Vĩnh biệt Cửu Trùng Đài thuộc hồi V (Một cung cấm) trong vở kịch Vũ Như Tô của Nguyễn Huy Tưởng. Văn bản được giới thiệu trong sách Ngữ Văn lớp 11.
Pgdphurieng.edu.vn sẽ cung cấp tài liệu Soạn văn 11: Vĩnh biệt Cửu Trùng Đài, sẽ vô cùng hữu ích cho các bạn học sinh.
Soạn bài Vĩnh biệt Cửu Trùng Đài – Mẫu 1
I. Tác giả
– Nguyễn Huy Tưởng (1912 – 1960) xuất thân trong một gia đình nhà nho.
– Quê hương: Làng Dục Tú, huyện Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh (nay là xã Dục Tú, huyện Đông Anh, Hà Nội).
– Ông sớm tham gia cách mạng, hoạt động trong những tổ chức văn hóa nghệ thuật do Đảng lãnh đạo.
– Nguyễn Huy Tưởng có thiên hướng khai thác đề tài lịch sử và có đóng góp nổi bật ở thể loại tiểu thuyết, kịch.
– Năm 1996, ông được Nhà nước tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật.
– Tác phẩm chính: Vũ Như Tô (1941, kịch), Bắc Sơn (1946, kịch), Đêm hội Long Trì (1942, tiểu thuyết), Sống mãi với thủ đô (1961, tiểu thuyết)…
II. Tác phẩm
1. Hoàn cảnh sáng tác
“Vũ Như Tô” được viết vào mùa hè năm 1941, đề tựa tháng 6 năm 1942. Vở kịch g ồm năm hồi. Đoạn trích trong SGK thuộc hồi V (Một cung cấm) của vở kịch.
2. Tóm tắt
Vũ Như Tô là một nhà kiến trúc sư tài giỏi bị hôn quân Lê Tương Dực sai xây dựng Cửu Trùng Đài để làm nơi hưởng lạc vui chơi với các cung nữ. Vốn là một nghệ sĩ chân chính lại gắn bó với nhân dân, Vũ Như Tô kiên quyết từ chối mặc dù bị Lê Tương Dực dọa giết. Nhưng Đan Thiềm, một cung nữ đã khuyên Vũ nên nhận lời, lợi dụng quyền và tiền bạc của hắn để xây dựng cho đất nước một tòa lâu đài vĩ đại. Vũ Như Tô theo lời khuyên thay đổi thái độ, chấp nhận xây dựng Cửu Trùng Đài. Việc xây dựng Cửu Trùng Đài khiến cho nhân dân khổ cực, họ vùng dậy. Vũ Như Tô bị giết, còn Cửu Trùng Đài bị thiêu trụi.
Xem thêm: Tóm tắt văn bản Vĩnh biệt Cửu Trùng Đài
III. Trả lời câu hỏi
Câu 1. Các mâu thuẫn cơ bản của kịch Vũ Như Tô được thể hiện cụ thể như thế nào trong hồi V?
– Mâu thuẫn thứ nhất:
- Giữa bọn tham quan, bạo chúa với người dân lao động.
- Nguyên nhân: Bọn tham quan bạo chúa chỉ biết ăn chơi sa đọa không chăm lo đến cuộc sống của người dân.
– Mâu thuẫn thứ hai:
- Giữa quan niệm nghệ thuật cao siêu và lợi ích, cuộc sống của người dân.
- Nguyên nhân: Vũ Như Tô đã rơi vào tình trạng đã đi ngược lại với quyền lợi trực tiếp của nhân dân.
Câu 2. Phân tích tính cách, diễn biến tâm trạng của Vũ Như Tô và Đan Thiềm trong đoạn trích.
a. Nhân vật Vũ Như Tô:
– Tính cách:
- Người nghệ sĩ tài ba đam mê cái đẹp.
- Người nghệ sĩ có nhân cách lớn, có hoài bão, có lí tưởng nghệ thuật cao cả.
– Diễn biến tâm trạng của Vũ Như Tô:
- Tin rằng mình không có tội.
- Bàng hoàng, xót xa khi Cửu Trùng Đài bị đốt.
=> Vũ Như Tô đứng trên lập trường người nghệ sĩ mà không đứng trên lập trường của nhân dân, là người tài chứ chưa phải là người hiền tài.
b. Nhân vật Đan Thiềm:
– Tính cách: Trân trọng người tài năng (thuyết phục Vũ Như Tô, sẵn sàng quên mình để bảo vệ Vũ Như Tô).
– Diễn biến tâm trạng của Đan Thiềm: Đau đớn nhận thất bại của Cửu Trùng Đài; xót xa khi phải vĩnh biệt Vũ Như Tô và Cửu Trùng Đài.
=> Một người tri kỉ của Vũ Như Tô.
Câu 3. Mâu thuẫn giữa quan niệm nghệ thuật cao siêu, thuần túy của muôn đời và lợi ích thiết thân của nhân dân chưa được tác giả giải quyết dứt khoát. Điều đó được thể hiện như thế nào ở hồi cuối cùng của vở kịch? Theo anh (chị) nên giải quyết mâu thuẫn ấy như thế nào?
– Cửu Trùng Đài bị đốt, Vũ Như Tô chết còn người dân vẫn không hiểu được giá trị của nghệ thuật.
– Theo em, có thể giải quyết mâu thuẫn bằng cách: Vũ Như Tô nhận ra sai lầm của mình, tự đốt Cửu Trùng Đài.
Câu 4. Đặc sắc nghệ thuật của kịch Vũ Như Tô được thể hiện qua đoạn trích?
- Xây dựng mâu thuẫn kịch tính.
- Tính cách, hành động nhân vật được khắc họa rõ nét.
- Các đoạn đối thoại, độc thoại độc đáo.
- Ngôn ngữ tự nhiên, có tính tổng hợp cao.
- Lớp kịch được chuyển một cách linh hoạt, có sự liên kết chặt chẽ…
IV. Luyện tập
Trong lời đề tựa kịch Vũ Như Tô, Nguyễn Huy Tưởng viết:
“Than ôi! Như Tô phải hay những người giết Như Tô phải? Ta chẳng biết. Cầm bút chẳng qua cùng một bệnh với Đan Thiềm”.
Bằng những hiểu biết về đoạn trích và vở kịch, anh chị hãy phát biểu ý kiến của mình về lời đề tựa trên.
Gợi ý:
Giải thích: Thể hiện sự băn khoăn, trăn trở trong chính tác giả. Ngay đến Nguyễn Huy Tưởng vẫn chưa thể giải quyết triệt để mâu thuẫn giữa nghệ thuật vị nghệ thuật và nghệ thuật vị nhân sinh. Việc mất Cửu Trùng Đài vừa nên mừng, vừa nên tiếc. Vũ Như Tô chết, uổng phí một tài năng.
Tổng kết:
– Nội dung: Qua tấn bi kịch của Vũ Như Tô, tác giả đã đặt ra những vấn đề sâu sắc, có nghĩa muôn thuở về mối quan hệ giữa nghệ thuật với cuộc sống, giữa lí tưởng nghệ thuật cao siêu, thuần túy muôn đời với lợi ích thiết thân và trực tiếp của nhân dân.
– Nghệ thuật: Ngôn ngữ kịch điêu luyện, có tính tổng hợp cao; dùng ngôn ngữ hành động để khắc họa tính cách, miêu tả tâm trạng nhân vật…
Soạn bài Vĩnh biệt Cửu Trùng Đài – Mẫu 2
I. Trả lời câu hỏi
Câu 1. Các mâu thuẫn cơ bản của kịch Vũ Như Tô được thể hiện cụ thể như thế nào trong hồi V?
- Mâu thuẫn giữa bọn tham quan, bạo chúa với người dân lao động.
- Mâu thuẫn giữa quan niệm nghệ thuật cao siêu và lợi ích, cuộc sống của người dân.
Câu 2. Phân tích tính cách, diễn biến tâm trạng của Vũ Như Tô và Đan Thiềm trong đoạn trích.
a. Nhân vật Vũ Như Tô:
– Tính cách:
- Một người nghệ sĩ tài ba, đam mê cái đẹp và sự sáng tạo.
- Một người nghệ sĩ có nhân cách lớn, có hoài bão, có lí tưởng nghệ thuật cao cả.
- Tuy nhiên có suy nghĩ lầm lạc trong hành động.
– Diễn biến tâm trạng của Vũ Như Tô:
- Tin rằng mình không có tội, theo đuổi mục tiêu một cách ảo vọng.
- Đau đớn, xót xa khi Cửu Trùng Đài bị đốt.
=> Vũ Như Tô đứng trên lập trường người nghệ sĩ mà không đứng trên lập trường của nhân dân, là người tài chứ chưa phải là người hiền tài.
b. Nhân vật Đan Thiềm:
– Tính cách: Trân trọng người tài năng (thuyết phục Vũ Như Tô, sẵn sàng quên mình để bảo vệ Vũ Như Tô).
– Diễn biến tâm trạng của Đan Thiềm: Nhận ra sự thất bại trong giấc mộng về Cửu Trùng Đài, Nhiều lần khuyên Vũ Như Tô chạy trốn; Xót xa khi không cứu được Vũ Như Tô.
=> Một người tri kỉ của Vũ Như Tô.
Câu 3. Mâu thuẫn giữa quan niệm nghệ thuật cao siêu, thuần túy của muôn đời và lợi ích thiết thân của nhân dân chưa được tác giả giải quyết dứt khoát. Điều đó được thể hiện như thế nào ở hồi cuối cùng của vở kịch? Theo anh (chị) nên giải quyết mâu thuẫn ấy như thế nào?
– Mâu thuẫn giữa quan niệm nghệ thuật cao siêu, thuần túy của muôn đời và lợi ích thiết thân của nhân dân chưa được tác giả giải quyết dứt khoát. Điều đó được thể hiện ở cuối đoạn trích: Cửu Trùng Đài bị đốt, Vũ Như Tô chết còn người dân vẫn không hiểu được giá trị của nghệ thuật.
– Theo em, có thể giải quyết mâu thuẫn bằng cách: Vũ Như Tô nhận ra sai lầm, tự mình đốt Cửu Trùng Đài.
Câu 4. Đặc sắc nghệ thuật của kịch Vũ Như Tô được thể hiện qua đoạn trích?
Đặc sắc nghệ thuật của kịch Vũ Như Tô được thể hiện qua đoạn trích là:
- Xây dựng mâu thuẫn kịch tính.
- Tính cách, hành động nhân vật được khắc họa rõ nét.
- Các đoạn đối thoại, độc thoại độc đáo.
- Ngôn ngữ tự nhiên, có tính tổng hợp cao.
- Lớp kịch được chuyển một cách linh hoạt, có sự liên kết chặt chẽ…
II. Luyện tập
Trong lời đề tựa kịch Vũ Như Tô, Nguyễn Huy Tưởng viết:
“Than ôi! Như Tô phải hay những người giết Như Tô phải? Ta chẳng biết. Cầm bút chẳng qua cùng một bệnh với Đan Thiềm”.
Bằng những hiểu biết về đoạn trích và vở kịch, anh chị hãy phát biểu ý kiến của mình về lời đề tựa trên.
Gợi ý: Chính Nguyễn Huy Tưởng vẫn chưa thể giải quyết triệt để mâu thuẫn giữa nghệ thuật vị nghệ thuật và nghệ thuật vị nhân sinh. Việc mất Cửu Trùng Đài vừa nên mừng, vừa nên tiếc. Vũ Như Tô chết, uổng phí một tài năng.
Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Soạn bài Vĩnh biệt Cửu Trùng Đài Soạn văn 11 tập 1 tuần 16 (trang 184) của Pgdphurieng.edu.vn nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.