Bạn đang xem bài viết Sự khác nhau giữa Sleep và Hibernate trong Windows là gì? tại Pgdphurieng.edu.vn bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.
Trong hệ điều hành Windows, người dùng thường được cung cấp hai tùy chọn khi muốn tắt máy tính trong một thời gian ngắn: Sleep và Hibernate. Mặc dù cả hai tùy chọn này đều dùng để tiết kiệm năng lượng và bảo vệ dữ liệu, nhưng chúng có một số khác biệt quan trọng. Trong bài viết này, chúng ta sẽ khám phá sự khác nhau giữa Sleep và Hibernate trong Windows, từ cách hoạt động cho đến hiệu suất và ảnh hưởng đến hệ thống.
Bên cạnh việc tắt máy bằng Shutdown thì trên Windows còn rất nhiều kiểu tắt máy tạm thời khác nhau như Sleep và Hibernate. Hai tính năng này trên Windows đều có nhiệm vụ chung là tắt máy tạm thời, thế nhưng cách thức hoạt động của chúng hoàn toàn khác nhau và đều có ưu nhược điểm riêng. Trong bài viết này, Thủ thuật phần mềm sẽ chỉ cho bạn sự khác nhau giữa Sleep và Hibernate trong Windows là gì?
I. Sự khác nhau về phương thức hoạt động
Mỗi tính năng khác nhau đều có phương thức hoạt động khác nhau và chúng được sinh ra để phục vụ nhiều mục đích khác nhau. Đầu tiên, chúng ta phải hiểu được nguyên lý hoạt động của chúng mới có thể biết được tính năng cụ thể:
Sleep:
- Duy trì điện năng cho một số linh kiện trong máy
- Dữ liệu trên RAM vẫn được lưu trữ lại toàn bộ
Hibernate
- Ngắt hoàn toàn điện năng cho tất cả các linh kiện
- Dữ liệu trên RAM được chuyển vào HDD/SSD (thiết bị lưu trữ trên máy tính)
II. Sự khác nhau về tính năng, chức năng
1. Chế độ Sleep
Chế độ Sleep là một chế độ tắt máy tạm thời phổ biến trên Windows và chúng hoạt động bằng cách đưa máy tính vào chế độ chờ. Tại chế độ Sleep (ngủ chờ) này thì máy tính sẽ tiêu thụ rất ít điện năng, cụ thể rằng chúng chỉ cần nguồn năng lượng nhỏ đủ để duy trì các thiết bị hoạt động là được. Khi chúng ta đánh thức máy dậy thì ngay lập tức năng lượng điện lại được truyền tải đến toàn bộ các linh kiện để kích hoạt lại máy.
Có một thành phần trong chế độ Sleep luôn được duy trì điện năng đó chính là RAM. Khi chúng ta đưa máy tính vào chế độ Sleep thì toàn bộ các dữ liệu trên RAM vẫn được lưu trữ và sử dụng được ngay lập tức khi đánh thức máy dậy. Điều này đồng nghĩa với việc khi máy tính thức dậy thì toàn bộ các ứng dụng bạn đang mở cũng được giữ nguyên mà không cần khởi động lại từ đầu.
Tuy nhiên, mặc dù có sử dụng điện để duy trì nhưng chúng lại ngắt toàn bộ các thiết bị ngoại vi (thông qua cổng USB) để tiết kiệm năng lượng.
Khi chúng ta đưa máy vào chế độ Sleep thì máy sẽ lập tức tắt, không cần thời gian chờ và cũng tương tự như khi khởi động lại.
2. Chế độ Hibernate
Chế độ Hibernate cũng là một chế độ tắt máy tạm thời nhưng chúng ưu tiên cho việc tắt máy tạm thời trong thời gian dài. Tại chế độ Hibernate thì nguồn điện sẽ không được duy trì cho các linh kiện, kể cả là RAM. Tuy nhiên, khi bạn đánh thức máy tính thì toàn bộ các ứng dụng, phần mềm bạn đang mở trên Windows vẫn được giữ nguyên mà không hề bị đóng.
Để lưu trữ lại được các ứng dụng đang mở trên máy tính thì chế độ Hibernate đã chuyển toàn bộ các dữ liệu từ RAM vào trong hệ thống vào trong ổ cứng lưu trữ (SSD/HDD). Khi chúng ta đánh thức máy tính dậy thì hệ thống sẽ lại chuyển dữ liệu từ ổ cứng ra RAM để chúng tiếp tục làm việc.
Chế độ Hibernate hoàn toàn không tiêu thụ năng lượng trong quá trình sử dụng vì chúng chấm dứt mọi hoạt động tiêu thụ năng lượng của các linh kiện.
Khi chúng ta đưa máy vào chế độ Hibernate thì sẽ cần mất một khoảng thời gian để hệ thống sao chép dữ liệu từ RAM vào ổ cứng. Khi chúng ta khởi động lại máy thì cũng cần một khoảng thời gian tương tự để chuyển dữ liệu từ ổ cứng ra RAM.
III. Khi nào sử dụng Sleep, khi nào sử dụng Hibernate
Để xác định được khi nào dùng chức năng nào thì chúng ta cần xác định mục đích công việc cụ thể.
Chế độ Sleep:
- Đưa máy vào chế độ tắt tạm thời trong thời gian ngắn như: Đi đến văn phòng, tạm ra ngoài, đi ăn trưa, nghỉ trưa,…
- Cần tắt máy tính và khởi động máy tính lại nhanh chóng
- Đối với các Laptop thì nên dùng Sleep trong trường hợp bạn có mang sạc hoặc Pin vẫn còn nhiều
Chế độ Hibernate:
- Đưa máy vào chế độ tắt tạm thời trong thời gian dài như: Nghỉ lễ, đi du lịch, nghỉ việc, nhiều ngày sau mới sử dụng máy tính…
- Không quan tâm đến thời gian tắt máy và khởi động lại máy tính.
- Nếu như Laptop không mang sạc pin hoặc sắp hết pin thì bạn nên chọn chế độ Hibernate để bảo toàn năng lượng.
Trong bài viết này, Thủ thuật phần mềm đã chia sẻ đến bạn sự khác nhau giữa chế độ Sleep và Hibernate. Chúc bạn một ngày vui vẻ!
Trên Windows, sự khác biệt giữa Sleep và Hibernate là quá trình hoạt động của hệ thống khi ngủ. Sleep đặt hệ thống vào chế độ tiết kiệm năng lượng nhưng vẫn tiếp tục duy trì các tài nguyên và ứng dụng trong bộ nhớ RAM. Trong khi đó, Hibernate lưu trạng thái hiện tại của hệ thống vào ổ cứng và tắt hoàn toàn máy tính.
Việc Sleep cho phép người dùng nhanh chóng tiếp tục hoạt động mà không cần mất thời gian khởi động lại hệ thống và mở lại các ứng dụng đã mở trước đó. Tuy nhiên, việc tiêu thụ năng lượng của máy tính vẫn được duy trì trong quá trình này. Hơn nữa, một số thiết bị ngoại vi như bàn phím và chuột vẫn cần hoạt động để “thức dậy” hệ thống.
Ngược lại, Hibernate tắt máy tính hoàn toàn và lưu lại trạng thái hệ thống vào ổ cứng. Quá trình này tiết kiệm năng lượng và cho phép tiếp tục công việc mở sau khi khởi động lại. Tuy nhiên, việc khởi động lại hệ thống và mở các ứng dụng đã lưu trữ trong Hibernate mất nhiều thời gian hơn so với Sleep.
Tóm lại, Sleep và Hibernate là hai phương pháp tiết kiệm năng lượng và cho phép người dùng tiếp tục công việc mà không mất quá nhiều thời gian khởi động lại hệ thống. Sự khác nhau chủ yếu nằm ở việc Sleep duy trì tình trạng hiện tại của hệ thống trong bộ nhớ RAM, trong khi Hibernate lưu trạng thái vào ổ cứng.
Cảm ơn bạn đã xem bài viết Sự khác nhau giữa Sleep và Hibernate trong Windows là gì? tại Pgdphurieng.edu.vn bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.
Nguồn: https://thuthuatphanmem.vn/su-khac-nhau-giua-sleep-va-hibernate-trong-windows-la-gi/
Từ Khoá Tìm Kiếm Liên Quan:
1. Sleep mode
2. Hibernate mode
3. Sự khác biệt giữa Sleep và Hibernate trong Windows
4. Sleep mode và Hibernate mode có gì khác nhau?
5. Windows Sleep và Hibernate khác nhau như thế nào?
6. Sleep và Hibernate trong Windows khác nhau như thế nào?
7. Sleep mode và Hibernate mode trong Windows đồng nghĩa với gì?
8. Khác nhau giữa Sleep và Hibernate mode trong Windows
9. Sleep mode và Hibernate mode có điểm khác nhau gì?
10. Sleep và Hibernate mode trong Windows là gì?