Giải Sinh 8 Bài 14: Bạch cầu – Miễn dịch là tài liệu vô cùng hữu ích giúp các em học sinh lớp 8 có thêm nhiều gợi ý tham khảo để giải các bài tập phần câu hỏi, bài tập được nhanh chóng và dễ dàng hơn.
Giải Sinh học 8 Bài 14 trang 47 giúp các em hiểu được kiến thức về các hoạt động chủ yếu của bạch cầu. Giải Sinh 8 bài 14 Bạch cầu – Miễn dịch người được trình bày rõ ràng, cẩn thận, dễ hiểu nhằm giúp học sinh nhanh chóng biết cách làm bài, đồng thời là tư liệu hữu ích giúp giáo viên thuận tiện trong việc hướng dẫn học sinh học tập. Vậy sau đây là nội dung chi tiết Giải Sinh 8: Bạch cầu – Miễn dịchmời các bạn cùng tải tại đây.
Lý thuyết Bạch cầu – Miễn dịch
I. Các hoạt động chủ yếu của bạch cầu
1. Các loại bạch cầu
– Có 5 loại bạch cầu:
2. Các hoạt động của bạch cầu
– Khi các vi sinh vật xâm nhập vào mô nào đó của cơ thể, hoạt động đầu tiên của các bạch cầu để bảo vệ cơ thể là sự thực bào thông qua hoạt động của bạch cầu trung tính và bạch cầu mono
– Khi các vi khuẩn thoát khỏi sự thực bào sẽ gặp hoạt động bảo vệ của bạch cầu limpho B (tế bào B).
+ Kháng nguyên là những phân tử ngoại lai có khả năng kích thích cơ thể tiết ra các kháng thể
+ Kháng thể là những phân tử protein đặc hiệu do cơ thể tiết ra để chống lại các kháng nguyên
→ Tương tác giữa kháng nguyên và kháng thể theo cơ chế chìa khóa và ổ khóa: Một kháng nguyên chỉ kết hợp đặc hiệu với một loại kháng thể tương ứng với nó.
– Khi vi khuẩn, virus xâm nhập vào cơ thể thoát khỏi hoạt động bảo vệ của tế bào B và lây nhiễm cho các tế bào cơ thể sẽ gặp hoạt động bảo vệ của tế bào limpho T (tế bào T). Các tế bào T nhận diện, tiếp xúc với tế bào bị nhiễm, tiết protein đặc hiệu làm thủng màng và phá hủy tế bào đó.
* Bạch cầu tham gia bảo vệ cơ thể bằng cách:
– Thực bào: Bạch cầu hình thành chân giả bắt và nuốt vi khuẩn vào trong tế bào rồi tiêu hóa chúng
– Limpho B: Tiết kháng thể gây kết dính kháng nguyên để vô hiệu hóa vi khuẩn
– Limpho T: Phá hủy tế bào đã bị nhiễm vi khuẩn bằng cách nhận diện và tiếp xúc với chúng, rồi tiết prôtêin đặc hiệu làm tan tế bào nhiễm
II. Miễn dịch
– Miễn dịch là khả năng cơ thể không bị mắc một bệnh truyền nhiễm nào đó
– Có 2 loại miễn dịch: Miễn dịch tự nhiên và miễn dịch nhân nhân tạo
Trả lời câu hỏi Sinh 8 Bài 14
Câu hỏi trang 46
– Sự thực bào là gì? Những loại bạch cầu nào thường thực hiện thực bào?
– Tế bào B đã chống lại các kháng nguyên bằng cách nào?
– Tế bào T đã phá huỷ các tế bào cơ thể nhiễm vi khuẩn, virut bằng cách nào?
Trả lời:
– Sự thực bào là hiện tượng các bạch cầu hình thành chân giả bắt và nuốt các vi khuẩn vào trong tế bào rồi tiêu hoá chúng đi. Có 2 loại bạch cầu chủ yếu tham gia thực bào là bạch cầu trung tính và đại thực bào (được phát triển từ bạch cầu mônô). Các đại thực bào có kích thước lớn hơn bạch cầu trung tính nên khả năng thực bào cũng lớn hơn, có khả năng nuốt vào trong tế bào cùng lúc rất nhiều tế bào vi khuẩn và tiêu hoá chúng đi. Các loại bạch cầu ưa axit, bạch cầu ưa kiểm, bạch cầu trung tính dược đặt tên theo tính chất của loại thuốc nhuộm được dùng để nhận biết chúng
– Tế bào limphô B (B là chữ dầu của từ bursa có nghĩa là túi, nơi biệt hoá các tế bào của các tế bào limphô này. Túi này được Fabricius phát hiện ỏ các loài chim, ở động vật có vú. Mạc dù, ở người túi này đã tiêu giảm nhimg các tế bào limphố này vẫn được gắn thêm chữ B). Tế bào B đã chống lại các kháng nguyên bằng cách tiết ra các kháng thể, rồi các kháng thể sẽ gây kết dính các kháng nguyên.
– Tế bào limphô T (T là chữ đầu của từ thymus có nghĩa là tuyến ức, nơi biệt hoá các tế bào này). Tế bào T đã phá huỷ các tế bào cơ thể bị nhiễm vi khuẩn, viruts bằng cách nhận diện và tiếp xúc với chúng (nhờ cơ chế chìa khoá và ổ khoá giữa kháng thể và kháng nguyên), tiết ra các prôtêin đặc hiệu làm tan màng tế bào nhiễm và tế bào bị phá huỷ.
Câu hỏi trang 47
– Miễn dịch là gì?
– Nêu sự khác nhau của miễn dịch tự nhiên và miễn dịch nhân tạo.
Trả lời
– Miễn dịch là khả năng cơ thể không bị mắc một bệnh truyền nhiễm nào đó.
-Sự khác nhau của miễn dịch tự nhiên và miễn dịch nhân tạo:
+ Miễn dịch tự nhiên có được một cách ngẫu nhiên, bị động từ khi cơ thể mới sinh ra hay sau khi cơ thể đã nhiễm bệnh.
+ Miễn dịch nhân tạo có được một cách ngẫu nhiên, chủ động, khi cơ thể chưa bị nhiễm bệnh.
Giải bài tập Sinh học 8 Bài 14
Bài 1 (trang 47 SGK Sinh học 8)
Các bạch cầu đã tạo nên những hàng rào phòng thủ nào để bảo vệ cơ thể ?
Gợi ý đáp án
Các bạch cầu tạo nên 3 hàng rào phòng thủ để bảo vệ cơ thể là :
– Thực bào do hoạt động của các bạch cầu trung tính và bạch cầu mônô (đại thực bào).
– Tạo kháng thể để vô hiệu hóa kháng nguyên do hoạt động của các bạch cầu limphô B.
– Phá hủy các tế bào đã bị nhiễm bệnh do hoạt động của các bạch cầu limphô T.
Bài 1 (trang 47 SGK Sinh học 8)
Bản thân em đã miễn dịch với những bệnh nào từ sự mắc bệnh trước đó và với những bệnh nào từ sự tiêm phòng (chích ngừa)
Gợi ý đáp án
Bản thân em miễn dịch được với những bệnh như: thủy đậu và sởi từ sự mắc bệnh trước đó và những bệnh từ sự tiêm phòng như : quai bị, viêm gan B, …
Bài 1 (trang 47 SGK Sinh học 8)
Người ta thường tiêm phòng (chích ngừa) cho trẻ em những loại bệnh nào ?
Gợi ý đáp án
Người ta thường tiêm phòng (chích ngừa) cho trẻ em những loại bệnh sau :
- Vắc xin 6 trong 1: giúp bảo vệ trẻ khỏi các căn bệnh như: bạch hầu, uốn ván, ho gà, bại liệt, Hib và viêm gan B.
- Vắc xin phòng phế cầu khuẩn (PCV): có tác dụng phòng ngừa các loại nhiễm trung phế cầu khuẩn.
- Vắc xin phòng ngừa tiêu chảy cấp do rotavirus: nó giúp bé không bị nhiễm Rotavirus (nguyên nhân gây tiêu chảy phổ biến ở trẻ em dưới 5 tuổi.)
- Vắc xin phòng viêm não mô cầu: chúng có tác dụng phòng ngừa bệnh viêm não – màng não do vi khuẩn não mô cầu gây nên.
- Vắc xin MMR: vắc xin bảo vệ trẻ khỏi bệnh sởi, quai bị và rubella.
Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Soạn Sinh 8 Bài 14: Bạch cầu – Miễn dịch Giải SGK Sinh học 8 trang 47 của Pgdphurieng.edu.vn nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.