Soạn Sinh 9 Bài 24: Đột biến số lượng nhiễm sắc thể (Tiếp theo) giúp các em học sinh lớp 9 nắm vững kiến thức về thể đa bội, sự hình thành thể đa bội. Đồng thời giải nhanh được các bài tập Sinh 9 trang 71.
Giải Sinh 9 Bài 24 là tài liệu vô cùng hữu ích dành cho giáo viên và các em học sinh tham khảo, đối chiếu với lời giải hay, chính xác nhằm nâng cao kết quả học tập của các em. Vậy sau đây là nội dung chi tiết tài liệu, mời các bạn cùng theo dõi và tải tại đây.
Lý thuyết Đột biến số lượng nhiễm sắc thể (Tiếp theo)
III. Thể đa bội
Thể đa bội là cơ thể mà trong tế bào sinh dưỡng có số NST là bội số của n (nhiều hơn 2n).
Thể đa bội là cơ thể mà trong tế bào sinh dưỡng có số NST là bội số của n (nhiều hơn 2n). Sự tăng gấp bội số lượng NST, ADN trong tế bào đã dần đến tăng cường độ trao đổi chất, làm tăng kích thước tế bào, cơ quan và tăng sức chống chịu của thể đa bội đối với các điều kiện không thuận lợi của môi trường.
– Sự tương quan giữa mức bội thể (số n) và kích thước của cơ quan sinh dưỡng và cơ quan sinh sản ờ các cây:
+ Tế bào cây rêu có bộ NST đơn bội (n), sự tăng số lượng NST lên 2, 3 và 4 lần đã làm tăng kích thước tế bào rõ rệt.
+ Thân và lá cây cà độc dược có kích thước tăng dần theo bộ NST 3n, 6n, 9n và 12n.
+ Củ cải tứ bội (4n) có kích thước to hơn củ cải lưỡng bội (2n).
+ Hạt phấn ở cây lan dạ hương có kích thước tăng dần theo bộ NST n, 2n, 3n.
+ Quả của giống táo 4n lớn hơn quả của giống táo 2n.
+ Hạt của cây kiều mạch 2n lớn hơn hạt của cây kiều mạch 4n.
IV. Sự hình thành thể đa bội
Dưới tác động của các tác nhân vật lí (tia phóng xạ, thay đối nhiệt độ đột ngột…) hoặc tác nhân hoá học (cônsixin…) vào tế bào trong quá trình phân bào hoặc ảnh hưởng phức tạp của môi trường trong cơ thể có thể gây ra sự không phân li của tất cả các cặp NST trong quá trình phân bào.
- Trường hợp a: Sự hình thành thể đa bội do rốì loại nguyên phân.
- Trường hợp b: Sự hình thành thể đa bội do rối loạn giảm phân
Giải bài tập SGK Sinh 9 Bài 24 trang 71
Câu 1
Thể đa bội là gì? Cho thí dụ.
Gợi ý đáp án
– Thể đa bội là cơ thể mà trong tế bào sinh dưỡng có số NST là bội số của n (nhiều hơn 2n).
– Ví dụ: các cây cà độc dược có các bộ NST khác nhau như: cây tam bội (3n = 36), cây lục bội (6n = 72), cây cửu bội (9n = 108), cây thập nhị (12n = 144).
Câu 2
Sự hình thành thể đa bội do nguyên phân và giảm phân không bình thường diễn ra như thế nào?
Gợi ý đáp án
Dưới tác động của các tác nhân vật lí (phóng xạ, thay đổi nhiệt độ đột ngột) hay tác nhân hóa học (cônxixin…) vào tế bào trong quá trình phân bào hoặc ảnh hưởng phức tạp của môi trường trong cơ thể có thể gây ra sự không phân li của các cặp NST trong quá trình phân bào.
– Ở hình 24.5 (a) ở nguyên phân, diễn ra sự tự nhân đôi của từng NST nhưng không xảy ra phân bào làm số lượng NST trong tế bào tăng gấp đôi hình thành thể tứ bội.
– Ở hình 24.5 (b) trong giảm phân, sự hình thành giao tử không qua giảm nhiễm và sự kết hợp các giao tử này trong thụ tinh đã dẫn tới hình thành thể tứ bội.
Câu 3
Có thể nhận biết các thể đa bội bằng mắt thường thông qua những dấu hiệu nào? Có thể ứng dụng các đặc điểm của chúng trong chọn giống cây trồng như thế nào? Hãy sưu tập tư liệu và mô tả một giống cây trồng đa bội ở Việt Nam.
Gợi ý đáp án
– Có thể nhận biết các thể đa bội bằng mắt thường qua các dấu hiệu như kích thước của tế bào, các cơ quan của cây tăng, cơ quan sinh dưỡng to, sinh trưởng phát triển mạnh, chống chịu tốt với điều kiện môi trường không thuận lợi.
– Ứng dụng các đặc điểm của chúng trong chọn giống cây trồng như việc tăng kích thước thân, cành cây lấy gỗ, tăng sản lượng gỗ cây rừng. Tăng kích thước thân, lá, củ đối với cây rau, ăn củ. Dựa vào đặc điểm sinh trưởng mạnh và chống chịu tốt để chọn được giống có năng suất cao và sức chống chịu tốt với mọi điều kiện bất lợi của môi trường.
– Cây chuối ở nhà trồng là giống cây đa bội có nguồn gốc từ cây chuối rừng. Quá trình hình thành như sau: do điều kiện không bình thường trong quá trình phát sinh giao tử các cặp NST tương đồng ở chuối rừng không phân li trong giảm phân, hình thành giao tử 2n. Giao tử 2n này kết hợp với giao tử bình thường n tạo ra hợp tử tam bội 3n. Hợp tử này có quả to, ngọt, không hạt nên con người đã giữ lại trồng và nhân lên bằng hình thức sinh sản sinh dưỡng (vì không có hạt) để tạo thành chuối nhà.
Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Soạn Sinh 9 Bài 24: Đột biến số lượng nhiễm sắc thể (Tiếp theo) Giải bài tập Sinh 9 trang 71 của Pgdphurieng.edu.vn nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.