Bạn đang xem bài viết Sự khác nhau giữa Key Retail, MAK, OEM và KMS là gì? tại Pgdphurieng.edu.vn bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.
Key Retail, MAK, OEM và KMS là những thuật ngữ được sử dụng trong lĩnh vực quản lý bản quyền phần mềm. Tuy nhiên, nhiều người dùng vẫn mơ hồ về sự khác biệt giữa các loại key này và tầm quan trọng của chúng đối với việc cài đặt và kích hoạt phần mềm. Trong bài viết này, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu một cách chi tiết về sự khác nhau giữa Key Retail, MAK, OEM và KMS để giúp người dùng hiểu rõ hơn về mỗi kiểu key và tìm ra sự lựa chọn phù hợp nhất cho nhu cầu của mình.
Trên thị trường Key bản quyền của Windows hiện nay đang có rất nhiều loại khác nhau và chúng có mức giá chênh lệch rất nhiều. Nếu như người mua không có nhiều kiến thức về Key Windows thì việc mua nhầm là một điều hết sức dễ hiểu. Trong bài viết này, Thủ thuật phần mềm sẽ chia sẻ đến các bạn những loại Key phổ biến như: Key Retail, MAK, OEM, KMS và sự khác biệt của chúng.
Mục lục nội dung
1. Key Retail
Key Retail: Key bán lẻ
Nếu như các bạn đi vào những cửa hàng bán máy tính, bán đồ công nghệ lớn và luôn phân phối những mặt hàng chính hãng thì chắc chắn các bạn chỉ tìm được Key Retail. Sản phẩm Key Retail là key Windows được phát hành bởi một cửa hàng bán lẻ được cấp phép bởi Microsoft (hoặc cửa hàng nhập lại từ một cửa hàng bán lẻ được cấp phép bởi Microsoft). Ngoài việc mua trực tiếp từ cửa hàng, Key Retail cũng có thể mua thông qua cửa hàng trực tuyến của Microsoft hoặc qua kênh điện thoại chính thức.
Điều này đồng nghĩa với việc đây là một key chính hãng và chúng sẽ có mức giá bán cao hơn so với những loại key khác vì chúng dành cho người mua lẻ, cá nhân. Với loại Key Retail, các bạn có thể kích hoạt Online/ Offline/ điện thoại và chúng sẽ có thời hạn vĩnh viễn.
2. Key MAK
Key MAK – Keys Multiple Activation (Key kích hoạt nhiều lần)
Khi tìm hiểu về Key MAK các bạn sẽ thấy chúng phức tạp hơn rất nhiều vì đây không phải sản phẩm dành cho người dùng cá nhân. Key MAK viết tắt của Key Multiple Activation Keys – chìa khóa kích hoạt nhiều lần. Thông thường, Microsoft sẽ cung cấp Key MAK cho các doanh nghiệp để họ có thể kích hoạt được một lượng thiết bị cụ thể, số lượng thiết bị được thỏa thuận trong hợp đồng của Microsoft và doanh nghiệp.
Ví dụ: Một doanh nghiệp có 50 máy tính chạy hệ điều hành Windows thì họ sẽ liên hệ với Microsoft để đặt Key MAK dành cho 50 máy. Khi kích hoạt các máy tính, doanh nghiệp chỉ cần sử dụng 1 mã Key duy nhất thay vì phải sử dụng nhiều mã Key khác nhau. Điều này sẽ giúp cho doanh nghiệp dễ quản lý Key và không cần nhớ quá nhiều thông tin khi muốn kích hoạt lại. Khi kích hoạt đủ số lượng máy của Key MAK, key đó sẽ không thể kích hoạt thêm các máy tính khác.
3. Key OEM
Key OEM: Key Original Equipment Manufacturer (Key bản quyền dành cho nhà sản xuất sản phẩm gốc)
Key OEM là sản phẩm của Microsoft cung cấp cho các nhà sản xuất máy tính (PC/ Laptop) để họ kích hoạt bản quyền Windows ngay từ khi xuất xưởng của sản phẩm. Đó là lý do tại sao khi các bạn mua máy tính của Delll, HP, Lenovo, Laptop Asus, MSI,… đều có sẵn Windows bản quyền mà không cần mua. Thông thường, số lượng Key OEM được cung cấp cho các nhà sản xuất OEM sẽ bằng với số lượng máy họ bán ra trên thị trường.
4. Key KMS
Key KMS – Key Management Service (Dịch vụ quản lý key)
Key KMS tương tự như Key MAK vì chúng được cung cấp cho các doanh nghiệp, tổ chức, công ty cần lượng kích hoạt bản quyền thiết bị lớn. Tuy nhiên, khi kích hoạt Key KMS thì thời hạn bản quyền của Windows chỉ là 180 ngày và khi hết hạn sẽ cần kích hoạt lại để tiếp tục sử dụng bản quyền. Mặc định Windows sẽ tự động gia hạn khi hết hạn và nếu gia hạn không thành công thì chúng sẽ tự động gia hạn lại sau 02 giờ cho đến khi việc gia hạn hoàn tất.
5. Nên mua Key Windows nào?
Chắc chắn câu trả lời sẽ là mua Key Retail vì đây là sản phẩm duy nhất của Microsoft dành cho người dùng cá nhân. Với sản phẩm Key Retail, các bạn sẽ có thể kích hoạt được rất nhiều lần (yêu cầu phải xóa key ra khỏi máy tính hiện tại trước khi kích hoạt) và chúng có thời hạn vĩnh viễn. Nếu như các bạn cài đặt lại Windows trên cùng một máy tính được kích hoạt bằng Key Retail thì các bạn sẽ không cần kích hoạt lại Windows.
Mặc dù giá thành của Key Retail rất đắt (khoảng 6.799.000vnđ cho phiên bản Windows 10 Pro) nhưng chúng ta sẽ có đầy đủ các tính năng của Windows cũng như sự hỗ trợ trong các bản cập nhật của hãng. Ngoài ra, các bạn gặp vấn đề gì đó sẽ được Microsoft hỗ trợ ngay lập tức.
Trong bài viết này, Thủ thuật phần mềm đã chia sẻ đến các bạn thông tin về các loại Key Windows phổ biến trên thị trường hiện nay như: Key Retail, MAK, OEM, KMS. Chúc các bạn một ngày vui vẻ!
Tổng kết lại, sự khác nhau giữa các loại hình Key Retail, MAK, OEM và KMS là rất đa dạng, tuy nhiên, tất cả đều nhằm mục đích giúp người dùng có thể kích hoạt và sử dụng các phần mềm hay hệ điều hành một cách hợp lệ và hiệu quả. Việc lựa chọn loại key phù hợp cũng phụ thuộc vào nhu cầu của từng người và mức độ sử dụng phần mềm của họ. Hi vọng bài viết này đã giúp bạn hiểu rõ hơn về khác biệt của các loại key này.
Cảm ơn bạn đã xem bài viết Sự khác nhau giữa Key Retail, MAK, OEM và KMS là gì? tại Pgdphurieng.edu.vn bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.
Nguồn: https://thuthuatphanmem.vn/key-retail-mak-oem-kms-khac-nhau-the-nao/
Từ Khoá Tìm Kiếm Liên Quan:
1. Key Retail
2. MAK
3. OEM
4. KMS
5. License
6. Activation
7. Volume Licensing
8. Product Keys
9. Genuine Advantage
10. Software Distribution