Nguyễn Đình Chiểu là một tác giả lớn của dân tộc Việt Nam. Một trong những tác phẩm tiêu biểu của ông chính là Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc. Tác phẩm sẽ được học trong chương trình Ngữ Văn lớp 11.
Ngày hôm nay, Pgdphurieng.edu.vn sẽ giới thiệu bài Soạn văn 11: Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc (Phần 1: Tác giả), giúp cho các bạn học sinh chuẩn bị bài một cách nhanh chóng và đầy đủ. Mời tham khảo ngay bên dưới.
Soạn bài Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc phần 1 – Mẫu 1
Soạn bài Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc chi tiết
I. Cuộc đời
– Nguyễn Đình Chiểu (1822 – 1888) tự là Mạnh Trạch, hiệu Trọng Phủ, Hối Trai.
– Quê quán: sinh tại quê mẹ – làng Tân Thới, huyện Bình Dương, tỉnh Gia Định (nay thuộc thành phố Hồ Chí Minh).
– Ông xuất thân trong một gia đình nhà nho.
– Năm 1843 ông đỗ tú tài tại trường thi Gia Định.
– Năm 1846 ông ra Huế chuẩn bị thi tiếp tại quê cha nhưng nhận được tin mẹ mất phải bỏ thi trở về Nam chịu tang (1849). Dọc đường về ông bị đau mắt nặng rồi bị mù. Không khuất phục trước số phận, Nguyễn Đình Chiểu về Gia Định mở trường dạy học và bốc thuốc chữa bệnh cho dân và tiếng thơ bắt đầu vang khắp lục tỉnh.
– Giặp Pháp đánh vào Gia Định (1859), ông đã đứng vững trên tuyến đầu của cuộc kháng chiến chống ngoại xâm, cùng nhiều lãnh tụ bàn mưu tính kế đánh giặc và những vần thơ cháy bỏng căm hờn, sục sôi ý chí chiến đấu.
II. Sự nghiệp thơ văn
1. Những tác phẩm chính
- Ở giai đoạn đầu, ông viết hai truyện thơ dài là: T ruyện Lục Vân Tiên, Dương Từ – Hà Mậu.
- Giai đoạn sau, thơ văn Nguyễn Đình Chiểu là lá cờ đầu của văn thơ yêu nước chống Pháp nửa cuối thế kỉ XIX với nhiều tác phẩm xuất sắc cả về nội dung và nghệ thuật: Chạy giặc, Thư gửi cho em, Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc, Ngư tiều vấn đáp y thuật…
2. Nội dung thơ văn
- Lí tưởng đạo đức, nhân nghĩa: Truyện Lục Vân Tiên được viết nhằm mục đích truyền dạy những bài học về đạo lý làm người chân chính.
- Lòng yêu nước thương dân: Khi cuộc chiến tranh xâm lược của thực dân Pháp nổ ra, Nguyễn Đình Chiểu đã sáng tác những tác phẩm đáp ứng yêu cầu của cuộc chiến đấu giữ nước buổi ấy.
3. Nghệ thuật thơ văn
– Vẻ đẹp thơ văn Nguyễn Đình Chiểu ẩn trong tầng sâu của cảm xúc, suy ngẫm.
– Bút pháp trữ tình xuất phát từ cõi tâm trong sáng, nhiệt thành và đầy tình yêu thương con người.
– Thơ văn Nguyễn Đình Chiểu đậm đà sắc thái Nam Bộ.
– Lối thơ thiên về kể trong các truyện của ông cũng mang màu sắc diễn xướng rất phổ biến trong văn học dân gian Nam Bộ.
Tổng kết: Cuộc đời của Nguyễn Đình Chiểu là một tấm gương trong sáng, cao đẹp về nhân cách, nghị lực và ý chí về lòng yêu nước, thương dân và thái độ kiên trung, bất khuất trước kẻ thù. Thơ văn ông là một bài ca đạo đức, nhân nghĩa, là tiếng nói yêu nước cất lên từ cuộc chiến đấu chống quân xâm lược, là thành tựu nghệ thuật xuất sắc mang đậm sắc thái Nam Bộ.
Soạn bài Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc ngắn gọn
I. Trả lời câu hỏi
Câu 1. Những nét chính về cuộc đời Nguyễn Đình Chiểu. Anh (chị) cảm nhận sâu sắc điều gì qua cuộc đời nhà thơ.
– Nguyễn Đình Chiểu (1822 – 1888) tự là Mạnh Trạch, hiệu Trọng Phủ, Hối Trai,
– Quê quán: sinh tại quê mẹ – làng Tân Thới, huyện Bình Dương, tỉnh Gia Định (nay thuộc thành phố Hồ Chí Minh).
– Ông xuất thân trong một gia đình nhà nho.
– Năm 1843 ông đỗ tú tài tại trường thi Gia Định.
– Năm 1846, ông ra Huế chuẩn bị thi tiếp tại quê cha nhưng nhận được tin mẹ mất phải bỏ thi trở về Nam chịu tang (1849). Dọc đường về ông bị đau mắt nặng rồi bị mù. Không khuất phục trước số phận, Nguyễn Đình Chiểu về Gia Định mở trường dạy học và bốc thuốc chữa bệnh cho dân và tiếng thơ bắt đầu vang khắp lục tỉnh.
– Giặp Pháp đánh vào Gia Định (1859), ông đã đứng vững trên tuyến đầu của cuộc kháng chiến chống ngoại xâm, cùng nhiều lãnh tụ bàn mưu tính kế đánh giặc và những vần thơ cháy bỏng căm hờn, sục sôi ý chí chiến đấu.
=> Cuộc đời nhà thơ phải gánh chịu nhiều nỗi đau nhưng Nguyễn Đình Chiểu vẫn là một tấm gương cao đẹp về nhân cách sống.
Câu 2. Tìm hiểu giá trị thơ văn Nguyễn Đình Chiểu:
a. Dựa vào những đoạn trích đã học về Truyện Lục Vân Tiên, hãy cho biết lí tưởng đạo đức của Nguyễn Đình Chiểu được xây dựng chủ yếu trên cơ sở tình cảm nào?
Lí tưởng đạo đức của Nguyễn Đình Chiểu được xây dựng chủ yếu trên cơ sở tình yêu thương con người.
b. Nội dung trữ tình yêu nước trong thơ văn Nguyễn Đình Chiểu? Tác động tích cực của những sáng tác thơ văn ấy đối với cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp đương thời?
– Nội dung trữ tình yêu nước trong thơ Nguyễn Đình Chiểu: Ghi lại chân thực một thời đau thương của đất nước, khích lệ lòng căm thù giặc và ý chí cứu nước của nhân dân ta, đồng thời nhiệt liệt biểu dương những người anh hùng nghĩa sĩ đã chiến đấu, hi sinh vì Tổ quốc.
– Thơ văn của ông đã có tác động tích cực đối với cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp.
c. Theo anh (chị) sắc thái Nam Bộ độc đáo của thơ văn Nguyễn Đình Chiểu biểu hiện ở những điểm nào?
Mỗi người dân Nam Bộ có thể bắt gặp mình ở các nhân vật của ông, từ lời ăn tiếng nói mộc mạc, bình dị đến tâm hồn nồng nhiệt chất phac, các cư xử khoáng đạt. Lối thơ thiên về kể trong các truyện của ông cũng mang màu sắc diễn xướng rất phổ biến trong văn học dân gian Nam Bộ.
Câu 3. Với những kiến thức đã học về Nguyễn Trãi và Nguyễn Đình Chiểu, anh (chị) cảm nhận được điều gì gần gũi về tư tưởng nhân nghĩa giữa hai nhà thơ này? Hãy trình bày ý kiến của mình.
Cả hai nhà văn đều lấy tư tưởng nhân nghĩa làm giá trị cốt lõi trong văn học. Nhưng Nguyễn Đình Chiểu đã gắn tư tưởng này hướng đến với nhân dân hơn.
II. Luyện tập
Căn cứ vào những kiến thức đã học về Nguyễn Đình Chiểu và các tác phẩm của ông, anh (chị) suy ngẫm như thế nào về nhận định của nhà thơ Xuân Diệu: “Cái ưu ái đối với người lao động, sự kính mến họ là một đặc điểm của tâm hồn Đồ Chiểu”.
Gợi ý:
– Giải thích: Nhận định về đối tượng trong thơ văn Nguyễn Đình Chiểu là người lao động.
– Bình luận, chứng minh: Đây là một ý kiến đúng đắn.
- Trong các tác phẩm của Nguyễn Đình Chiểu, cuộc sống của nhân dân lao động với những tâm tư tình cảm, số phận được khắc họa chi tiết.
- Nguyễn Đình Chiểu luôn dành cho người lao động sự tôn trọng, yêu thương, bênh vực dù là trong văn chương hay đời thực.
Soạn bài Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc – Mẫu 2
I. Trả lời câu hỏi
Câu 1. Những nét chính về cuộc đời Nguyễn Đình Chiểu. Anh (chị) cảm nhận sâu sắc điều gì qua cuộc đời nhà thơ.
Nguyễn Đình Chiểu (1822 – 1888) tự là Mạnh Trạch, hiệu Trọng Phủ, Hối Trai. Ông sinh tại quê mẹ – làng Tân Thới, huyện Bình Dương, tỉnh Gia Định (nay thuộc thành phố Hồ Chí Minh). Nguyễn Đình Chiểu xuất thân trong một gia đình nhà nho, cha là Nguyễn Đình Huy, người Thừa Thiên, vào Gia đình làm thư lại tại dinh Tổng trấn Lê Văn Duyệt. Năm 1843, ông đỗ tú tài tại trường thi Gia Định. Đến năm 1846, ông ra Huế chuẩn bị thi tiếp tại quê cha nhưng nhận được tin mẹ mất phải bỏ thi trở về Nam chịu tang (1849). Dọc đường về ông bị đau mắt nặng rồi bị mù. Không khuất phục trước số phận, Nguyễn Đình Chiểu về Gia Định mở trường dạy học và bốc thuốc chữa bệnh cho dân và tiếng thơ bắt đầu vang khắp lục tỉnh. Khi giặp Pháp đánh vào Gia Định (1859), ông đã đứng vững trên tuyến đầu của cuộc kháng chiến chống ngoại xâm, cùng nhiều lãnh tụ bàn mưu tính kế đánh giặc và những vần thơ cháy bỏng căm hờn, sục sôi ý chí chiến đấu.
=> Cuộc đời của Nguyễn Đình Chiểu phải gánh chịu nhiều đau thương, mất mát nhưng ông vẫn giữ vững tinh thần lạc quan, ý chí kiên cường để vượt lên trên số phận.
Câu 2. Tìm hiểu giá trị thơ văn Nguyễn Đình Chiểu:
a. Dựa vào những đoạn trích đã học về Truyện Lục Vân Tiên, hãy cho biết lí tưởng đạo đức của Nguyễn Đình Chiểu được xây dựng chủ yếu trên cơ sở tình cảm nào?
Dựa vào những đoạn trích đã học về Truyện Lục Vân Tiên, lí tưởng đạo đức của Nguyễn Đình Chiểu được xây dựng chủ yếu trên cơ sở: tình yêu thương con người.
b. Nội dung trữ tình yêu nước trong thơ văn Nguyễn Đình Chiểu? Tác động tích cực của những sáng tác thơ văn ấy đối với cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp đương thời?
– Nội dung trữ tình yêu nước trong thơ Nguyễn Đình Chiểu: Khắc họa chân thực một thời đau thương của đất nước, khích lệ lòng căm thù giặc và ý chí cứu nước của nhân dân ta, đồng thời nhiệt liệt biểu dương những người anh hùng nghĩa sĩ đã chiến đấu, hi sinh vì Tổ quốc.
– Tác động tích cực của những sáng tác thơ văn ấy đối với cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp đương thời: Cổ vũ, khích lệ tinh thần và ý chí đấu tranh của nhân dân ta.
c. Theo anh (chị) sắc thái Nam Bộ độc đáo của thơ văn Nguyễn Đình Chiểu biểu hiện ở những điểm nào?
Sắc thái Nam Bộ độc đáo của thơ văn Nguyễn Đình Chiểu biểu hiện ở những điểm: Ngôn ngữ mộc mạc, bình dị đến tâm hồn nồng nhiệt chất phác, cách cư xử khoáng đạt. Lối thơ thiên về kể trong các truyện của ông cũng mang màu sắc diễn xướng rất phổ biến trong văn học dân gian Nam Bộ.
Câu 3. Với những kiến thức đã học về Nguyễn Trãi và Nguyễn Đình Chiểu, anh (chị) cảm nhận được điều gì gần gũi về tư tưởng nhân nghĩa giữa hai nhà thơ này? Hãy trình bày ý kiến của mình.
Cả hai nhà văn đều lấy tư tưởng nhân nghĩa làm giá trị cốt lõi trong văn học. Nhưng Nguyễn Đình Chiểu đã gắn tư tưởng này hướng đến với nhân dân hơn.
II. Luyện tập
Căn cứ vào những kiến thức đã học về Nguyễn Đình Chiểu và các tác phẩm của ông, anh (chị) suy ngẫm như thế nào về nhận định của nhà thơ Xuân Diệu: “Cái ưu ái đối với người lao động, sự kính mến họ là một đặc điểm của tâm hồn Đồ Chiểu”.
Gợi ý:
Nhà thơ Xuân Diệu đã đưa ra nhận định rằng: “Cái ưu ái đối với người lao động, sự kính mến họ là một đặc điểm của tâm hồn Đồ Chiểu”. Có thể hiểu, Xuân Diệu đang muốn đề cập đến đối tượng trong thơ văn Nguyễn Đình Chiểu là người dân lao động, và thái độ đối với họ là yêu mến, kính trọng. Có thể thấy, đây là một ý kiến rất đúng đắn. Trong các tác phẩm của Nguyễn Đình Chiểu, cuộc sống của nhân dân lao động với những tâm tư tình cảm, số phận được khắc họa chi tiết. Nguyễn Đình Chiểu luôn dành cho người lao động sự tôn trọng, yêu thương, bênh vực dù là trong văn chương hay đời thực. Trong “Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc”, nhà thơ đã đề cao phẩm chất tốt đẹp của người nông dân như hiền lành, cần cù, giản dị và luôn gắn bó với đồng ruộng yêu cuộc sống hòa bình, không hề biết đến chuyện súng gươm. Khi đất nước bị xâm lăng, người nông dân đó cũng sẵn sàng đứng lên để bảo vệ từng mảnh đất của quê hương. Họ chiến đấu với ý thức rất cụ thể thiết thực của người nông dân Việt Nam, với lòng căm thù quân giặc. Tác giả bộc lộ tấm lòng cảm phục mà tác giả muốn dành cho những con người lao động bình thường, nhưng đã trở thành anh hùng khi đất nước bị xâm lăng.
Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Soạn bài Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc (Phần 1: Tác giả) Soạn văn 11 tập 1 tuần 6 (trang 56) của Pgdphurieng.edu.vn nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.