Bạn đang xem bài viết Sự phát triển của bé vào lúc thai 40 tuần, mẹ cần lưu ý gì tại Pgdphurieng.edu.vn bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.
Thai nhi tuần thứ 40 thuộc tháng thứ 9 của thai kỳ, đây chính là thời điểm cực kỳ quan trọng của cả mẹ và bé. Bởi vì em bé sẽ có thể chào đời bất cứ lúc nào. Vậy hãy tìm hiểu xem sự phát triển của bé vào lúc thai 40 tuần như thế nào và mẹ bầu mang thai ở tuần 40 cần lưu ý những gì nhé?
Mẹ bầu tuần 40 thay đổi như thế nào?
Về mặt cảm xúc khi thai nhi được 40 tuần tuổi, mẹ có thể cảm thấy nhẹ nhõm hơn vì em bé sắp ra đời. Mẹ bầu tuần thứ 40 sẽ sớm xuất hiện những cơn co thắt lần đầu tiên, chúng đến nhiều hơn khi mẹ chuyển dạ và kéo dài đến một phút hoặc có thể dài hơn mỗi lần. Mẹ sẽ cảm nhận được những cơn đau này từ dạ dày, lưng dưới và đùi trên.
Về mặt thể chất, mẹ có thể sẽ bị sưng phù, mắt cá chân và bàn chân sưng húp lên, đi lại sẽ thấy khó khăn. Vùng khoang chậu thì có cảm giác nặng nề và tắc nghẽn. Em bé đã xuống rất thấp và mẹ có cảm nhận rõ rệt về một khối rắn hơn 4kg trì nặng ở bên dưới, chỉ chờ để được ra.
Thời điểm này mẹ sẽ phải đi tiêu nhiều hơn do áp lực của em bé đè lên ruột dưới và trực tràng khiến cho mẹ không có chỗ để tích trữ chất thải nữa. m đạo của mẹ có thể tiết ra dịch nhầy có lẫn một ít máu bởi lúc này máu đang căng tràn trong tử cung của mẹ, nhưng mẹ yên tâm vì đây là tình trạng xảy ra khá phổ biến.
Thai nhi 40 tuần tuổi phát triển như thế nào?
Tử cung của mẹ đã mang lại một ngôi nhà ấm cúng tuyệt vời cho bé trong chín tháng qua. Sự phát triển của thai nhi đã hoàn chỉnh hơn và không có nhiều sự thay đổi so với tuần trước đó.
Khi thai được 40 tuần, em bé sẽ có trọng lượng khoảng 3,4kg và độ dài khoảng 51cm, tương đương với kích thước của một quả dưa hấu. Tuy nhiên, tất cả em bé đều khác nhau về khối lượng cơ thể lớn hoặc nhỏ hơn con số bình quân trên mà vẫn khỏe mạnh.
Trong thời điểm này, chuyển động của bé có thể chậm lại một chút vì mọi thứ khá chật chội trong tử cung của mẹ, tuy nhiên sẽ liên tục hoạt động cho đến ngày sinh, do đó nhiều nguy cơ sẽ có vấn đề xảy ra khi hiện tượng thai nhi 40 tuần gò nhiều bị giảm cường độ. Mẹ nên chú ý đến cử động của bé và cho bác sĩ sản khoa biết ngay nếu không nhận thấy thai nhi 40 tuần gò nhiều.
Sự phát triển của thai nhi trong 40 tuần dựa vào hoạt động đặc biệt của nhau thai. Nhau thai vẫn không ngừng cung cấp các kháng thể giúp bé chống lại nhiễm trùng cung cấp cho bé nhiều kháng thể hơn để tăng cường hệ miễn dịch.
Những lời khuyên của bác sĩ ở tuần thai thứ 40
Mẹ nên trao đổi gì với bác sĩ?
Thạc sĩ, bác sĩ Huỳnh Kim Dung cho biết, trong giai đoạn này, mẹ bầu có thể uống thuốc thúc đẩy cơn co thắt, điều chỉnh lại cường độ và tần số các cơn co thắt.
Khi thai được 40 tuần, mẹ đã rất gần đến ngày chào đón sự ra đời của bé. Mẹ có thể sẽ gặp bác sĩ nhiều lần hơn để thực hiện kiểm tra vùng xương chậu thường xuyên. Việc kiểm tra này giúp cho bác sĩ xác định được vị trí sinh của bé: đầu trước, cuối thân trước hay là chân trước. Trong quá trình kiểm tra, bác sĩ cũng sẽ kiểm tra cổ tửng cung của mẹ để xem độ giãn nở, mềm ra và mỏng đi bao nhiêu bằng những con số và tỷ lệ phần trăm.
Những xét nghiệm, tiêm chủng nào mẹ cần làm
Trong tuần thai 40, việc thực hiện các xét nghiệm không còn quá nhiều và thường chỉ diễn ra khi thai phụ không xuất hiện dấu hiệu chuyển dạ. Khi đó, thực hiện các xét nghiệm theo dõi nhịp tim và siêu âm thai là điều mà bác sĩ sẽ thực hiện để có thể đánh giá tình trạng mẹ bầu một cách rõ ràng và chính xác nhất.
Ngoài ra, các xét nghiệm sau đây cũng sẽ được thực hiện dưới sự chỉ định của bác sĩ cho mẹ bầu tuần 40 khi cần thiết, cụ thể:
- Xét nghiệm nước tiểu nhằm đánh giá tình trạng viêm nhiễm, đường huyết,..
- Xét nghiệm máu giúp kiểm tra tình trạng của hồng cầu,…
Lưu ý để đảm bảo an toàn cho thai nhi
Tư thế khi ngủ
Mẹ nên chọn những tư thế ngủ nằm nghiêng, nhất là nghiêng sang trái và thường xuyên thay đổi tư thế ngủ để mẹ và bé đều được ở trạng thái tốt nhất thay vì mẹ nằm ngửa sẽ gây ra một số tác hại xấu đến sự phát triển của bé và cơ thể của mẹ.
Hoạt động về thể chất
Trong giai đoạn này, mẹ có thể tập thể dục bằng những bài tập nhẹ nhàng, nâng cao sức khỏe theo sự tư vấn của bác sĩ. Đi dạo và thư giãn sẽ là chất xúc tác tốt nhất giữ mẹ và bé giúp thúc đẩy thời khắc sinh nở, hạn chế mệt mỏi cho mẹ bầu.
Hoạt động tình dục
Tuần thai thứ 40 là thời điểm quan trọng của cả mẹ và bé. Mẹ bầu cũng có thể quan hệ tình dục với điều kiện mẹ không thuộc các khuyến cáo đến từ bác sĩ và thực hiện các tư thế nhẹ nhàng, đảm bảo sức khỏe cho bé và mẹ. Mặc dù không có bằng chứng chắc chắn rằng việc quan hệ tình dục ảnh hưởng đến quá trình sinh nở tuy nhiên mẹ bầu cần thận trọng trong tuần thai này.
Dấu hiệu sinh
Tuần thứ 40 của thai kỳ là lúc bé có thể chào đời bất cứ lúc nào. Nếu mẹ thấy có các dấu hiệu sắp sinh sau thì cần nhập viện ngay:
- Vỡ nước ối
- Xuất hiện máu báo sắp sinh tiết ra từ âm đạo
- Xuất hiện các cơn co thắt mạnh, dồn dập
- Đi ngoài nhiều lần trong ngày cũng có thể là dấu hiệu chuyển dạ sau 1 – 2 ngày.
Trên đây là chia sẻ của Pgdphurieng.edu.vn về những điểm quan trọng, cần được lưu ý trong tuần thai kỳ thứ 40. Hy vọng bạn sẽ lưu ý thật kỹ để có được một sức khỏe tốt cho hành trình vượt cạn sắp tới nhé!
Nguồn bài viết: Chuyên trang sức khỏe Hello Bác sĩ
Mua sữa bột các loại cho mẹ bầu tại Pgdphurieng.edu.vn:
Pgdphurieng.edu.vn
Cảm ơn bạn đã xem bài viết Sự phát triển của bé vào lúc thai 40 tuần, mẹ cần lưu ý gì tại Pgdphurieng.edu.vn bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.