Bạn đang xem bài viết Sốt phát ban và cách điều trị ở trẻ em – 6 điều bố cần lưu ý tại Pgdphurieng.edu.vn bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.
Sốt phát ban là gì? Cách điều trị cho trẻ khi bị sốt ban. Hãy cùng Nhà thuốc An Khang theo dõi bài viết sau đây để tìm hiểu về sốt phát ban và cách điều trị nhé!
Sốt phát ban là gì?
Sốt phát ban là tình trạng nóng sốt và trên bề mặt da nổi các nốt đỏ, bệnh lây nhiễm chủ yếu qua đường hô hấp. Thường gặp nhất ở trẻ từ 6 – 36 tháng tuổi, ở giai đoạn này trẻ có sức đề kháng kém vì hệ miễn dịch chưa hoàn thiện.
Sốt phát ban (Roseola): ban màu hồng phổ biến nhất bệnh gây ra do nhiễm virus (70-80%). Điển hình là virus sởi, virus Rubella, Enterovirus,… Phần lớn nguyên nhân gây sốt phát ban ở trẻ là những virus lành tính, khi được chăm sóc tốt bệnh có thể tự lành sau 5 – 7 ngày.
Dấu hiệu sốt phát ban
Một trẻ có thể bị sốt phát ban ít nhất là một lần, thậm chí nhiều lần tùy theo tình trạng sức khỏe và nguyên nhân gây bệnh.
- Trẻ hay quấy khóc.
- Sốt.
- Ho, chảy mũi.
- Đỏ mắt.
- Nổi ban toàn thân.
- Đi phân lỏng hoặc tiêu chảy.
Hạ sốt đúng cách
Trẻ sốt từ 38°C thì cho trẻ uống thuốc hạ sốt theo chỉ định của bác sĩ. Sử dụng paracetamol loại đơn chất theo liều từ 10-15mg/kg cân nặng, 4-6 giờ uống 1 lần và ngưng thuốc khi hết triệu chứng sốt.
Lau mát cho trẻ bằng chườm ấm khi cần để tránh biến chứng sốt cao co giật ở trẻ. Dùng khăn sạch nhúng vào nước ấm từ 37 – 40°C, vắt bớt nước lau ở vùng nách, bẹn, cổ hoặc đắp lên trán giúp giảm nhiệt nhanh.
Cho trẻ uống nhiều nước để tránh tình trạng mất nước do thân nhiệt quá cao do sốt, bổ sung nước cho trẻ từ các loại sữa, nước hoa quả, oresol,…
Làm mát cho trẻ bằng chườm ấm
Giảm ho, giảm đau họng
Khi trẻ ho, nên cho trẻ uống các loại thuốc ho có nguồn gốc thảo dược như rau tần dầy lá, lá thường xuân, quất chưng với đường phèn, gừng hấp mật ong,…
Một số loại thuốc ho cho bé hiệu quả tốt trên thị trường hiện nay như: siro prospan, ích nhi, ho Astex, bổ phế bảo thanh, thiên môn bổ phổi.
Giảm ho, giảm đau họng ở trẻ
Làm thông mũi
Làm thông mũi trẻ bằng nước muối loãng và khăn giấy mềm: Giúp trẻ dễ ăn uống và bú sữa mẹ.
Đối với trẻ dưới 6 tháng tuổi dùng nước muối rửa mũi. Nhỏ vài giọt vào hai lỗ mũi, sau đó dùng ống hút cao su để hút bớt chất nhầy trong mũi, giải phóng tắc nghẽn cho trẻ.
Trẻ lớn hơn hay quấy khóc nên sử dụng qua thiết bị hút đàm.
Phụ huynh có thể lặp lại thường xuyên trong ngày nếu cần thiết, nếu thực hiện ngay trước khi bé ăn thì sẽ giúp bé ăn dễ dàng hơn.
Vệ sinh mũi bằng nước muối giúp thông mũi
Kiêng gió
Làn da của trẻ bị sốt phát ban cần được thông thoáng thì nốt ban mới chóng lặn. Hạn chế để trẻ tiếp xúc trực tiếp với gió trời vì lúc này cơ thể trẻ đang yếu.
Hạn chế cho trẻ ra ngoài trời, đừng ủ ấm mà hãy để trẻ trong môi trường nhiệt độ phòng bình thường, thoáng mát, sạch sẽ là được.
Không nên trùm trẻ kín bằng chăn hay ở trong phòng kín không thoáng gió, sẽ làm cho trẻ khó hạ sốt. Thậm chí làm cho mồ hôi bị hut ngược vào cơ thể dễ bị bệnh viêm phổi.
Trẻ bị sốt nên kiêng gió
Vệ sinh da
Khi trẻ bị sốt, cơ thể sẽ tiết ra nhiều mồ hôi hơn bình thường. Nhiệt độ cơ thể nóng làm cho trẻ thấy ngứa ngáy khó chịu.
Lúc này mẹ nên vệ sinh da cho bé bằng cách tắm hoặc lau bằng khăn sạch với nước ấm hòa thêm chút muối, tắm xong nên lau khô người và nhanh chóng mang quần áo vào. Không nên kiêng nước sẽ khiến trẻ càng thêm ngứa ngáy, nóng nực.
Vệ sinh da sạch sẽ cho bé khi bị sốt
Trang phục
Khi trẻ bị sốt, mẹ thường mang đồ ôm dài để giữ ấm cơ thể nhưng điều này sẽ làm bé thêm ngứa vùng phát ban.
Vì thế hãy lựa chọn những trang phục rộng rãi, thoải mái với chất liệu mềm, thoáng mát, thấm hút mồ hôi.
Lựa chọn trang phục thoải mái cho trẻ
Khi nào cần gặp bác sĩ
Các dấu hiệu cần gặp bác sĩ
Hãy liên hệ bác sĩ khi có các dấu hiệu sau:
- Sử dụng thuốc hạ sốt nhưng không có hiệu quả.
- Chườm mát nhưng nhiệt độ không giảm.
- Đi ngoài phân có lẫn máu.
- Khó thở.
- Co giật.
- Mê man.
- Chảy mủ trong tai.
Các chẩn đoán/xét nghiệm
- Chẩn đoán chủ yếu dựa vào triệu chứng lâm sàng như sốt cao kèm phát ban hồng hoặc đốm đỏ trên cơ thể.
- Xét nghiệm máu.
Tham khảo một số bệnh viện có thể thăm khám
Bạn nên đến chuyên khoa Truyền nhiễm để được thăm khám và điều trị:
- Khu vực thành phố Hồ Chí Minh: Bệnh viện Từ Dũ, Bệnh viện Trưng Vương, Bệnh viện Đại học Y Dược, Bệnh viện Da liễu, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới,…
- Khu vực Hà Nội: Bệnh viện Bạch Mai, Bệnh viện Nhiệt Đới Trung Ương, Bệnh viện Quân Y 108,…
Liên hệ với bác sĩ
Xem thêm:
- Sốt ở trẻ
- Sốt xuất huyết là gì? Nguyên nhân, cách phòng ngừa và điều trị
- Bệnh Rubella là gì?
- Nên và không nên ăn gì nếu bạn bị sốt xuất huyết?
- 13 triệu chứng hậu COVID bạn cần lưu ý
Hy vọng bài viết này sẽ mang đến cho bạn những kiến thức về sốt phát ban. Hãy cùng chia sẻ cho người thân và bạn bè cùng biết nhé!
Nguồn: Sở Y tế Bình Định
Cảm ơn bạn đã xem bài viết Sốt phát ban và cách điều trị ở trẻ em – 6 điều bố cần lưu ý tại Pgdphurieng.edu.vn bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.