Bạn đang xem bài viết Sự khác nhau giữa mùi tây và rau mùi tại Pgdphurieng.edu.vn bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.
Mùi tây và rau mùi là hai loại rau có vẻ bề ngoài tương tự nhau khiến mọi người thường dễ bị nhầm lẫn. Hãy cùng tìm hiểu sự khác nhau giữa hai loại rau này và xem liệu chúng có thể thay thế cho nhau không ở bài viết dưới nhé.
Mùi tây và rau mùi đều là những loại rau thơm, thoạt nhìn, hai loại thảo mộc xanh mướt này trông như anh em sinh đôi. Mọi người thường nhầm lẫn chúng với nhau và nhiều người tự hỏi liệu chúng có thể hoán đổi cho nhau hay không?
Sự khác nhau giữa mùi tây và rau mùi
Mùi tây (Petroselinum crispum) và rau mùi (Coriandrum sativum) là hai loại rau thơm, lá màu xanh tươi, mọc trên thân dài và mảnh, chúng cùng thuộc họ Hoa tán (Apiaceae). Người dân một số vùng gọi rau mùi là ngò rí và mùi tây là ngò tây.
Mặc dù mùi tây và rau mùi có nhiều điểm giống nhau nhưng bạn có thể phân biệt bằng cách kiểm tra lá của chúng. Lá rau mùi có hình tròn hơn, còn lá mùi tây thì nhọn. Tuy nhiên, cách tốt nhất để phân biệt cả hai là ngửi chúng. Mùi tây có hương thơm của thảo mộc nhẹ nhàng tươi mát, trong khi rau mùi có hương cam quýt, cay nồng hơn nhiều. Một số người mô tả mùi và vị của lá rau mùi tươi giống như mùi xà phòng. Đó là bởi vì chúng chứa các hợp chất aldehyde.
Mọi người sử dụng cả hai loại thảo mộc thường xuyên để tạo mùi thơm và điểm nhấn trong các món ăn, nhưng chúng cũng có lịch sử sử dụng lâu dài trong y học cổ truyền.
So sánh giá trị dinh dưỡng giữa mùi tây và rau mùi
Ngò tây và ngò tây chứa các chất dinh dưỡng tương tự nhau, đều rất ít calo, protein, carbs và chất béo. Tuy nhiên, cả hai loại rau thơm này đều là nguồn phong phú của một số loại vitamin. Bảng dưới đây cung cấp thông tin dinh dưỡng cho 28 gam mỗi loại thảo mộc thô:
Giá trị dinh dưỡng | Mùi Tây | Rau mùi |
Lượng calo | 10 calo | 6 calo |
Chất đạm | 1 gam | 1 gam |
Carbohydrate | 2 gam | 1 gam |
Chất béo | Rất ít | Rất ít |
Vitamin K | 574% nhu cầu hàng ngày | 109% nhu cầu hàng ngày |
Vitamin C | 62% nhu cầu hàng ngày | 13% nhu cầu hàng ngày |
Vitamin A | 47% nhu cầu hàng ngày | 38% nhu cầu hàng ngày |
Vitamin B9 | 11% nhu cầu hàng ngày | 4% nhu cầu hàng ngày |
Hàm lượng vitamin K trong rau mùi tây rất đáng chú ý. Chỉ 28 gram cung cấp gần 6 lần nhu cầu hàng ngày được khuyến nghị cho loại vitamin này. Vitamin K đặc biệt quan trọng đối với quá trình đông máu khỏe mạnh và giúp xương chắc khỏe.
Ngoài các chất dinh dưỡng trên, cả hai loại thảo mộc đều giàu các hợp chất phenolic. Đây là những chất chống oxy hóa có thể bảo vệ tế bào và DNA của cơ thể tránh khỏi sự tổn thương do quá trình oxy hóa.
Lợi ích sức khỏe của mùi tây và rau mùi
Các nhà khoa học đã nghiên cứu và phát hiện ra rằng các hóa chất thực vật xuất hiện tự nhiên trong các loại thảo mộc này có thể mang lại nhiều lợi ích sức khỏe khác nhau [1], [2], [3] như:
– Giảm lượng đường trong máu
– Giảm cholesterol
– Giúp ngăn ngừa cục máu đông
– Ức chế sự phát triển của một số loại vi khuẩn và nấm
– Giảm huyết áp và sỏi thận bằng cách hoạt động như một loại thuốc lợi tiểu
– Giảm đau
– Giảm thiểu co thắt đường ruột
Sử dụng mùi tây và rau mùi trong ẩm thực
Cả hai loại thảo mộc đều tạo thêm màu xanh lá cây tươi sáng cho các công thức nấu ăn. Tuy nhiên, do bởi hương vị rất khác nhau mà không phải lúc nào vị này cũng có thể thay thế vị này cho vị kia trong công thức nấu ăn.
Thân và lá của rau mùi rất thơm, lá rất mềm trong khi thân cứng hơn một chút. Bạn có thể cắt nhỏ và sử dụng cả thân và lá của loại thảo mộc này. Hương vị rau mùi trọn vẹn nhất nếu ăn sống chứ không phải nấu chín hoặc sấy khô. Phổ biến nhất là thêm rau mùi vào bước cuối cùng khi nấu ăn hoặc dùng trang trí cho món ăn được đẹp mắt. Ngoài ra, một số nơi còn sử dụng để tạo hương vị cho nước sốt salad hoặc nước chấm rau.
Mùi tây là một loại thảo mộc linh hoạt hơn vì hương vị thân thảo, tươi mát. Nó là một thành phần chủ yếu trong các công thức nấu ăn của Trung Đông như tabbouleh, giúp bổ sung thêm hương vị cho hầu hết mọi món súp, món hầm, nước sốt hoặc nước xốt. Không giống như rau ngò, mùi tây vẫn giữ được hầu hết hương vị khi nấu chín. Vì vậy, bạn có thể thêm nó vào các món ăn trong quá trình nấu nướng hoặc sử dụng nó như một vật trang trí để tăng thêm hương vị và màu sắc. Thân cây có thể ăn được, nhưng một số người thấy dai hoặc đắng và chỉ thích dùng phần lá.
Khi bạn sử dụng 2 loại thảo mộc này trong công thức nấu ăn, phương pháp nấu ăn và các thành phần khác được sử dụng có thể ảnh hưởng đến hàm lượng chất dinh dưỡng và các hợp chất có lợi cho sức khỏe khác của các loại thảo mộc này. Nấu rau mùi tây và rau mùi làm giảm một số chất chống oxy hóa nhất định nhưng lại làm tăng lượng của chất chống oxy hóa khác. Đun nhỏ lửa làm tăng hàm lượng chất chống oxy hóa của chúng, trong khi xào và nướng sẽ làm giảm các chất đó.
Thêm chúng vào những công thức nấu ăn có chứa một số chất béo, chẳng hạn như dầu ô liu, bơ hoặc nước cốt dừa sẽ giúp làm tăng lượng vitamin Kmà cơ thể hấp thụ từ những loại rau này.
Hy vọng qua bài viết trên giúp bạn có thể phân biệt được rau mùi và mùi tây cũng như biết khi nào nên sử dụng chúng cho món ăn của mình để có được chất dinh dưỡng tối đa cũng như hương vị món ăn trọn vẹn nhất.
Nguồn: Healthline
Nguồn tham khảo
-
Bioactive Properties and Phenolic Compound Profiles of Turnip-Rooted, Plain-Leafed and Curly-Leafed Parsley Cultivars
https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC7730503/
-
Coriander (Coriandrum sativum L.) and its bioactive constituents
https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/25776008/
-
Parsley: a review of ethnopharmacology, phytochemistry and biological activities
https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/24660617/
Cảm ơn bạn đã xem bài viết Sự khác nhau giữa mùi tây và rau mùi tại Pgdphurieng.edu.vn bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.