Bạn đang xem bài viết Sự giống và khác nhau của bia và rượu tại Pgdphurieng.edu.vn bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.
Bia và rượu có giống nhau?
Có, chúng đều là thức uống có chứa cồn (Alcohol), đều trải qua công đoạn lên men và đều có khả năng gây say, tác động tới thể trạng, thần kinh của người uống ở một mức độ nhất định tùy theo lượng uống và cách uống.
Dù là uống bia hay rượu, nếu bạn uống “quá liều”, say xỉn thì đều khiến thần kinh mất kiểm soát; gây cảm giác khó chịu, đau đầu, chóng mặt, mệt mỏi… sau cơn say.
Bia và rượu khác nhau?
Nguyên liệu và quy trình chế biến
-
Bia chủ yếu dùng nguồn nguyên liệu là đại mạch và hoa bia (men bia), qua quá trình lên men đường cho thành phẩm bia không chưng cất sau lên men. Quá trình sản xuất bia được gọi là nấu bia.
-
Rượu dùng nguồn nguyên liệu chủ yếu như gạo nếp, gạo tẻ, gạo lứt, ngũ cốc… và men rượu (nguồn thảo dược như cam thảo, quế chi, gừng, hồi, bạch chỉ…). Sau quá trình ủ lên men, chưng cất cho ra thành phẩm rượu với nồng độ cồn và hương vị khác nhau tùy vào nguồn nguyên liệu và công thức men rượu.
-
Các loại thức uống chứa cồn được làm từ sự lên men đường không phải từ nguồn ngũ cốc (như nước hoa quả hay mật ong) không được gọi là “bia”, mặc dù chúng cũng được sản xuất từ cùng một loại men bia, dựa trên các phản ứng hóa sinh học.
Điều đặc biệt là bia và rượu đều cho hương vị rất quyến rũ mà 1 khi cơ thể đã chấp nhận dung nạp, người uống sẽ thấy nó thực sự hấp dẫn đến khó cưỡng.
Rượu sẽ khiến bạn nhanh say hơn
Một pint (gần 570ml) bia hay 1 ly rượu đầy trung bình có chứa nồng độ cồn ngang nhau, tính theo tiêu chuẩn Anh là tương đương 2 – 3 đơn vị cồn (16 – 24g).
Nhưng 1 nghiên cứu từ Đại học Texas Southwestern Medical Centre chỉ ra kết quả:
-
Rượu mạnh hòa vào huyết mạch nhanh nhất, dẫn đến nồng độ cồn trong máu cao nhất.
-
Kế đến là rượu thường, tăng lên mức cao nhất về nồng độ cồn trong máu sau khi uống 54 phút.
-
Sau đó là bia với mức tăng cao nhất của nồng độ cồn trong máu là 62 phút sau khi uống.
Như vậy, rất dễ hiểu vì sao người uống rượu thường nhanh say hơn so với uống bia.
-
Những lợi ích bất ngờ khi uống bia
Bia có thể gây tăng cân nhanh hơn
Một pint bia (gần 570 ml) chứa khoảng 180 Calories, cao hơn 50% so với 1 ly rượu nhỏ. Lượng này đủ để khiến nhiều người tăng cân.
Nếu bạn uống bia theo kiểu “uống trên bàn nhậu”, uống nhanh, uống nhiều, uống thiếu kiểm soát thì tình trạng “bụng bia” là có thật.
Một số nghiên cứu cũng chỉ ra rằng uống rượu có thể làm tăng cảm giác thèm ăn trong thời gian ngắn, khiến bạn ăn nhiều hơn bình thường.
Tuy nhiên, nếu bạn uống vừa phải và không thường xuyên thì sự khác biệt này là không rõ rệt.
Có thể xác nhận lại, khả năng gây tăng cân của bia là cao hơn rượu.
Lợi ích sức khỏe từ bia và rượu
Các loại rượu đỏ chứa nhiều nhất lượng Polyphenol, được cho là “chất bổ” giúp làm dịu những chỗ viêm và dọn dẹp những hóa chất gây hại trong cơ thể.
Bia cũng chứa 1 lượng Polyphenol đáng kể, nhưng mang lại những lợi ích khiêm tốn, tương tự như các loại rượu trắng chứa không được nhiều như rượu đỏ.
Như vậy, nếu không có rượu đỏ, uống 1 ly bia mỗi ngày sẽ thực sự mang lại một vài lợi ích sức khỏe cho cơ thể. Nhưng lưu ý nó chỉ đúng nếu bạn uống lượng ít, uống điều độ chứ không phải uống quá lố.
Một chút thông tin thú vị, có thể giúp bạn đọc rạch ròi hơn lợi và hại trong việc uống rượu và uống bia. Hy vọng mọi người sẽ biết tận dụng những lợi điểm!
Nguồn: Healthline
Bạn sẽ quan tâm:
-
Uống bia rượu ban đêm nhanh say hơn ban ngày, bạn có biết?
-
Những cách giải bia rượu nhanh và hiệu quả
-
Uống bia với trứng gà, phương pháp tăng cân hiệu quả
Pgdphurieng.edu.vn
Cảm ơn bạn đã xem bài viết Sự giống và khác nhau của bia và rượu tại Pgdphurieng.edu.vn bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.