Bạn đang xem bài viết Sự khác nhau giữa chất xơ hòa tan và chất xơ không hòa tan tại Pgdphurieng.edu.vn bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.
Chất xơ là một thành phần dinh dưỡng quan trọng, nó mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Nó được chia thành chất xơ hòa tan và chất xơ không hòa tan. Cùng tìm hiểu hai loại này khác nhau như thế nào và nên bổ sung loại nào cho cơ thể chúng ta nhé.
Chất xơ là một phần của thực phẩm có nguồn gốc thực vật chủ yếu đi qua hệ thống tiêu hóa mà không bị phá vỡ hoặc bị tiêu hóa. Với các lợi ích của nó mang lại như: giảm cân, trị táo bón, giảm cholesterol,….nên nó được mọi người sử dụng nhiều hơn trong chế độ ăn hằng ngày. Nó được phân thành chất xơ hòa tan và chất xơ không hòa tan với các tác dụng khác nhau có lợi cho sức khỏe. Theo dõi bài viết sau để phân biệt hại loại này nhé.
Sự khác nhau giữa chất xơ hòa tan và chất xơ không hòa tan
Chất xơ là một phần quan trọng của chế độ ăn uống lành mạnh và hỗ trợ nhiều hệ thống cơ thể khác nhau. Hầu hết các loại thực vật đều chứa cả chất xơ hòa tan và không hòa tan, nhưng với lượng khác nhau:
Chất xơ hòa tan
Chất xơ hòa tan là hòa tan trong nước và bao gồm pectin thực vật và gôm. Khi chất xơ hòa tan, nó tạo ra một loại gel có thể cải thiện tiêu hóa theo một số cách. Chất xơ hòa tan có thể làm giảm lượng cholesterol và đường trong máu. Nó giúp cơ thể bạn cải thiện kiểm soát đường huyết, có thể hỗ trợ giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường, giảm cân.
Chất xơ không hòa tan
Chất xơ không hòa tan là không hòa tan trong nước, bao gồm cellulose thực vật và hemicellulose. Chất xơ không hòa tan hút nước vào phân, giúp phân mềm hơn và dễ dàng đi ngoài hơn mà ít tác động mạnh cho ruột của bạn. Chất xơ không hòa tan có thể giúp tăng cường sức khỏe đường ruột. Nó cũng hỗ trợ độ nhạy insulin và giống như chất xơ hòa tan, có thể giúp giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường và giảm cân.
Nên bổ sung chất xơ hòa tan hay chất xơ không hòa tan
Chất xơ là một phần tự nhiên và quan trọng của chế độ ăn uống cân bằng. Bạn cần phải bổ sung đầy đủ cả hai loại chất xơ, vì cả hai đều có các lợi ích khác nhau đối với cơ thể chúng ta. Không nên bỏ bớt hay tăng cường một trong hai loại, mà phải bổ sung cân bằng. Để tiện lợi bổ sung cả hai loại vào chế độ ăn uống của bạn, bạn có thể kết hợp các loại thực phẩm với nhau hơn là ăn riêng lẻ từng nguồn.
Dưới đây là tổng lượng chất xơ hằng ngày cần bổ sung bao gồm hòa tan và không hòa tan :
– Nam: 30 – 38g
– Nữ: 21 – 25g
Bạn có thể tăng lượng chất xơ hàng ngày bằng cách ăn nhiều loại trái cây, rau xanh, các loại đậu và ngũ cốc. Dưới đây là ví dụ về các loại thực phẩm bạn có thể ăn để tăng lượng chất xơ:
– 1 lát bánh mì nguyên cám có khoảng 3g chất xơ
– 1 chén bột yến mạch nấu chín có khoảng 4g chất xơ
– 1 chén đậu đen nấu chín có khoảng 15g chất xơ
Đôi khi có thể bổ sung dạng bột và thuốc viên, nhưng thực phẩm tự nhiên sẽ được ưu tiên hơn vì nó cũng sẽ cung cấp cho bạn các vitamin và chất dinh dưỡng cần thiết để hoàn thiện chế độ ăn của mình. Hãy nói chuyện với bác sĩ của bạn trước khi sử dụng các loại thực phẩm chức năng.
Dưới đây là một số lưu ý khi chọn thực phẩm có chất xơ:
– Thực phẩm đóng hộp và chế biến sẵn có ít chất xơ hơn thực phẩm tươi sống.
– Thực vật có nhiều hàm lượng khác nhau chất xơ không hòa tan và hòa tan, vì vậy điều quan trọng nhất là ăn nhiều loại trái cây, rau và ngũ cốc để nhận được lợi ích của cả hai loại chất xơ.
– Tham khảo ý kiến bác sĩ nhi khoa trước khi cho con bạn dùng bất kỳ chất bổ sung chất xơ nào vì chúng có thể hình thành thói quen.
Thực phẩm chứa chất xơ hòa tan và chất xơ không hòa tan
Các nguồn chất xơ hòa tan tốt bao gồm: yến mạch, đậu Hà Lan, đậu, táo, trái cây họ cam quýt, cà rốt, lúa mạch,psyllium,…
Các nguồn chất xơ không hòa tan tốt bao gồm: bột mì, cám lúa mì, quả hạch, đậu, súp lơ trắng, đậu xanh, khoai tây,….
Hy vọng bài viết trên giúp mọi người hiểu rõ hơn về hai loại chất xơ hòa tan và không hòa tan. Hãy bổ sung đầy đủ cả hai loại chất xơ vào chế độ ăn hằng ngày của mình để có một sức khỏe tốt nhất.
Nguồn: Healthline
>>>>> Những đối tượng không nên dùng chất xơ
>>>>> Bổ sung chất xơ bao nhiêu là đủ?Ăn quá nhiều chất xơ có tốt không?
Cảm ơn bạn đã xem bài viết Sự khác nhau giữa chất xơ hòa tan và chất xơ không hòa tan tại Pgdphurieng.edu.vn bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.