Bạn đang xem bài viết Sự khác biệt giữa trẻ đi chân trần và không đi chân trần tại Pgdphurieng.edu.vn bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.
Khi trẻ được đi chân trần, chúng có khả năng cảm nhận môi trường xung quanh một cách rõ ràng hơn, phát triển khả năng thăng bằng, phối hợp chuyển động và những cảm nhận về trọng lượng, hình dạng, sự nhạy cảm của da chân. Nếu trẻ không được đi chân trần và chỉ đi giày hoặc dép từ khi còn bé sẽ dẫn đến một số vấn đề sức khỏe. Cùng tìm hiểu sự khác biệt giữa trẻ đi chân trần và không đi chân trần.
Sự khác biệt giữa trẻ đi chân trần và không đi chân trần
Kích thích các giác quan phát triển và trẻ thông minh hơn
Ngoài các cơ quan khác trên cơ thể, lòng bàn chân con người cũng là nơi có nhiều huyệt đạo và đầu dây thần kinh. Khi đi chân trần, trẻ sẽ tiếp xúc với các bề mặt có kết cấu, độ mềm, cứng khác nhau, từ đó kích thích dây thần kinh truyền thông tin đến não, não sẽ xử lý thông tin để đưa ra phản hồi và trả lời. Điều này giúp kích thích não phản ứng nhanh lại các thông tin từ môi trường, phát triển trí não, tăng cường khả năng ghi nhớ và khả năng phối hợp các cơ quan của cơ thể.
Ở giai đoạn từ 0 – 3 tuổi, các giác quan của trẻ được hình thành tích hợp với nhau, có sự kết hợp hoạt động giữa các giác quan. Nếu được đi chân trần trong giai đoạn này sẽ giúp trẻ tăng khả năng phản ứng tốt, trẻ thông minh hơn.
Tăng cường hệ miễn dịch, giảm bệnh vặt ở trẻ
Ngoài kích thích dây thần kinh hoạt động hiệu quả, đi chân trần còn giúp trẻ đẩy nhanh quá trình trao đổi chất, tăng cảm giác thèm ăn, hấp thu hiệu quả các dưỡng chất và cơ thể hoạt động tốt hơn.
Khi đi chân trần, trẻ sẽ được tiếp xúc với nhiều sinh vật lạ, từ đó làm tăng khả năng miễn dịch cơ thể giúp trẻ ít mắc bệnh và khoẻ mạnh hơn.
Hình thành tính cách phóng khoáng, tự do đi lại ở trẻ
Trong giai đoạn phát triển của trẻ nhỏ, trẻ rất thích được khám phá những điều mới lạ, thích được tự do đi lại. Trẻ em đặc biệt thích đi chân trần để cảm nhận mọi vật xung quanh. Nếu cha mẹ hạn chế để trẻ đi chân trần sẽ làm trẻ cảm thấy bị gì bó, khả năng khám phá thế giới của chúng cũng bị hạn chế.
Tập giữ thăng bằng và rèn luyện dáng đi chuẩn
Trong giai đoạn mới tập đi, đi chân trần làm tăng khả năng bám sát của các ngón chân từ đó hỗ trợ trẻ đi vững vàng hơn.
Khả năng kết nối nhận thức tự do về bước chân của trẻ cũng tăng cao từ đó giúp phát triển lành mạnh các cơ, dây chằng và sụn ở chân. Hiệu quả này giúp tư thế đứng, dáng đi của trẻ cũng cải thiện hơn tránh dáng đi chữ bát, bàn chân bị khoèo.
Lưu ý khi cho bé đi chân trần
Lau chùi sàn nhà, chống trơn trượt
Phụ huynh nên vệ sinh nhà cửa sạch sẽ thường xuyênđể tránh rơi rớt nhữngvật sắc nhọn, kim tiêm hay những mảnh vỡ thuỷ tinh,… những vật có thể làm tổn thương đến bàn chân của trẻ. Nên cho trẻ đi chân trần ở nhữngnơi rộng rãi, an toàn và chú ý quan sát trẻ trong quá trình tập đi này.
Những nơi như nhà tắm, nhà vệ sinh, khu vực ẩm ướt nên hạn chế cho trẻ đi chân trần nhiều lần trong ngày. Bởi ở những nơi này có rất nhiều vi khuẩn có hại cho đôi chân của trẻ nói riêng và sức khỏe của trẻ nói chung.
Không nên cho trẻ đi chân trần ngoài trời
Đi chân trần rất tốt cho sự phát triển trí não và khả năng phản ứng của trẻ. Tuy nhiên, phụ huynh cần lưu ý những trường hợp không nên cho trẻ đi chân trần để tránh ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ.
Để trẻ mang dép khi đi ngoài trời hoặc trên thảm có nhiều nước, nhiều người dẫm lên vì những nơi đây rất mất vệ sinh. Ở những con đường có nhiều đá cuội, phụ huynh nên kiểm tra xem có an toàn không, có dị vật hay không trước khi để trẻ đi chân trần.
Hơn nữa, phụ huynh không nên để trẻ đi chân trần nếu trẻ có vết thương ở chân, lúc trẻ không được khoẻ cũng hạn chế cho trẻ đi chân trần phòng ngừa khả năng trẻ bị cảm lạnh.
Vừa rồi là thông tin về sự khác biệt giữa việc trẻ đi chân trần và không đi chân trần và những ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ nhỏ. Hy vọng qua bài viết này bạn sẽ hiểu rõ hơn về những lợi ích và lưu ý của việc cho trẻ đi chân trần.
Nguồn: Báo Phụ Nữ Việt Nam
Pgdphurieng.edu.vn
Cảm ơn bạn đã xem bài viết Sự khác biệt giữa trẻ đi chân trần và không đi chân trần tại Pgdphurieng.edu.vn bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.