Bạn đang xem bài viết Sốt xuất huyết nên ăn gì và kiêng gì để nhanh khỏi bệnh, hồi phục sức khỏe? tại Pgdphurieng.edu.vn bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.
Sốt xuất huyết là một bệnh truyền nhiễm cấp tính, xảy ra quanh năm nhưng thường gia tăng vào mùa mưa. Vậy người bệnh sốt xuất huyết nên ăn gì và không nên ăn gì để tốt cho sức khoẻ? Cùng Nhà thuốc An Khang tìm hiểu thông qua bài viết sau đây nhé!
Sốt xuất huyết là gì?
Sốt xuất huyết là một bệnh nhiễm trùng cấp tính do virus Dengue gây ra. Trung gian truyền bệnh chính là muỗi Aedes aegypti và ít hơn là Ae. albopictus. Có bốn kiểu huyết thanh của virus Dengue và một người có thể bị nhiễm sốt xuất huyết bốn lần trong đời. Sốc sốt xuất huyết là nguyên nhân hàng đầu gây ra tử vong ở một số quốc gia châu Á và châu Mỹ Latinh.
Vì sao cần bổ sung dưỡng chất khi bị sốt xuất huyết
Theo TS. BS Nguyễn Thanh Danh – Viện Nghiên cứu Dinh dưỡng TP.HCM, giai đoạn phục hồi thường vào ngày thứ 7 – 10 của bệnh. Trong giai đoạn này, dinh dưỡng của người bệnh là đặc biệt quan trọng.
Sốt xuất huyết là bệnh truyền nhiễm nguy hiểm có tỷ lệ tử vong cao nếu không được chẩn đoán và điều trị kịp thời. Duy trì và tuân thủ chế độ ăn uống một cách hợp lý sẽ giúp cơ thể tăng cường hệ miễn dịch, chống lại bệnh tật, giúp bạn cải thiện sức khoẻ và hỗ trợ phục hồi tốt hơn.
Điều quan trọng là bạn cần phải hiểu những gì nên ăn và không nên ăn trong quá trình bị sốt xuất huyết.
Dinh dưỡng rất quan trọng trong quá trình hồi phục bệnh sốt xuất huyết
Nên ăn gì khi bị sốt xuất huyết?
Trứng, thịt nạc, thịt gà, cá
Protein là thành phần chính cấu tạo nên các tế bào và mô mới cho cơ thể, giúp tăng cường kháng thể chống lại bệnh tật.
Những thực phẩm giàu đạm cũng có tác dụng giúp người bệnh sốt xuất huyết hồi phục nhanh hơn. Protein có trong các thực phẩm như trứng, thịt nạc, thịt gà, cá,… sẽ giúp người bệnh sốt xuất huyết bổ sung năng lượng, dinh dưỡng bị mất trong quá trình bị bệnh.
Thức ăn lỏng
Trong quá trình bệnh, bạn nên ăn các loại thức ăn lỏng như cháo, súp,… để hạn chế nguy cơ xuất huyết. Cháo dễ tiêu hóa, giúp bạn không cảm thấy nặng bụng và đầy hơi sau khi ăn.
Bên cạnh đó, các loại súp cũng giúp bạn tiêu hoá tốt hơn. Các loại súp rau sẽ giúp hệ tiêu hoá của bạn cảm thấy dễ chịu hơn trong quá trình bị bệnh.
Bạn nên lựa thực phẩm lỏng như súp rau củ trong thời gian bệnh để hệ tiêu hoá hoạt động tốt hơn
Nước dừa
Bệnh nhân bị sốt xuất huyết dễ bị mất nước do sốt cao, tiêu chảy, chán ăn, nôn và buồn nôn trong giai đoạn sốt (ngày thứ 4 – 6). Do đó, họ cần bổ sung đủ nước cho cơ thể.
Nước dừa là một trong những lựa chọn cần thiết giúp bạn bổ sung lượng nước bị mất, chất điện giải và các chất dinh dưỡng thiết yếu khác.
Bạn có thể uống 2 ly nước dừa mỗi ngày trong quá trình bệnh để giúp cơ thể khoẻ mạnh hơn.
Nước dừa bổ sung nước và chất điện giải cần thiết cho cơ thể
Lá đu đủ
Lá đu đủ được chứng minh có lợi trong quá trình hồi phục của bệnh nhân sốt xuất huyết. Lá đu đủ giúp tăng số lượng tiểu cầu trong máu và tăng cường khả năng miễn dịch. Chiết xuất đu đủ chứa các enzym như papain và chymopapain có tác dụng ngăn ngừa đầy hơi và các rối loạn tiêu hóa khác.
Lấy 30ml nước ép đu đủ, thêm ít nước và uống hai đến ba lần trong ngày. Đây được xem là một trong những thực phẩm tốt giúp tăng tiểu cầu khi mắc bệnh sốt xuất huyết.
Nước ép lá đu đủ giúp hỗ trợ cải thiện lượng tiểu cầu của cơ thể
Nước ép trái cây, rau củ
Tiếp theo trong danh sách thực phẩm tốt nhất cho bệnh nhân sốt xuất huyết là nước ép rau củ. Rau cung cấp các chất dinh dưỡng cần thiết, giúp cải thiện khả năng miễn dịch, rút ngắn thời gian phục hồi sau bệnh sốt xuất huyết.
Khi dùng nước ép trái cây, rau củ, bạn có thể thêm một ít nước cốt chanh để bổ sung vitamin C và giúp hương vị cho ly nước ép thêm hoàn hảo.
Sữa chua
Sữa chua là một loại thực phẩm nên được sử dụng trong thời gian mắc sốt xuất huyết giúp người bệnh chống lại virus và nhiễm trùng do vi khuẩn.
Probiotics tăng cường sản xuất vi khuẩn đường ruột có lợi, giúp loại bỏ độc tố khỏi cơ thể. Đặc tính tăng cường miễn dịch này giúp bệnh nhân sốt xuất huyết nhanh chóng hồi phục.
Sữa chua cung cấp probiotics, có tác dụng tích cực đến hệ tiêu hoá
Trái cây
- Lựu: chứa nhiều khoáng chất và chất dinh dưỡng, cung cấp năng lượng cần thiết cho cơ thể, giảm kiệt sức và mệt mỏi. Lựu chứa hàm lượng sắt cao, giúp bệnh nhân sốt xuất huyết duy trì lượng tiểu cầu trong máu, từ đó giúp người bệnh phục hồi sau sốt xuất huyết nhanh hơn.
- Bưởi: giàu chất chống oxy hóa và chất dinh dưỡng, chứa lượng lớn Vitamin C giúp tăng cường khả năng miễn dịch.
- Cam: các đặc tính chống oxy hóa và hàm lượng Vitamin C cao giúp điều trị và làm giảm virus sốt xuất huyết trong cơ thể người bệnh.
- Quả kiwi: rất giàu Vitamin A, Vitamin E, kali giúp duy trì chất điện giải của cơ thể và ổn định huyết áp.
Bông cải xanh
Bông cải xanh là thực phẩm được khuyến cáo sử dụng khi bị sốt xuất huyết. Loại rau này là một trong những nguồn cung cấp Vitamin K chính giúp tăng lượng tiểu cầu trong máu.
Những người có tình trạng giảm tiểu cầu do sốt xuất huyết nên thêm loại thực phẩm này vào trong chế độ ăn uống của mình để đưa tiểu cầu về mức bình thường.
Nên kiêng ăn gì khi bị sốt xuất huyết?
Thực phẩm chiên hoặc nhiều dầu
Bạn nên tránh các thực phẩm chiên hoặc nhiều dầu trong thời gian bệnh sốt xuất huyết.
Thực phẩm nhiều dầu có chứa lượng chất béo cao có thể dẫn đến tình trạng tăng huyết áp và cholesterol. Do đó, chúng có thể làm chậm quá trình phục hồi bằng cách làm suy yếu hệ thống miễn dịch.
Ngoài ra, các thực phẩm chứa nhiều dầu còn khiến hệ tiêu hoá của bạn khó tiêu, cảm giác chướng bụng, nôn và buồn nôn.
Thức ăn chiên dầu nhiều chứa lượng lớn chất béo xấu gây hại cho sức khoẻ tim mạch, gây cảm giác khó tiêu cho cơ thể
Thực phẩm cay
Một trong những thực phẩm cần tránh khi mắc sốt xuất huyết là thức ăn cay. Thức ăn cay có thể gây tích tụ axit trong dạ dày và dẫn đến loét và tổn thương thành mạch, tăng nguy cơ xuất huyết.
Bệnh nhân sốt xuất huyết cần tránh ăn những loại thực phẩm này để quá trình hồi phục diễn ra thuận lợi hơn.
Các loại thực phẩm cay sẽ khiến dạ dày bạn tăng tiết axit, làm nặng hơn các tình trạng viêm loét, tăng nguy cơ xuất huyết
Đồ uống có chứa caffeine
Như đã nói trước đó, sốt xuất huyết gây mất nước và bệnh nhân phải uống nhiều nước. Caffeine hay đồ uống có chứa caffein có thể kích thích đường tiêu hóa, dẫn đến triệu chứng buồn nôn và tiêu chảy.
Hơn nữa, loại nước giải khát này có thể làm tăng sản xuất axit trong dạ dày và tăng nhịp tim. Tất cả những tác dụng phụ này có thể cản trở quá trình phục hồi bệnh sốt xuất huyết.
Một số lưu ý khác khi bị sốt xuất huyết
Các dấu hiệu cần chú ý và theo dõi
- Các dấu hiệu cảnh báo về sự tiến triển thành sốt xuất huyết nặng xảy ra trong giai đoạn từ ngày 3 – 7 của bệnh. Các triệu chứng bạn cần chú ý trong giai đoạn này như: mệt mỏi nhiều hơn, nôn, đau bụng dữ dội, phù, chảy máu răng, chảy máu mũi, xuất huyết âm đạo, khó thở, chóng mặt,…
- Khi có một trong các dấu hiệu trên, bạn phải đến ngay cơ sở y tế gần nhất để được theo dõi tình trạng sốt xuất huyết.
Lưu ý trong quá trình điều trị
- Bệnh nhân nên được khuyên giữ đủ nước và tránh dùng aspirin và các thuốc chống viêm không steroid khác (như ibuprofen) vì sẽ tăng nguy cơ xuất huyết.
- Hạ sốt bằng acetaminophen và lau mát.
- Bữa ăn: Chia nhỏ bữa ăn trong ngày (6 – 8 bữa/ngày đối với trẻ em và 4 – 6 bữa/ngày đối với người lớn).
- Đối với bệnh nhân điều trị tại nhà, cần theo dõi và đến bệnh viện ngay khi có một trong các dấu hiệu cảnh báo của bệnh. Đồng thời, đến cơ sở y tế mỗi ngày để được theo dõi sự thay đổi của tiểu cầu nhằm dự báo diễn tiến nặng của bệnh.
Xem thêm:
- Triệu chứng sốt xuất huyết giúp bạn nhận biết bệnh chính xác.
- Cách điều trị sốt xuất huyết tại nhà đúng cách giúp bạn nhanh khỏi.
- 4 cách trị sốt siêu vi tại nhà giúp bạn nhanh khỏi bệnh.
Trên đây là những loại thực phẩm nên ăn và không nên ăn khi bị bệnh sốt xuất huyết. Mong rằng thông qua bài viết có thể cung cấp cho bạn đọc những thông tin thiết yếu về chế độ dinh dưỡng phù hợp để bệnh có thể hồi phục nhanh chóng. Hãy chia sẻ nếu thấy bài viết hay và bổ ích các bạn nhé!
Nguồn: CrediHealth, Healthshots, Godigit, CDC
Cảm ơn bạn đã xem bài viết Sốt xuất huyết nên ăn gì và kiêng gì để nhanh khỏi bệnh, hồi phục sức khỏe? tại Pgdphurieng.edu.vn bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.