Văn bản Tuyên bố thế giới về sự sống còn, quyền được bảo vệ và phát triển của trẻ em đã nêu lên một vấn đề cấp thiết trong xã hội hiện nay, đó là quyền lợi của trẻ em. Tác phẩm được tìm hiểu trong chương trình môn Ngữ Văn lớp 9.
Chúng tôi sẽ cung cấp tài liệu Soạn văn 9: Tuyên bố thế giới về sự sống còn, quyền được bảo vệ và phát triển của trẻ em, mời bạn đọc cùng tham khảo.
Soạn Tuyên bố thế giới về sự sống của trẻ em – Mẫu 1
Soạn văn Tuyên bố thế giới về sự sống còn chi tiết
I. Đôi nét về tác phẩm
1. Hoàn cảnh sáng tác
– Văn bản “Tuyên bố thế giới về sự sống còn, quyền được bảo vệ và phát triển của trẻ em” được trích trong trong bản tuyên bố của Hội nghị cấp cao thế giới về trẻ em, trong Việt Nam và các văn kiện quốc tế về quyền trẻ em.
– Hội nghị cấp cao thế giới về trẻ em họp tại trụ sở Liên Hợp Quốc ở Niu Oóc ngày 30 tháng 9 năm 1990.
2. Bố cục
Gồm 4 phần:
- Phần 1. Từ đầu đến “thu nhận thêm những kinh nghiệm mới”: Khẳng định quyền được sống, quyền được phát triển của trẻ em trên thế giới.
- Phần 2. Tiếp theo đến “với tư cách là những nhà lãnh đạo chính trị, phải đáp ứng”: Thách thức cho sự phát triển của trẻ em.
- Phần 3. Tiếp theo đến “tái phân bổ các nguồn tài nguyên đó”: Cơ hội đẩy mạnh việc quan tâm, bảo vệ trẻ em.
- Phần 4. Còn lại: Nhiệm vụ của quốc gia và cả cộng đồng để có thể bảo vệ quyền lợi của trẻ em.
II. Đọc – hiểu văn bản
1. Khẳng định quyền được sống, quyền được phát triển của trẻ em trên thế giới
– Giới thiệu hoàn cảnh của lời kêu gọi: khi tham gia Hội nghị cấp cao thế giới về trẻ em.
– Nêu ra đặc điểm chung của trẻ em trên thế giới:
- Trong trắng, dễ bị tổn thương, bị phụ thuộc.
- Hiểu biết, ham hoạt động và đầy ước vọng.
– Quyền lợi của trẻ em:
- Được học tập, vui chơi.
- Tương lai của chúng phải được hình thành trong sự hòa hợp và tương trợ.
- Được trưởng thành khi được mở rộng tầm nhìn, thu nhận kiến thức.
=> Đặt vấn đề một cách trực tiếp, rõ ràng.
2. Thách thức cho sự phát triển của trẻ em
Một loạt thách thức được đặt ra trong thực tế cuộc sống:
– Trở thành nạn nhân của chiến tranh, bạo lực và nạn phân biệt chủng tộc, sự chiếm đóng và thôn tính ở nước ngoài.
– Sống trong cảnh đói nghèo, khủng hoảng kinh tế, vô gia cư, dịch bệnh.
– 40000 trẻ em chết vì suy dinh dưỡng và bệnh tật trong một ngày.
=> Đó luôn là những vấn đề nóng của thời đại.
3. Cơ hội đẩy mạnh việc quan tâm, bảo vệ trẻ em
Không chỉ có khó khăn mà còn có cả những cơ hội:
– Đủ phương tiện và kiến thức để bảo vệ sinh mệnh của trẻ em, loại trừ được một phần rất lớn những nỗi khổ đau của các em.
– Công ước về quyền trẻ em tạo ra cơ hội mới để cho quyền và phúc lợi trẻ em.
– Những cải thiện của bầu không khí chính trị quốc tế.
– Sự hợp tác và đoàn kết của quốc tế trên nhiều lĩnh vực.
=> Những cơ hội thực tế cho sự phát triển của trẻ em.
4. Nhiệm vụ của quốc gia và cả cộng đồng để có thể bảo vệ quyền lợi của trẻ em
– Trách nhiệm hàng đầu: tăng cường sức khỏe và chế độ dinh dưỡng của trẻ em.
– Quan tâm hơn đến trẻ em bị tàn tật, có hoàn cảnh sống đặc biệt khó khăn.
– Tăng cường hơn vai trò của phụ nữ nói chung và phải bảo đảm quyền bình đẳng giữa nam và nữ.
– Đảm bảo cho các em đều được đi học, không có một em nào mù chữ.
– Đảm bảo an toàn khi mang thai và sinh đẻ cần được đẩy mạnh hơn.
– Xây dựng một môi trường sống tốt đẹp, lành mạnh cho các em.
– Đảm bảo sự phát triển kinh tế của đất nước.
– Con người cần phối hợp cùng nhau xây dựng các biện pháp.
=> Những biện pháp thực tế, cụ thể được nêu ra.
Tổng kết:
– Nội dung: Bản Tuyên bố của Hội nghị cấp cao thế giới về trẻ em ngày 30 – 9 – 1990 đã khẳng định rằng bảo vệ quyền lợi, chăm lo đến sự phát triển của trẻ em là một trong những vấn đề quan trọng, cấp bách, có ý nghĩa toàn cầu.
– Nghệ thuật: Trình bày khoa học, lí lẽ chặt chẽ, dẫn chứng thuyết phục.
Soạn văn Tuyên bố thế giới về sự sống còn ngắn gọn
I. Trả lời câu hỏi
Câu 1. Văn bản này (gồm 17 mục) được bố cục thành mấy phần? Phân tích tính hợp lý, chặt chẽ của bố cục này.
– Văn bản trên gồm 4 phần.
- Phần 1. Từ đầu đến “thu nhận thêm những kinh nghiệm mới”: Khẳng định quyền được sống, quyền được phát triển của trẻ em trên thế giới.
- Phần 2. Tiếp theo đến “với tư cách là những nhà lãnh đạo chính trị, phải đáp ứng”: Thách thức cho sự phát triển của trẻ em.
- Phần 3. Tiếp theo đến “tái phân bổ các nguồn tài nguyên đó”: Cơ hội đẩy mạnh việc quan tâm, bảo vệ trẻ em.
- Phần 4. Còn lại: Nhiệm vụ của quốc gia và cả cộng đồng để có thể bảo vệ quyền lợi của trẻ em.
– Sự chặt chẽ, hợp lý ở chỗ: Đầu tiên văn bản đã đưa ra cơ sở của lời tuyên bố, chứng minh qua hai mặt thách thức và cơ hội, cuối cùng là kết luận lại bằng nhiệm vụ.
Câu 2. Ở phần “Sự thách thức”, bản Tuyên bố đã nêu lên thực tế cuộc sống của trẻ em trên thế giới ra sao? Nhận thức, tình cảm của em khi đọc phần này như thế nào?
– Thực tế cuộc sống của trẻ em:
- Trở thành nạn nhân của chiến tranh, bạo lực và nạn phân biệt chủng tộc, sự chiếm đóng và thôn tính ở nước ngoài.
- Sống trong cảnh đói nghèo, khủng hoảng kinh tế, vô gia cư, dịch bệnh.
- 40000 trẻ em chết vì suy dinh dưỡng và bệnh tật trong một ngày.
– Nhận thức, thái độ của em: Xót xa, đau lòng và cảm thông trước thực tế cũng sống của trẻ em trên thế giới.
Câu 3. Qua phần “Cơ hội”, em thấy việc bảo vệ chăm sóc trẻ em trong bối cảnh thế giới hiện nay có những điều kiện gì thuận lợi?
Những điều kiện thuận lợi:
– Đủ phương tiện và kiến thức để bảo vệ sinh mệnh của trẻ em, loại trừ được một phần rất lớn những nỗi khổ đau của các em.
– Công ước về quyền trẻ em tạo ra cơ hội mới để cho quyền và phúc lợi trẻ em.
– Những cải thiện của bầu không khí chính trị quốc tế.
– Sự hợp tác và đoàn kết của quốc tế trên nhiều lĩnh vực.
Câu 4. Ở phần “Nhiệm vụ”, bản Tuyên bố đã nêu lên khá nhiều điểm mà từng quốc gia và cả cộng đồng quốc tế cần phải nỗ lực phối hợp hành động. Hãy phân tích tính chất toàn diện của nội dung này?
– Các nhiệm vụ được đặt ra cụ thể, thực tế và không quá xa vời. Từ nhiệm vụ hàng đầu cho đến nhiệm vụ quan trọng nhất đều đúng đắn và hợp lý với thực tế.
– Các nhiệm vụ đặt ra được bao quát trên mọi lĩnh vực (y tế, giáo dục, xã hội) đến mọi giới tính (nam, nữ) và mọi cấp độ (gia đình, quốc gia, nhân loại).
Câu 5. Qua bản Tuyên bố, em nhận thức như thế nào về tầm quan trọng của vấn đề bảo vệ, chăm sóc trẻ em, về sự quan tâm của cộng đồng quốc tế đối với vấn đề này?
– Bảo vệ quyền lợi, chăm sóc cho trẻ em chính là nhiệm hàng đầu của từng quốc gia và của toàn thế giới.
– Vấn đề này đã thực sự dành được sự quan tâm chú ý với bản Tuyên bố trên.
II. Luyện tập
Phát biểu ý kiến về sự quan tâm, chăm sóc của chính quyền địa phương, của các tổ chức xã hội nơi em ở hiện nay đối với trẻ em.
Gợi ý:
– Ở đất nước Việt Nam, vấn đề quyền trẻ em ngày càng được quan tâm hơn.
- Nhiều chính sách hỗ trợ được nhà nước đề ra.
- Xã hội quan tâm đến những vấn đề về bạo lực trẻ em, xâm phạm thân thể trẻ em… đều bị lên án, thậm chí bị truy tố trách nhiệm hình sự.
- Các hoạt động, chương trình hỗ trợ trẻ em: Trung thu cho em, Cặp lá yêu thương…
=> Sự quan tâm đặc biệt dành cho trẻ em – những chủ nhân tương lai của đất nước.
Soạn Tuyên bố thế giới về sự sống còn của trẻ em – Mẫu 2
I. Trả lời câu hỏi
Câu 1. Văn bản này (gồm 17 mục) được bố cục thành mấy phần? Phân tích tính hợp lý, chặt chẽ của bố cục này.
– Bố cục gồm 4 phần:
- Phần 1. Từ đầu đến “thu nhận thêm những kinh nghiệm mới”: Khẳng định quyền được sống, quyền được phát triển của trẻ em trên thế giới.
- Phần 2. Tiếp theo đến “với tư cách là những nhà lãnh đạo chính trị, phải đáp ứng”: Thách thức cho sự phát triển của trẻ em.
- Phần 3. Tiếp theo đến “tái phân bổ các nguồn tài nguyên đó”: Cơ hội đẩy mạnh việc quan tâm, bảo vệ trẻ em.
- Phần 4. Còn lại: Nhiệm vụ của quốc gia và cả cộng đồng để có thể bảo vệ quyền lợi của trẻ em.
– Sự chặt chẽ, hợp lý ở chỗ: Đầu tiên văn bản đã đưa ra cơ sở của lời tuyên bố, chứng minh qua hai mặt thách thức và cơ hội, cuối cùng là kết luận lại bằng nhiệm vụ.
Câu 2. Ở phần “Sự thách thức”, bản Tuyên bố đã nêu lên thực tế cuộc sống của trẻ em trên thế giới ra sao? Nhận thức, tình cảm của em khi đọc phần này như thế nào?
– Thực tế cuộc sống của trẻ em:
- Trở thành nạn nhân của chiến tranh, bạo lực và nạn phân biệt chủng tộc, sự chiếm đóng và thôn tính ở nước ngoài.
- Sống trong cảnh đói nghèo, khủng hoảng kinh tế, vô gia cư, dịch bệnh.
- 40000 trẻ em chết vì suy dinh dưỡng và bệnh tật trong một ngày.
– Nhận thức, thái độ của em: Xót xa, đau lòng và cảm thông trước thực tế cũng sống của trẻ em trên thế giới.
Câu 3. Qua phần “Cơ hội”, em thấy việc bảo vệ chăm sóc trẻ em trong bối cảnh thế giới hiện nay có những điều kiện gì thuận lợi?
– Đủ phương tiện và kiến thức để bảo vệ sinh mệnh của trẻ em, loại trừ được một phần rất lớn những nỗi khổ đau của các em.
– Công ước về quyền trẻ em tạo ra cơ hội mới để cho quyền và phúc lợi trẻ em.
– Những cải thiện của bầu không khí chính trị quốc tế.
– Sự hợp tác và đoàn kết của quốc tế trên nhiều lĩnh vực.
Câu 4. Ở phần “Nhiệm vụ”, bản Tuyên bố đã nêu lên khá nhiều điểm mà từng quốc gia và cả cộng đồng quốc tế cần phải nỗ lực phối hợp hành động. Hãy phân tích tính chất toàn diện của nội dung này?
– Các nhiệm vụ được đặt ra cụ thể, thực tế và không quá xa vời. Từ nhiệm vụ hàng đầu cho đến nhiệm vụ quan trọng nhất đều đúng đắn và hợp lý với thực tế.
– Các nhiệm vụ đặt ra được bao quát trên mọi lĩnh vực (y tế, giáo dục, xã hội) đến mọi giới tính (nam, nữ) và mọi cấp độ (gia đình, quốc gia, nhân loại).
Câu 5. Qua bản Tuyên bố, em nhận thức như thế nào về tầm quan trọng của vấn đề bảo vệ, chăm sóc trẻ em, về sự quan tâm của cộng đồng quốc tế đối với vấn đề này?
– Bảo vệ quyền lợi, chăm sóc cho trẻ em chính là nhiệm hàng đầu của từng quốc gia và của toàn thế giới.
– Vấn đề này đã thực sự dành được sự quan tâm chú ý với bản Tuyên bố trên.
II. Luyện tập
Phát biểu ý kiến về sự quan tâm, chăm sóc của chính quyền địa phương, của các tổ chức xã hội nơi em ở hiện nay đối với trẻ em.
Gợi ý:
Ở đất nước Việt Nam, vấn đề quyền trẻ em ngày càng được quan tâm hơn. Đảng và Nhà nước đã đưa ra những chính sách quan tâm và hỗ trợ trẻ em. Các vấn đề về bạo lực trẻ em, xâm phạm thân thể trẻ em… đều bị lên án, thậm chí bị truy tố trách nhiệm hình sự. Nhiều hoạt động, chương trình: Trung thu cho em, Cặp lá yêu thương, Việc tử tế… nhằm hỗ trợ trẻ em trong học tập, cuộc sống. Cơ sở, hệ thống giáo dục quan tâm hơn tới đào tạo đội ngũ giáo viên chuẩn mực trong cách dạy dỗ, giao tiếp ứng xử đối với học sinh. Đồng thời, chúng ta cần xóa bỏ những tiềm thức đã ăn sâu vào nếp sống từ xưa đến nay là khó khăn nhưng cần thay đổi để xã hội trở nên văn minh hơn. Tất cả đã thể hiện được sự quan tâm đặc biệt dành cho trẻ em – những chủ nhân tương lai của đất nước.
Soạn Tuyên bố thế giới về sự sống còn của trẻ em – Mẫu 3
I. Trả lời câu hỏi
Câu 1.
– Văn bản được chia làm bốn phần:
- Phần 1. Khẳng định quyền được sống, quyền được phát triển của trẻ em trên thế giới.
- Phần 2. Thách thức cho sự phát triển của trẻ em.
- Phần 3. Cơ hội đẩy mạnh việc quan tâm, bảo vệ trẻ em.
- Phần 4. Nhiệm vụ của quốc gia và cả cộng đồng để có thể bảo vệ quyền lợi của trẻ em.
– Sự chặt chẽ: Mở đầu nêu cơ sở của lời tuyên bố, chứng minh qua hai mặt thách thức và cơ hội, kết luận lại bằng nhiệm vụ.
Câu 2.
– Thực tế cuộc sống của trẻ em:
- Trẻ em trở thành nạn nhân của hiểm họa chiến tranh và bạo lực, của sự phân biệt chủng tộc, của sự xâm lược, chiếm đóng và thôn tính của nước ngoài.
- Trẻ em là nạn nhân của đói nghèo và khủng hoảng kinh tế, của nạn vô gia cư, dịch bệnh, mù chữ, môi trường xuống cấp.
- Tình trạng trẻ em chết do suy dinh dưỡng, bệnh tật và ma túy.
– Nhận thức, tình cảm: Đồng cảm, xót xa.
Câu 3.
- Đầy đủ phương tiện, kiến thức để bảo vệ trẻ em.
- Công ước về quyền trẻ em.
- Sự đoàn kết, hợp tác của các quốc gia…
Câu 4.
- Nhiệm vụ đưa ra cụ thể cho từng quốc gia và cộng đồng quốc tế.
- Nhiệm vụ đặt ra trên mọi lĩnh vực, cấp độ.
Câu 5.
- Nhiệm vụ hàng đầu của mỗi quốc gia.
- Thể hiện trình độ văn minh của một xã hội, quốc gia.
- Ngày càng được quan tâm nhiều hơn.
II. Luyện tập
Phát biểu ý kiến về sự quan tâm, chăm sóc của chính quyền địa phương, của các tổ chức xã hội nơi em ở hiện nay đối với trẻ em.
Gợi ý:
Hiện nay, xã hội ngày càng phát triển. Những vấn đề quyền trẻ em ngày càng được quan tâm hơn. Nhà nước đã ban hành các bộ luật về quyền và nghĩa vụ của trẻ em. Ở đó quy định cụ thể quyền lợi cũng như nghĩa vụ mà mỗi trẻ em được hưởng và cần thực hiện. Tiếp đến, với sự bùng nổ và phát triển của công nghệ số, nhiều vấn nạn về trẻ em đã được vạch trần, xử lí như bạo hành trẻ em, xâm hại trẻ em… Từ đó mà xã hội cũng quan tâm nhiều hơn đến việc bảo vệ và chăm sóc trẻ em. Trẻ em là tương lai của đất nước, bởi vậy các em cần được học tập và rèn luyện trong một môi trường tốt nhất. Việc xây dựng hệ thống giáo dục phù hợp, phát triển là vô cùng cần thiết. Bên cạnh đó, trẻ em cũng cần được quan tâm đến đời sống tinh thần, được vui chơi một cách lành mạnh, tránh xa các tệ nạn xã hội… Hãy cùng chung tay quan tâm, chăm sóc trẻ em.
Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Soạn bài Tuyên bố thế giới về sự sống còn, quyền được bảo vệ và phát triển của trẻ em Soạn văn 9 tập 1 bài 3 (trang 31) của Pgdphurieng.edu.vn nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.