Bạn đang xem bài viết Sự thật về gạo nếp ăn vào dễ bị nóng tại Pgdphurieng.edu.vn bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.
Đặc điểm của gạo nếp
Gạo nếp thường được dùng để nấu các món xôi bởi có độ dẻo hơn gạo tẻ bình thường. Khi ăn gạo nếp ta thường cảm thấy mau no hơn gạo tẻ. Tuy nhiên đây hoàn toàn là do gạo nếp kết dính hơn, nên hạt gạo vô tình bị dính vào nhau, nên một bát gạo nếp thường làm ta mau no hơn gạo tẻ rời hạt.
Giá trị dinh dưỡng của hai loại gạo này tương đối bằng nhau. 100g gạo nếp cung cấp khoảng 344 kcal trong khi 100g gạo tẻ cung cấp 350 kcal. Chất amylopectin quyết định độ dẻo của gạo, trong thành phần của gạo nếp, chất này chiếm 90%, hơn hẳn gạo tẻ (80%) nên gạo nếp có độ dẻo hơn.
Gạo nếp chứa nhiều dinh dưỡng tương tự gạo tẻ nên người khỏe mạnh ăn nhiều gạo nếp rất tốt cho sức khỏe, thậm chí nhiều người còn ăn loại gạo này thay thế gạo tẻ thông thường.
Thực hư việc ăn gạo nếp dễ bị nóng
Gạo nếp có vị ngọt, tính ấm, thường được sử dụng kết hợp với các vị thuốc trong y học. Tuy nhiên, những người đang sốt, mắc các bệnh ho khạc đờm vàng, vàng da, chướng bụng,… hay thể chất thiên nhiệt nên tránh dùng quá nhiều gạo nếp.
Bên cạnh đó nhiều người còn cho rằng ăn đồ nếp sẽ khiến chỗ bị sưng viêm, vết thương mưng mủ. Thực chất người bệnh mưng mủ thường do cơ thể tích độc nhiều, nên kiêng kị các món ăn chứa nhiều đạm, béo dẻo, chẳng hạn thịt trâu, gạo nếp, thịt chó,… Người bệnh khi ăn những món ăn này, không những bệnh tình dễ tăng nặng mà còn gây khó tiêu, chướng bụng.
Do đó, không hẳn ăn gạo nếp sẽ bị nóng trong người, mà do bản thân người bệnh đang có các dấu hiệu bệnh lý, và cần kiêng ăn gạo nếp cũng như các món bổ dưỡng, nhiều đạm, giàu chất béo để tránh tình trạng bệnh nặng hơn.
Những cách kết hợp gạo nếp để trị bệnh
Người viêm dạ dày mãn tính, loét dạ dày: Dùng một ít gạo nếp, cho thêm táo tàu, nấu loãng thành cháo và ăn 1 – 2 lần mỗi ngày.
Người ăn kém, hay buồn nôn: Lấy 30g gạo nếp tán nhỏ ra, đem đun thành dạng hồ loãng, sau đó cho thêm mật ong và để dùng 2 – 3 lần mỗi ngày.
Người bị thiếu máu: Nấu cháo bằng 100g gạo nếp, 30g đậu đen, 30g hồng táo và cho người bệnh ăn 1 – 2 lần trong ngày.
Người nôn mửa không dứt: Đem 20g gạo nếp sao vàng, giã nhỏ 3 lát gừng tươi, dùng gạo và gừng sắc với 200ml nước cho đến khi cạn còn khoảng 50ml, cho người bệnh uống trong ngày.
Xem thêm: Phân biệt gạo nếp và gạo tẻ
Có thể thấy, gạo nếp bổ dưỡng không thua kém gạo tẻ thông thường, thậm chí còn có thể dùng để kết hợp với nhiều vị thuốc trị bệnh. Tuy nhiên trong một vài trường hợp vẫn nên chú ý không lạm dụng loại gạo này để tránh gây nóng trong người. Mong rằng bài viết này đã đem lại nhiều thông tin bổ ích cho các bạn. Chúc các bạn dồi dào sức khỏe!
Nguồn tham khảo: vietnamnet.vn
Pgdphurieng.edu.vn
Cảm ơn bạn đã xem bài viết Sự thật về gạo nếp ăn vào dễ bị nóng tại Pgdphurieng.edu.vn bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.