Giải Sinh 8 Bài 13: Máu và môi trường trong cơ thể là tài liệu vô cùng hữu ích giúp các em học sinh lớp 8 có thêm nhiều gợi ý tham khảo để giải các bài tập phần câu hỏi, bài tập được nhanh chóng và dễ dàng hơn.
Giải Sinh học 8 Bài 13 trang 42, 43, 44 giúp các em hiểu được kiến thức về máu và môi trường trong cơ thể. Giải Sinh 8 bài 13 Máu và môi trường trong cơ thể người được trình bày rõ ràng, cẩn thận, dễ hiểu nhằm giúp học sinh nhanh chóng biết cách làm bài, đồng thời là tư liệu hữu ích giúp giáo viên thuận tiện trong việc hướng dẫn học sinh học tập. Vậy sau đây là nội dung chi tiết Giải Sinh 8: Máu và môi trường trong cơ thểmời các bạn cùng tải tại đây.
Lý thuyết Máu và môi trường trong cơ thể
I. Máu
1. Thành phần cấu tạo của máu
– Thí nghiệm tìm hiểu thành phần cấu tạo của máu gồm 2 bước chủ yếu:
- Bước 1: Tách máu thành 2 phần (lỏng và đặc)
- Bước 2: Phân tích thành phần được kết quả:
Phần trên: không chứa tế bào (huyết tương)
Phần dưới gồm: các tế bào máu như hồng cầu, bạch cầu và tiểu cầu
* Kết luận: Máu gồm 2 thành phần: huyết tương và các tế bào máu
– Huyết tương:
+ Phần lỏng của máu, chiếm 55% thể tích máu, chứa 90% nước và 10% các chất hòa tan
Các chất hòa tan gồm: chất dinh dưỡng (protein, gluxit, vitamin, lipit), nội tiết tố, khoáng thể, muối khoáng, chất thải của tế bào ure, axit uric…
+ Đăc điểm: màu vàng nhạt, lỏng
– Các tế bào máu:
- Chiếm: 45% thể tích máu
- Đặc điểm: đặc quánh, đỏ thẫm
- Gồm: hồng cầu, bạch cầu, tiểu cầu
2. Chức năng của huyết tương và hồng cầu
* Huyết tương: là nơi vận chuyển, đồng thời là môi trường chuyển hóa của các quá trình trao đổi chất.
* Hồng cầu: có hình đĩa, lõm hai mặt, không có nhân, chứa Hb (hemoglobin – huyết sắc tố) có đặc tính khi kết hợp với oxi có màu đỏ tươi và khi kết hợp với CO2 có màu đỏ thẫm
– Chức năng: Hồng cầu vận chuyển oxi từ phổi về tim tới các tế bào, vận chuyển CO2 từ các tế bào về tim đến phổi.
II. Môi trường trong cơ thể
– Môi trường trong cơ thể được tạo thành từ: máu – nước mô – bạch huyết
– Tế bào thường xuyên liên hệ với môi trường ngoài cơ thể trong quá trình trao đổi chất thông qua môi trường cơ thể → Giúp tế bào trao đổi chất với môi trường
Trả lời câu hỏi Sinh 8 Bài 13
Câu hỏi trang 42
Chọn từ thích hợp dưới đây điền vào chỗ trống:
Trả lời:
1. Huyết tương
2. Hồng cầu__Tiểu cầu
Câu hỏi trang 43
– Khi cơ thể bị mất nước nhiều (khi tiêu chảy, khi lao động nặng ra mồ hôi nhiều,…), máu có thể lưu thông dễ dàng trong mạch nữa không?
– Thành phần chất trong huyết tương (bảng 13) có gợi ý gì về chức năng của nó?
– Vì sao máu từ phổi về tim rồi tới các tế bào có màu đỏ tươi, còn máu từ các tế bào về tim rồi tới phổi có màu đỏ thẫm ?
Trả lời:
– Khi cơ thể bị mất nước nhiều (khi tiêu chảy, khi lao động nặng ra mồ hôi nhiều,…), máu khó có thể lưu thông dễ dàng trong mạch vì khi máu bị mất nước (từ 90% – 80% – 70%…) thì máu sẽ đặc lại. Khi máu bị đặc lại thì sự vận chuyển của nó trong mạch sẽ khó khăn hơn.
– Chức năng của huyết tương là: Duy trì máu ở trạng thái lỏng để lưu thông dễ dàng trong mạch. Trong huyết tương có các chất dinh dưỡng, hoocmon, kháng thể, muối khoáng, các chất thải – huyết tương tham gia vào việc vận chuyển các chất này trong cơ thể.
– Máu từ phổi về tim được mang nhiều 02 nên có màu đỏ tươi do hồng cầu có Hp (huyết có sắc tố) có đặc tính khi kết hợp với ơ2 sẽ có màu đỏ tươi. Máu từ các tế bào về tim mang nhiều C02 nên có màu đỏ thẫm do hồng cầu có Hp (huyết có sắc tố) có đặc tính khi kết hợp với C02 có màu đỏ thẫm.
Giải bài tập Sinh học 8 Bài 13
Bài 1 (trang 44 SGK Sinh học 8)
Máu gồm những thành phần cấu tạo nào ? Nêu chức năng của huyết tương và hồng cầu.
Gợi ý đáp án
Máu gồm những thành phần cấu tạo sau: huyết tương và các tế bào máu
– Máu gồm huyết tương (55%) và các tế bào máu (45%). Các tế bào máu gồm hồng cầu, bạch cầu và tiểu cầu.
– Hồng cầu có chức năng vận chuyển O2 và CO2.
– Huyết tương có chức năng duy trì máu ở trạng thái lỏng để lưu thông dễ dàng trong mạch ; vận chuyển các chất dinh dưỡng, các chất cần thiết khác và các chất thải.
Bài 2 (trang 44 SGK Sinh học 8)
Có thể thấy môi trường trong ở những cơ quan, bộ phận nào của cơ thể ?
Gợi ý đáp án
Có thể thấy môi trường trong ở tất cả các cơ quan, bộ phận của cơ thể.
Môi trường trong luôn lưu chuyển và bao quanh mọi tế bào, giúp tế bào thường xuyên liên hệ với môi trường ngoài thông qua các hệ cơ quan như da, hệ tiêu hóa, hệ hô hấp, hệ bài tiết.
Bài 3 (trang 44 SGK Sinh học 8)
Cơ thể em nặng bao nhiêu kg? Đọc phần “Em có biết” và thử tính xem cơ thể em có khoảng bao nhiêu lít máu?
Gợi ý đáp án
– Ví dụ: Nữ 45 kg. Lượng máu gần đúng của cơ thể là: 45 × 70 = 3150 ml máu.
– Ví dụ: Nam 65 kg. Lượng máu gần đúng của cơ thể là: 65 × 80 = 5200 ml máu.
– Ví dụ: Nữ 50 kg. Lượng máu gần đúng của cơ thể là: 50 × 70 = 3500 ml máu.
– Ví dụ Nam 70 kg, Lượng máu gần đúng của cơ thể là: 70 × 80 = 5600 ml máu.
Bài 4 (trang 44 SGK Sinh học 8)
Môi trường trong của cơ thể gồm những thành phần nào ? Chúng có quan hệ với nhau như thế nào ?
Gợi ý đáp án
Môi trường trong gồm các thành phần là: máu, nước mô và bạch huyết
– Một số thành phần của máu thẩm thấu qua thành mạch máu tạo ra nước mô.
– Nước mô thẩm thấu qua thành mạch bạch huyết tạo ra bạch huyết
– Bạch huyết lưu chuyển trong mạch bạch huyết rồi lại đổ về tĩnh mạch máu và hòa vào máu.
Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Soạn Sinh 8 Bài 13: Máu và môi trường trong cơ thể Giải SGK Sinh học 8 trang 44 của Pgdphurieng.edu.vn nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.