Giải Sinh 8 Bài 8: Cấu tạo và tính chất của xương là tài liệu vô cùng hữu ích giúp các em học sinh lớp 8 có thêm nhiều gợi ý tham khảo để giải các bài tập phần câu hỏi, bài tập chương 2 trang 31 được nhanh chóng và dễ dàng hơn.
Giải Sinh học 8 Bài 8 trang 31 giúp các em hiểu được cấu tạo, sự to và dài ra của xương, các thành phần hóa học của xương. Giải Sinh 8 bài 8: Cấu tạo và tính chất của xương được trình bày rõ ràng, cẩn thận, dễ hiểu nhằm giúp học sinh nhanh chóng biết cách làm bài, đồng thời là tư liệu hữu ích giúp giáo viên thuận tiện trong việc hướng dẫn học sinh học tập. Vậy sau đây là nội dung chi tiết Giải Sinh 8: Cấu tạo và tính chất của xương, mời các bạn cùng tải tại đây.
Lý thuyết Bài 8: Cấu tạo và tính chất của xương
I. Cấu tạo của xương
1. Cấu tạo của xương dài
Cấu tạo 1 xương dài gồm có:
– Hai đầu xương là mô xương xốp, có các nan xương xếp theo kiểu vòng cung tạo ra các ô trống có chứa tủy đỏ. Bọc 2 đầu xương là lớp sụn.
– Thân xương có hình ống, cấu tạo từ ngoài vào trong có: màng xương mỏng → mô xương cứng → khoang xương. Khoang xương chứa tủy xương, tủy đỏ (trẻ em), tủy vàng (người trưởng thành).
2. Chức năng của xương dài
Bảng 8-1. Đặc điểm cấu tạo và chức năng của xương dài
Các phần của xương |
Cấu tạo |
Chức năng |
Đầu xương |
– Sụn bọc đầu xương – Mô xương xốp gồm các nan xương |
– Giảm ma sát trong khớp xương – Phân tán lực tác động – Tạo các ô chứa tủy đỏ |
Thân xương |
– Màng xương – Mô xương cứng – Khoang xương |
– Giúp xương phát triển to bề ngang – Chịu lực, đảm bảo vững chắc – Chứa tủy đỏ ở trẻ em, tủy vàng ở người lớn. |
3. Cấu tạo xương ngắn và xương dẹt
– Xương ngắn và xương dẹt không có cấu tạo hình ống.
– Bên ngoài là mô xương cứng, bên trong là mô xương xốp gồm nhiều nan xương và nhiều hốc nhỏ chứa đầy tủy đỏ.
II. Sự to ra và dài ra của xương
– Sự to ra của xương:
- Tế bào ở màng xương phân chia → các tế bào mới → đẩy vào trong và hóa xương → xương to ra
- Ở người trưởng thành sụn tăng trưởng không còn khả năng hóa xương → không cao thêm
- Người già: xương bị phân hủy nhanh hơn sự tạo thành và tỷ lệ cốt giao giảm → xương xốp, giòn, dễ gãy, sự phục hồi diễn ra chậm, không chắc chắn.
– Sự dài ra của xương: nhờ vào sự phân chia của các tế bào ở sụn tăng trưởng.
III. Thành phần hóa học của xương
– Xương được cấu tạo từ:
- Chất hữu cơ là cốt giao: đảm bảo tính mềm dẻo của xương.
- Chất khoáng chủ yếu là Canxi đảm bảo tính tính bền chắc của xương.
Trả lời câu hỏi Sinh 8 Bài 8
Câu hỏi trang 28
Cấu tạo hình ống, nan xương ở đầu xương xếp vòng cung có ý nghĩa gì đối với chức nâng nâng đỡ của xương?
Trả lời:
Cấu tạo hình ống làm cho xương nhẹ và vững chắc. Nan xương xếp vòng cung có tác dụng phân tán lực làm tăng khả năng chịu lực. Người ta vận dụng kiểu cấu tạo hình ống của xương và cấu trúc hình vòm trong kỹ thuật xây dựng để đảm bảo độ bền vững mà tiết kiệm được nguyên vật liệu. Ví dụ: làm cột trụ, vòm cửa…
Câu hỏi trang 29
Quan sát hình 8 -5 hãy cho biết vai trò của sụn tăng trưởng
Trả lời:
Các tế bào ở sụn tăng trưởng phân chia và hoá xương làm xương dài ra. Đến tuổi trưởng thành, sự phân chia của sụn tăng trường không còn thực hiện dược nữa, do đó người không cao thêm. Tuy nhiên, màng xương vẫn có khả năng sinh ra tế bào xương để bổi đắp phía ngoài của thân xương làm cho xương lớn lèn, trong khi các tế bào huỷ xương tiêu huỷ thành trong của ống xương làm cho khoang xương ngày càng rộng ra.
Giải bài tập Sinh học 8 Bài 8
Bài 1 (trang 31 SGK Sinh học 8)
Xác định các chức năng tương ứng với các phần của xương ở bảng sau bằng cách ghép chữ (a, b, c…) với số (1, 2, 3…) sao cho phù hợp.
Các phần của xương |
Trả lời: chức năng phù hợp |
Chức năng |
---|---|---|
1. Sụn đầu xương 2. Sụn tăng trưởng 3. Mô xương xốp 4. Mô xương cứng 5. Tủy xương |
a) Sinh hồng cầu, chứa mỡ ở người già b) Giảm ma sát trong khớp c) Xương lớn lên về bề ngang d) Phân tán lực, tạo ô chứa tủy e) Chịu lực f. Xương dài ra |
Gợi ý đáp án
Ghép chữ vào chức năng tương ứng với các phần của xương như sau:
1. b ; 2.f ; 3.d
4.e ; 5.a .
Bài 2 (trang 31 SGK Sinh học 8)
Thành phần hóa học của xương có ý nghĩa gì đối với chức năng của xương ?
Gợi ý đáp án
Thành phần hóa học đảm bảo mật độ xương phù hợp với hai tính chất bao gồm:
- Tính rắn bao gồm các chất vô cơ
- Tính đàn hồi bao gồm các chất hữu cơ
Cụ thể các thành phần hóa học ở xương bao gồm:
Xương tươi ở người lớn:
- 50% nước
- 17.75% mỡ
- 12.45% chất hữu cơ
- 21.8% chất vô cơ
Xương khô (đã bóc tách mỡ và nước): Chứa khoảng 2/3 là chất vô cơ và 1/3 là chất hữu cơ:
- Chất hữu cơ chiếm khoảng 33.3%, chủ yếu là cốt bào (osseine) bao gồm các sợi keo và tế bào xương.
- Chất vô cơ chiếm khoảng 66.7%, chủ yếu là các chất muối vôi, chẳng hạn như phosphat Ca 51.04%, carbornat Ca 11.3%, Kluorur Ca 2.0%, phosphat Mg 1.16%, carbonat và chlorur Ca 1.2%.
Các thành phần hóa học của xương cũng thay đổi theo mỗi loại xương, giới tính, độ tuổi, chế độ dinh dưỡng, quá trình luyện tập và bệnh lý liên quan. Ở người trẻ tuổi, xương thường ít các chất vô cơ, nhiều chất hữu cơ, do đó mềm dẻo. Trong khi đó xương ở người cao tuổi thường nhiều chất vô cơ, ít chất hữu cơ, do đó thường giòn và dễ gãy.
Bài 3 (trang 31 SGK Sinh học 8)
Hãy giải thích vì sao xương động vật được hầm (đun sôi lâu) thì bở?
Gợi ý đáp án
Khi hầm xương bò, lợn… chất cốt giao bị phân hủy. Vì vậy, nước hầm xương thường sánh và ngọt, phần xương còn lại là chất vô cơ (không còn cốt giao) nên bở.
Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Soạn Sinh 8 Bài 8: Cấu tạo và tính chất của xương Giải SGK Sinh học 8 trang 31 của Pgdphurieng.edu.vn nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.