Bạn đang xem bài viết Sốt rét nên ăn gì để nhanh khỏi bệnh? tại Pgdphurieng.edu.vn bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.
Để điều trị bệnh sốt rét, không có một chế độ ăn uống đặc biệt nào, nhưng cần đảm bảo đầy đủ chất dinh dưỡng để giúp cơ thể chống lại bệnh tật. Trong bài viết này, hãy cùng Nhà thuốc An Khang trả lời câu hỏi bệnh nhân bị sốt rét nên ăn gì nhé!
Sốt rét là gì?
Sốt rét là một bệnh sốt cấp tính do ký sinh trùng Plasmodium từ muỗi Anophen cái lây sang người qua vết cắn. Có 5 loại Plasmodium gây bệnh sốt rét ở người, và đáng lo ngại nhất là P. falciparum và P. vivax.
Các triệu chứng đầu tiên là sốt, nhức đầu, ớn lạnh, thường xuất hiện 10-15 ngày sau khi bị muỗi mang mầm bệnh đốt. Các triệu chứng có thể nhẹ và khó nhận biết bệnh. Nếu không được nhận biết và điều trị kịp thời, bệnh sốt rét do P. falciparum có thể tiến triển nặng, dẫn đến tử vong.
Thực phẩm bổ dưỡng
Chế độ ăn dinh dưỡng có quan hệ mật thiết với thể trạng khỏe mạnh, đặc biệt là hết sức quan trọng trong việc hồi phục cho người bệnh. Ở bệnh nhân sốt rét, vì nhiệt độ cơ thể tăng nên cần tiêu hao năng lượng nhiều, dẫn đến nhu cầu về calo và dinh dưỡng cho cơ thể cao.
Theo các chuyên gia, bệnh nhân sốt rét nên có chế độ ăn uống nhiều carbohydrate. Có thể lựa chọn cơm bởi dễ tiêu hóa và giải phóng năng lượng nhanh hơn các loại tinh bột khác như lúa mì hay hạt kê.
Các loại rau quả giàu vitamin A và vitamin C như củ dền, cà rốt, đu đủ, chanh, nho, quả mọng, chanh, cam có tác dụng giúp giải độc và tăng cường miễn dịch cho người bệnh sốt rét.
Các loại hạt
Sốt rét là một bệnh có tính oxy hóa và viêm cao. Phản ứng stress oxy hóa có nguồn gốc từ cả vật chủ và ký sinh trùng có thể làm trầm trọng thêm bệnh. Theo nghiên cứu, phản ứng này có thể được cân bằng trở lại nhờ các dưỡng chất từ thực vật.[1]
Các loại hạt là nguồn dinh dưỡng cung cấp chất béo và protein lành mạnh. Khi bệnh nhân sốt rét cảm thấy đói, có thể lựa chọn các các loại hạt để nạp năng lượng nhanh trước khi dùng các bữa ăn chính. Hạt óc chó, hạt hồ trăn, đậu phộng, quả hạnh, hạt mè, quinoa… đều là những loại hạt không chỉ tốt cho sức khỏe mà còn có hương vị hấp dẫn.
Uống nhiều nước
Vào những cơn sốt, bệnh nhân thường có cảm giác chán ăn, khó chịu. Để bù lại, người ta nên uống nước đường, nước ép trái cây, rau quả tươi, nước dừa, và nước điện giải. Để đảm bảo vệ sinh và an toàn, chỉ nên uống nước đun sôi hoặc tiệt trùng. Bạn cũng có thể bổ sung nước bằng các cách khác như sữa lắc, món hầm, súp, v.v.
Các bác sĩ khuyên lượng nước hàng ngày bệnh nhân cần nạp là ít nhất từ 3 đến 3,5 lít. Nước có thể loại bỏ các chất độc ra khỏi cơ thể qua đường tiểu tiện, từ đó giúp bạn khỏe lại nhanh hơn.
Thực phẩm giàu protein
Ký sinh trùng sốt rét xâm nhập vào cơ thể, phát triển và làm vỡ tế bào gan và tế bào hồng cầu. Vì vậy, một chế độ ăn nhiều carbohydrate và giàu protein là rất cần thiết, để cơ thể có thể sử dụng protein cho quá trình đồng hóa và quá trình sửa chữa, xây dựng mô.
Sữa đông, sữa chua và sữa bơ là nguồn protein dồi dào. Bạn cũng có thể phối hợp cá hầm, súp gà, trứng và đậu trong chế độ ăn uống của mình.
Bị sốt rét nên kiêng ăn gì?
Thực phẩm giàu chất béo
Chỉ nên tiêu thụ một lượng chất béo vừa phải. Chất béo từ sữa như kem, bơ có tác dụng hỗ trợ chứng khó tiêu. Tuy nhiên, sử dụng quá nhiều chất béo hoặc ăn đồ chiên rán lại có tác động tiêu cực đến sức khỏe, làm tăng nguy cơ buồn nôn, khó tiêu và đi cầu lỏng. Tốt nhất nên hạn chế tối đa chất béo trong chế độ ăn của bệnh nhân sốt rét.
Có thể bổ sung chất béo Omega 3 từ các nguồn như cá, thực phẩm chức năng chứa dầu cá, hạt lanh, hạt chia và quả óc chó vì omega 3 có tác dụng tốt trong giảm trình trạng viêm của cơ thể.
Thực phẩm giàu chất xơ
Loại thực phẩm này thường khó tiêu, dạ dày cần nhiều sức hơn để phân hủy chúng. Một số đại diện của nhóm thực phẩm này mà bệnh nhân nên hạn chế là rau xanh, trái cây có nhiều thịt quả (như táo, bơ, lê, dứa,…), ngũ cốc nguyên cám,…
Hạn chế ăn thực phẩm giàu chất xơ
Thực phẩm cay nóng
Vị cay có khả năng kích thích vị giác, giúp ăn ngon miệng hơn. Nhưng nhiều người gặp phải tình trạng đầy hơi, chướng bụng, ợ chua, trào ngược axit và thậm chí đau dạ dày khi ăn nhiều đồ cay nóng. Vì vậy, người bệnh nên hạn chế sử dụng đồ ăn có gia vị mạnh.
Khi nào gặp bác sĩ?
Dấu hiệu cần gặp bác sĩ
Hãy đến gặp bác sĩ ngay nếu xuất hiện các triệu chứng của bệnh sốt rét trong hoặc sau khi đi đến đến vùng phát hiện ra bệnh. Bạn thậm chí vẫn cần đến bệnh viện để kiểm tra dù đã vài tuần, vài tháng hoặc một năm sau khi bạn đi từ vùng có dịch trở về.
Các triệu chứng sốt rét thường thấy như:
- Ớn lạnh.
- Tiêu chảy.
- Đau cơ khớp.
- Mệt mỏi.
- Ho.
- Tim đập nhanh.
- Thở gấp.
- Đau bụng.
- Đau đầu.
Những chuyến đi đến vùng có dịch trước thời điểm phát hiện triệu chứng một năm cũng được xem yếu tố nguy cơ mắc bệnh
Chẩn đoán bệnh sốt rét
Để chẩn đoán sốt rét, bác sĩ có thể sẽ xem bệnh sử và các chuyến đi gần đây của bệnh nhân, tiến hành khám sức khỏe và xét nghiệm máu. Xét nghiệm máu có thể chỉ ra:
- Sự hiện diện của ký sinh trùng trong máu, xác định bệnh sốt rét.
- Loại ký sinh trùng sốt rét mắc phải.
- Liệu đó có phải là loại ký sinh trùng kháng với một số thuốc.
- Liệu có thể có biến chứng nghiêm trọng nào không.
Một số xét nghiệm máu có thể mất từ 15 phút đến vài ngày để hoàn thành và trả kết quả. Tùy thuộc vào triệu chứng, bác sĩ có thể yêu cầu các xét nghiệm bổ sung để đánh giá các biến chứng có thể xảy ra.
Các bệnh viện điều trị bệnh sốt rét uy tín
- Tại TP Hồ Chí Minh: Bệnh viện Bệnh nhiệt đới; Viện Sốt rét – Ký sinh trùng – Côn trùng thành phố HCM…
- Tại Hà Nội: Viện Sốt rét – Ký sinh trùng – Côn trùng Trung ương; Bệnh viện Đặng Văn Ngữ; Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới trung ương…
Xem thêm:
- Bệnh Sốt rét là gì? Nguyên nhân và dấu hiệu nhận biết.
- Cách phòng chống sốt rét hiệu quả.
Chế độ dinh dưỡng cho bệnh nhân sốt rét nên tập trung vào việc tăng cường hệ miễn dịch mà không gây hại cho các cơ quan khác như thận, gan hoặc hệ tiêu hóa. Nếu bạn thấy bài viết này hữu ích, hãy chia sẻ đến cộng đồng để góp phần chống lại căn bệnh nhé!
Nguồn: PharmEasy.
Nguồn tham khảo
-
Beneficial Role of Phytochemicals on Oxidative Stress and Age-Related Diseases
https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC6475554/
Cảm ơn bạn đã xem bài viết Sốt rét nên ăn gì để nhanh khỏi bệnh? tại Pgdphurieng.edu.vn bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.