Tài liệu Soạn văn 12: Tự đánh giá: Mưa xuân, sẽ hướng dẫn trả lời câu hỏi trong SGK môn Ngữ văn.
Mời các bạn học sinh lớp 12 tham khảo tài liệu dưới đây để chuẩn bị bài nhanh chóng và đầy đủ.
Soạn bài Tự đánh giá: Mưa xuân
Câu 1. Phương án nào thể hiện đúng nhất nội dung tự giới thiệu của cô gái?
A. Trẻ trung, trong trắng, chưa có chồng
B. Làm nghề dệt vải, đã được mẹ gả bán
C. Ngày ngày bên khung cửi, còn trẻ con
D. Có mẹ già, đi dệt vải ở chợ làng xa
Hướng dẫn giải:
A. Trẻ trung, trong trắng, chưa có chồng
Câu 2. Khi biết tin có hội chèo làng Đặng; cô gái có tâm trạng như thế nào?
A. Lưu luyến, bịn rịn
B. Háo hức, mong đợi
C. Thất vọng, chán chường
D. Buồn bã, cô đơn
Hướng dẫn giải:
B. Háo hức, mong đợi
Câu 3. Từ nào sau đây phản ánh đúng nhất thái độ của cô gái trong đêm hội chèo?
A. Tuyệt vọng
B. Giận dữ
C. Thất vọng
D. Bức xúc
Hướng dẫn giải:
A. Tuyệt vọng
Câu 4. Dòng nào không thể hiện đúng sự tương phản về tâm tư của cô gái trước và sau đêm hội chèo?
A. Mưa xuân phơi phới bay – Mưa xuân đã ngại bay
B. Hoa xoan lớp lớp rụng vơi đầy – Hoa xoan đã nát dưới chân giày.
C. Thôn Đoài cách có một thôi đê – Có ngắn gì đâu một dải đê
D. Mẹ bảo: “Thôn Đoài hát tối nay” – Để mẹ em rằng: hát tối nay?
Hướng dẫn giải:
D. Mẹ bảo: “Thôn Đoài hát tối nay” – Để mẹ em rằng: hát tối nay?
Câu 5. Những câu thơ sau đây cho thấy đặc điểm nào về ngôn ngữ của bài Mưa xuân?
– Mẹ già chưa bán chợ làng xa
– Thế nào anh ấy chả sang xem
– Chờ mãi anh sang anh chẳng sang.
– Thế mà hôm nọ hát bên làng
– Có ngắn gì đâu một dải đê!
A. Đậm tính thông tục
B. Đậm tính địa phương
C. Đậm chất thôn quê
D. Đậm chất thành thị
Hướng dẫn giải:
C. Đậm chất thôn quê
Câu 6. Bài thơ có kết cấu như thế nào? Hãy chỉ ra diễn biến tâm trạng của cô gái trước, trong và sau hội chèo.
Hướng dẫn giải:
- Bài thơ có kết cấu theo mạch cảm xúc của nhân vật trữ tình “em”.
- Diễn biến tâm trạng: trước đêm hội rất háo hức, mong đợi; trong đêm hội vội vàng, tha thiết tìm kiếm chàng trai; sau đêm hội thì cảm thấy thất vọng, buồn bã.
Câu 7. Em có nhận xét gì về tâm hồn, tình cảm của nhân vật trữ tình trong bài thơ? Dựa vào yếu tố nào để đưa ra nhận xét ấy?
Hướng dẫn giải:
- Tâm hồn, tình cảm của nhân vật trữ tình: một cô gái trong sáng, thuần khiết với tình cảm tha thiết, sâu sắc
- Dựa vào diễn biến tâm trạng của cô gái trước, trong và sau hội chèo.
Câu 8. Hãy chỉ ra sự kết hợp giữa yếu tố truyền thống và yếu tố hiện đại trong bài thơ Mưa xuân.
Hướng dẫn giải:
- Truyền thống: không gian làng quê với những hình ảnh quen thuộc, giản dị; nét đẹp dịu dàng của người con gái trong tình yêu
- Hiện đại: tình cảm của nhân vật trữ tình bộc lộ trực tiếp, thể thơ bảy chữ,…
Câu 9. Em ấn tượng với câu thơ hoặc hình ảnh thơ nào nhất? Vì sao?
Hướng dẫn giải:
Hình ảnh ấn tượng nhất là mưa xuân, vì đó là hình ảnh trung tâm, gửi gắm thông điệp của nhà thơ.
Câu 10. Nhận xét về thơ Nguyễn Bính, nhà phê bình văn học Hoài Thanh viết: “Thơ Nguyễn Bính đã đánh thức người nhà quê vẫn ẩn náu trong lòng ta” (Thi nhân Việt Nam). Với em, Mưa xuân của Nguyễn Bính đã đánh thức “người nhà quê” như thế nào?
Hướng dẫn giải:
- Khung cảnh thôn quê: những mảnh vườn làng, những hội hè,…
- Hình ảnh con người với công việc dệt lụa, đi hội, tình yêu trong sáng của những cô thôn nữ,…
Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Soạn bài Tự đánh giá: Mưa xuân Cánh diều Ngữ văn lớp 12 trang 131 sách Cánh diều tập 1 của Pgdphurieng.edu.vn nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.