Phật bảo người lại chuyển sang trồng lúa. Kết quả, những hạt lúa vàng theo Người về nhàm còn rạ dành trọn cho Quỷ. Điều đó khiến quỷ tức lộn ruột, nên mùa sau đã tuyên bố “ăn cả gốc lẫn ngọn”. Để giúp người, Phật đã trao cho Người hạt giống cây ngô để gieo trồng khắp mọi nơi.
Lại một năm được hưởng trọn vẹn thành quả lao động cho mình làm ra, loài Người vô cùng vui mừng còn lũ Quỷ thì cảm thấy vô cùng uất ức do bị trúng kế. Uất ức mấy ngày liền, cuối cùng Quỷ bắt người trả lại tất cả ruộng đất, không cho làm nữa với suy nghĩ “Thà không được gì cả còn hơn là để cho chúng nó ăn một mình”.
Trong sự hả hê của loài Quỷ, Phật bèn khuyên Người đi thương lượng với Quỷ, cho tậu một miếng đất vừa bằng bóng một chiếc áo cà sa. Nghĩa là Người sẽ trồng một cây tre trên có mắc chiếc áo cà sa, hễ bóng che bao nhiêu diện tích dưới mặt đất thì ở đó là đất sở hữu của Người. Ban đầu Quỷ không thuận nhưng sau khi suy tính, thấy đất tậu ít mà giá rất hời bèn nhận lời. Cả hai tiến hành lập giao kèo “Ngoài bóng tre là đất của Quỷ, trong bóng tre là đất của Người.”
Ngay sau khi người trồng tre xong, Phật liềm đứng ở trên ngọn tung áo cà sa, chiếc áo theo bay tỏa ra thành một miếng vải tròn đồng thời hóa phép cho cây tre cao vút đến tận trời. Bóng của áo cà sa theo đó ngày một lan rộng, chả mấy chốc che kín khắp cả mặt đất, buộc chúng phải chạy ra biển Đông. Vì lẽ đó mà người ta thường gọi là Quỷ Đông.
Không can tâm bị mất hết đất đai vào tay người, Quỷ lập tức triệu tập binh mã vào cướp lại. Cuộc chiến giữa Người và Quỷ diễn ra vô cùng gay go, quyết liệt, bởi quân đội của Quỷ có đủ các loài vật hung dữ. Biết quỷ sợ vôi bột, lá dứa, máu chó, Phật bảo người sử dụng thứ đó để 3 lần đánh bại lũ quỷ. Trước khi đi, Quỷ xin Phật thương tình cho phép một năm được vài ba ngày vào đất liền để viếng thăm phần mộ của ông bà tổ tiên. Phật thương hại nên hứa cho.
Kể từ đó, cứ mỗi dịp Tết Nguyên Đán cũng tức là ngày Quỷ vào thăm đất liền, người dân lại dựng cây nêu trước nhà để ma quỷ không thể lại gần phần đất của mình. Trên mỗi cây nêu, sẽ được treo một chiếc khánh đất, khi có gió sẽ phát ra tiếng động để nhắc nhở bọn Quỷ nghe mà tránh. Đồng thời, trên ngọn cây còn có thêm một bó lá dứa hoặc cành đa mỏ hái để cho Quỷ sợ. Ngoài ra, người ta còn vẽ hình cung tên hướng mũi nhọn về phía Đông và rắc vôi bột xuống đất trước cửa ra vào trong những ngày Tết để cấm cửa Quỷ.
Chính vì lẽ đó, mỗi độ Tết đến xuân về, mọi nhà sẽ dựng trước cửa một cây nêu với mong muốn bảo vệ con người, tạo lập hạnh phúc!
Một số hình ảnh câu Nêu ngày tết:
Ảnh cây nêu lấp lánh đèn led tron dịp Tết
Ảnh cây nêu ngày Tết cực đẹp
Ảnh cây nêu ngày Tết
Ảnh đẹp về cây nêu ngày Tết
Ảnh lễ dựng nêu ngày Tết trong Đại Nội Huế
Cây Nêu ngày Tết trong phong tục tín ngưỡng của người Việt
Dựng cây nêu ngày Tết – Nét đẹp trong văn hóa của người Việt
Hình ảnh cây Nêu cực đẹp
Hình ảnh cây Nêu đẹp không ngờ giữa lòng Đà Lạt
Hình ảnh cây Nêu được trang trí đèn led
Hình ảnh cây Nêu ngày Tết cực đẹp
Hình ảnh cây nêu ngày Tết đẹp
Hình ảnh cây nêu ngày Tết với kiểu dáng độc lạ
Hình ảnh cây nêu ngày Tết
Hình ảnh cây nêu trong Hoàng cung Huế
Hình ảnh cây Nêu trong lễ hội Tây Nguyên
Hình ảnh cây Nêu trong mỗi dịp Tết đến
Hình ảnh đẹp về cây Nêu ngày Tết
Hình ảnh đường cây nêu lung linh đèn Led trong dịp đầu năm mới
Hình ảnh người dân dựng cây nêu dịp Tết
Hình ảnh người dân nô nức chuẩn bị dựng cây nêu ngày Tết
Hình ảnh nhà nhà dựng cây nêu ngày Tết
Hình ảnh về cây nêu ngày Tết
Lễ cúng cây nêu cầu an trong dịp năm mới
Lễ dựng cây nêu theo phong tục đón Tết tại Ngôi nhà chung
Nghi lễ dựng cây Nêu ngày Tết
Phong tục dựng cây nêu ngày Tết
Sự tích cây Nêu ngày Tết
Tập tục dựng cây nêu ngày Tết
Cảm ơn bạn đã xem bài viết Sự tích cây Nêu ngày tết tại Pgdphurieng.edu.vn bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.
Nguồn: https://thuthuatphanmem.vn/su-tich-cay-neu-ngay-tet/
Từ Khoá Tìm Kiếm Liên Quan: