Bạn đang xem bài viết Sử dụng thuốc tẩy giun đúng cách và hiệu quả tại Pgdphurieng.edu.vn bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.
Trẻ bị sụt cân, ăn kém, sức khỏe yếu, bố mẹ lo lắng trẻ có thể đang bị nhiễm giun, làm sao xử lý? Khám phá thông tin bên dưới để xác định và tẩy giun cho trẻ hiệu quả, đúng cách nhé.
Khi nghi ngờ bị giun, bạn có thể dựa vào các dấu hiệu nhiễm giun như đau bụng quanh rốn, chán ăn, ngứa hậu môn…để xác định hoặc trực tiếp đến gặp bác sĩ chuyên khoa để có kết quả xác định chính xác nhất, áp dụng các biện pháp tẩy giun đúng cách, hiệu quả cho cơ thể trở lại khỏe mạnh.
Các đối tượng nào nên tẩy giun?
– Cả người lớn và trẻ nhỏ đều có khả năng bị nhiễm giun nhưng trẻ nhỏ là đối tượng có khả năng bị nhiễm giun cao hơn người lớn.
– Trẻ nhỏ thường vô tư, chưa có ý thức về việc giữ gìn vệ sinh cá nhân kĩ như người lớn nên khi sinh hoạt tập thể, trong gia đình, trường mẫu giáo, mầm non trẻ rất dễ bị nhiễm giun kim. Sống ở nơi có nguồn nước bẩn, điều kiện vệ sinh kém, có thói quen đi chân trần trên đất, trẻ rất dễ bị nhiễm các loại giun móc, giun đũa, giun tóc.
– Nếu bé có thói quen mút đầu ngón tay mà tay vốn chưa được rửa sạch thì nguy cơ nhiễm giun cao hơn trẻ không có thói quen này.
Những dấu hiệu cho biết đã đến lúc tẩy giun
Những dấu hiệu thường gặp mà nếu bạn quan sát thấy mình hoặc các thành viên trong gia đình, con trẻ có biểu hiện như vậy thì nên tẩy giun ngay.
– Có nhiều cơn đau bụng, tập trung ở vị trí quanh rốn, trẻ đi ngoài ra phân lỏng hoặc đặc.
– Chán ăn, bỏ bữa, sụt cân, thường cảm thấy mệt mỏi, da xanh xao.
– Trẻ ngủ không sâu, đêm thường quấy khóc, bụng trẻ to, căng cứng. Đặc biệt là phải kể đến triệu chứng điển hình nhất của nhiễm giun kim là ngứa hậu môn.
– Ngoài ra nếu ấu trùng giun di chuyển vào phổi, người nhiễm giun có thể bị chẩn đoán nhầm thành bệnh viêm phổi do có nhiều dấu hiệu tương đồng như thở khò khè, giun vào phổi cũng có thể gây đau tức ngực, khó thở.
Uống thuốc tẩy giun đúng cách
– Khi bị nhiễm giun nên tẩy giun định kỳ, đối với người lớn và trẻ nhỏ trên 2 tuổi nên tẩy giun 2 – 3 lần/năm (4 – 6 tháng/lần), còn đối với trẻ dưới 2 tuổi nghi ngờ nhiễm giun nên đi khám và lắng nghe chỉ dẫn bác sĩ để tẩy giun đúng cách.
– Việc tẩy giun định kỳ giúp giảm hoặc tẩy sạch giun trong ruột, mỗi lần tẩy giun nên tẩy cả nhà để tránh trường hợp bị nhiễm giun chéo.
– Chọn thuốc tẩy giun có 1 trong 2 hoạt chất là Albendazol hoặc Mebendazol, chúng có phổ hoạt tính rộng tẩy được nhiều loại giun, vì là thuốc không kê đơn nên bạn dễ dàng tìm mua được ở các nhà thuốc.
– Thuốc tẩy giun hiện đại không yêu cầu bạn phải để bụng đói trước khi tẩy giun nên bạn có thể tẩy giun bất cứ lúc nào nhưng thời điểm tốt nhất là uống vào sáng sớm khi bụng đói và uống sau bữa tối 2 giờ.
– Dùng thuốc sau 1 ngày, bạn nên theo dõi phản ứng của cơ thể mình, nếu có những dấu hiệu như đau bụng, buồn nôn, mệt mỏi, đau đầu, nổi mề đay… có thể bạn đang bị dị ứng với các thành phần của thuốc. Khi gặp các dấu hiệu này, bạn nên nghỉ ngơi, nếu các triệu chứng này giảm dần theo thời gian thì không sao nhưng nếu cơ thể phản ứng mạnh hơn như sốt, mệt rã rời, nôn nhiều… thì nên đến gặp bác sĩ ngay.
– Không sử dụng thuốc tẩy giun cho phụ nữ đang có thai, đang cho con bú, trẻ nhỏ dưới 2 tuổi, bệnh nhân bị suy gan, nhiễm độc tủy xương, có tiền sử mẫn cảm với các thành phần của thuốc.
– Để tránh tái nhiễm giun bạn nên giữ vệ sinh cá nhân sạch sẽ, làm sạch môi trường sống, diệt ruồi, muỗi, gián trong khu vực sinh sống thường xuyên, dùng thức ăn sạch, nấu chín kỹ, rửa tay trước mỗi lần dùng bữa.
Việc lưu ý những thông tin trên sẽ giúp bạn phát hiện cơ thể mình hay các thành viên trong gia đình có đang bị nhiễm giun không. Hãy tẩy giun định kì để đảm bảo sức khoẻ cho các thành viên trong gia đình nhé.
Cảm ơn bạn đã xem bài viết Sử dụng thuốc tẩy giun đúng cách và hiệu quả tại Pgdphurieng.edu.vn bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.