Giải Sinh 8 Bài 18: Vận chuyển máu qua hệ mạch, vệ sinh hệ tuần hoàn là tài liệu vô cùng hữu ích giúp các em học sinh lớp 8 có thêm nhiều gợi ý tham khảo để giải các bài tập phần câu hỏi, bài tập được nhanh chóng và dễ dàng hơn.
Giải Sinh học 8 Bài 18 trang 60 giúp các em hiểu được kiến thức về vận chuyển máu qua hệ mạch, vệ sinh tuần hoàn. Giải Sinh 8 bài 18 Vận chuyển máu qua hệ mạch, vệ sinh hệ tuần hoàn người được trình bày rõ ràng, cẩn thận, dễ hiểu nhằm giúp học sinh nhanh chóng biết cách làm bài, đồng thời là tư liệu hữu ích giúp giáo viên thuận tiện trong việc hướng dẫn học sinh học tập. Vậy sau đây là nội dung chi tiết Giải Sinh 8: Vận chuyển máu qua hệ mạch, vệ sinh hệ tuần hoànmời các bạn cùng tải tại đây.
Lý thuyết Vận chuyển máu qua hệ mạch, vệ sinh hệ tuần hoàn
I – Sự vận chuyển máu qua hệ mạch
– Máu được vận chuyển qua hệ mạch là nhờ
- Sức đẩy của tim khi tâm thất co tạo ra huyết áp và vận tốc máu
- Sự hỗ trợ của hệ mạch: sự co dãn của động mạch, sự co bóp của cơ bắp quanh thành tĩnh mạch, sức hút của lồng ngực khi hít vào và của tâm nhĩ khi giãn ra, hoạt động của van 1 chiều
– Huyết áp hao hụt dần trong suốt chiều dài hệ mạch do ma sát với thành mạch và giữa cá phân tử máu
– Vận tốc máu trong mạch giảm dần từ động mạch cho đến mao mạch, sau đó lại tăng dần trong tĩnh mạch
Hình 18-2. Vai trò của các van và cơ bắp quanh thành mạch trong sự vận chuyển máu qua tĩnh mạch
II. Vệ sinh tim mạch
1. Cần bảo vệ tim mạch tránh các tác nhân có hại
– Để có một trái tim và hệ mạch khỏe, chúng ta cần:
- Hạn chế nhịp tim và huyết áp không mong muốn
- Không sử dụng các chất thích
- Băng bó kịp thời các vết thương, không để cơ thể mất nhiều máu
- Khám chữa bệnh định kì để phát hiện sớm và chữa trị kịp thời các khuyết tật liên quan hệ tim mạch
- Có đời sống tinh thần thoải mái, vui vẻ, tránh xa các cảm xúc âm tính
- Tiêm phòng các bệnh có hại cho tim mạch: cúm, thương hàn..
- Hạn chế ăn các thức ăn có hại cho hệ tim mạch
2. Cần rèn luyện hệ tim mạch
Cần rèn luyện tim mạch thường xuyên, đều đặn, vừa sức bằng việc luyện tập thể thục thể thao hằng ngày, lao động vừa sức và xoa bóp
Trả lời câu hỏi Sinh 8 Bài 18
Câu hỏi trang 58
– Lực chủ yếu giúp máu tuần hoàn liên tục và theo một chiều trong hệ mạch được tạo ra từ đâu?
– Huyết áp trong tĩnh mạch rất nhỏ mà máu vẩn vận chuyển dược qua tĩnh mạch về tim là nhờ tác động chủ yếu nào?
Trả lời:
– Lực đẩy chủ yếu giúp máu tuần hoàn liên tục và theo một chiều sâu trong hệ mạch dược tạo ra nhờ sự hoạt động phối hợp các thành phần cấu tạo của tim (các ngăn tim và các van) và hệ mạch.
– Huyết áp tĩnh mạch rất nhỏ mà máu vần vận chuyển được qua tĩnh mạch về tim là nhờ hồ trợ chủ yếu bởi sức đẩy tạo ra do sự co bóp của các cơ bắp quanh thành tĩnh mạch, sức hút của lồng ngực khi ta hít vào, sức hút của tâm nhĩ khi dãn ra, ở phần tĩnh mạch mà máu phải vận chuyển ngược chiêu trọng lực vẽ tim còn được sự hỗ trợ đặc biệt của các van giúp máu không bị chảy ngược.
Câu hỏi trang 59
Đề ra các biện pháp rèn luyện tim và hệ mạch.
Trả lời:
– Tập thể dục thể thao thường xuyên, đều dặn, vừa sức kết hợp với xoa bóp ngoài da.
– Rèn luyện thể lực vừa sức, thường xuyên và đều đặn.
– Làm việc vừa sức.
– Xoa bóp ngoài ra giúp cho toàn bộ hệ mạch được lưu thông tốt.
Giải bài tập Sinh 8 Bài 18 trang 60
Bài 1 (trang 60 SGK Sinh học 8)
Lực đẩy chủ yếu giúp máu tuần hoàn liên tục và theo một chiều trong hệ mạch đã được tạo ra từ đâu và như thế nào ?
Gợi ý đáp án
– Máu được vận chuyển qua hệ mạch nhờ một sức đẩy do tim tạo ra (tâm thất co). Sức đẩy này tạo nên một áp lực trong mạch máu, gọi là huyết áp (huyết áp tối đa khi tâm thất co, huyết áp tối thiểu khi tâm thất giãn) và vận tốc máu trong mạch.
– Sức đẩy này (huyết áp) hao hụt dần suốt chiều dài hệ mạch (do ma sát với thành mạch và giữa các phần tử máu) và vận tốc máu trong mạch giảm dần từ động mạch cho đến mao mạch (0,5 m/s ở động mạch → 0,001 m/s ở mao mạch), sau đó lại tăng dần trong tĩnh mạch.
Bài 2 (trang 60 SGK Sinh học 8)
Các vận động viên thể thao luyện tập lâu năm thường có chỉ số nhịp tim/phút thưa hơn người bình thường. Chỉ số này là bao nhiêu và điều đó có ý nghĩa gì ? Có thể giải thích điều này thế nào khi số nhịp tim/phút ít đi mà nhu cầu ôxi của cơ thể vẫn được đảm bảo ?
Gợi ý đáp án
* Chỉ số nhịp tim/phút của các vận động viên thể thao luyện tập lâu năm :
Trạng thái | Nhịp tim (số lần/ phút) | Ý nghĩa |
---|---|---|
Lúc nghỉ ngơi | 40 → 60 |
Tim được nghỉ ngơi nhiều hơn Khả năng tăng năng suất của tim cao hơn |
Lúc hoạt động gắng sức | 180 → 240 | Khả năng hoạt động của cơ thể tăng lên |
* Giải thích: Ở các vận động viên tập luyện lâu năm thường có chỉ số nhịp tim/phút nhỏ hơn người bình thường. Tim của họ đập chậm hơn, ít hơn mà vẫn cung cấp đủ nhu cầu ôxi của cơ thể vì mỗi lần đập tim bơm đi được nhiều máu hơn, hay nói cách khác là hiệu suất làm việc của tim cao hơn.
Bài 3 (trang 60 SGK Sinh học 8)
Nêu các biện pháp bảo vệ cơ thể tránh các tác nhân có hại cho tim mạch.
Gợi ý đáp án
- Cần phải liên tục kiểm tra tim mạch, tiêm phòng các bệnh có hại cho tim mạch.
- Hạn chế ăn các thức ăn có hại cho tim mạch như mỡ động vật.
- Khắc phục và hạn chế các nguyên nhân làm tăng nhịp tim và huyết áp không mong muốn.
- Không sử dụng các chất kích thích có hại.
Bài 4 (trang 60 SGK Sinh học 8)
Nêu các biện pháp rèn luyện hệ tim mạch
Gợi ý đáp án
Cần rèn luyện tim mạch thường xuyên, đều đặn, vừa sức bằng các hình thức thể dục thể thao, xoa bóp.
Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Soạn Sinh 8 Bài 18: Vận chuyển máu qua hệ mạch, vệ sinh hệ tuần hoàn Giải SGK Sinh học 8 trang 60 của Pgdphurieng.edu.vn nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.