Soạn bài Tôi yêu em tôi sách Tiếng Việt 3 tập 1 Kết nối tri thức với cuộc sống, giúp các em chuẩn bị trước các câu hỏi phần đọc, nói và nghe, viết của trang 104, 105, 106 SGK Tiếng Việt 3 tập 1.
Qua đó, cũng hiểu hơn được ý nghĩa của Bài 23: Tôi yêu em tôi – Tuần 13, chủ đề Mái nhà yêu thương để chuẩn bị thật tốt kiến thức trước khi tới lớp, cũng như bài tập về nhà. Ngoài ra, còn giúp thầy cô tham khảo để soạn giáo án Tiếng Việt lớp 3 cho học sinh của mình theo chương trình mới. Chi tiết mời thầy cô và các em theo dõi trong bài viết dưới đây của Pgdphurieng.edu.vn:
Soạn bài phần Đọc: Tôi yêu em tôi
Khởi động
Em yêu nhất điều gì ở anh, chị hoặc em của mình?
Trả lời:
- Em có một người chị gái. Điều mà em yêu nhất ở chị là chị luôn nhường nhịn em.
- Điều khiến em cảm thấy yêu em trai của mình là em ấy rất tình cảm.
Câu 1
Khổ thơ đầu cho biết bạn nhỏ yêu em gái về điều gì?
Trả lời:
Trong khổ thơ đầu, bạn nhỏ yêu em gái vì mỗi khi bạn ấy đùa thì em gái luôn cười vì thích thú.
Câu 2
Trong khổ thơ 2 và 3, bạn nhỏ tả em gái mình đáng yêu như thế nào?
Trả lời:
Mắt em: đen ngời, trong veo
Miệng em: tươi hồng, nói như khướu
Cách làm điệu của em: nhặt hoa cài đầu
Câu 3
Khổ thơ nào cho thấy bạn nhỏ được em gái rất yêu quý?
Trả lời:
Khổ thơ cho thấy bạn nhỏ được em gái yêu quý là khổ thơ thứ 4
Tôi đi đâu lâu
Nó mong, nó nhắc
Nó nấp sau cây
Òa ra ôm chặt.
Câu 4
Chi tiết nào cho thấy bạn nhỏ rất hiểu sở thích, tính tình của em mình?
Trả lời:
Chi tiết cho thấy bạn nhỏ rất hiểu sở thích, tính tình của em mình là:
Nó thích vẽ lắm
Vẽ thỏ có đôi
Nó sợ thỏ một
Không có bạn chơi.
Câu 5
Bài thơ cho em hiểu điều gì về tình cảm chị em trong gia đình?
Trả lời:
Bài thơ cho em hiểu chị em trong gia đình luôn yêu thương, quý mến nhau.
Soạn bài phần Nói và nghe: Tình cảm anh chị em
Câu 1
Cùng bạn trao đổi để hiểu nghĩa của các câu tục ngữ, ca dao dưới đây:
– Chị ngã em nâng
– Anh em như thể chân tay
Rách lành đùm bọc, dở hay đỡ đần.
Trả lời:
Nghĩa của các câu ca dao, tục ngữ là:
– Chị ngã em nâng: hiểu đơn giản là khi chị bị ngã thì em sẽ nâng đỡ chị đứng dậy. Câu tục ngữ muốn nói rằng là chị em trong nhà thì phải biết giúp đỡ lẫn nhau.
– Anh em như thể chân tay
Rách lành đùm bọc, dở hay đỡ đần.
Anh em trong gia đình được so sánh với chân và tay, đây là hai bộ phận luôn hỗ trợ cho nhau. Câu ca dao cho thấy tình cảm giữa anh em trong gia đình.
Câu 2
Chọn yêu cầu a hoặc b:
a) Kể về những việc em thường làm cùng với anh, chị hoặc em của em. Nêu cảm nghĩ của em khi có anh, chị hoặc em làm việc cùng.
b) Em muốn có người anh, người chị hoặc người em như thế nào? Vì sao?
Trả lời:
Mỗi buổi chiều đi học về, em thường cùng anh trai của em đi đá bóng ở sân bóng gần nhà. Hai anh em em được bố mua cho một quả bóng nên hôm nào cũng rủ nhau chơi. Anh em bắt gôn rất giỏi. Anh thường nhờ em sút bóng để anh tập bắt gôn. Anh cũng dạy em cách sút bóng sao cho đúng. Nhờ có anh mà em đá bóng ngày càng giỏi hơn. Em cảm thấy rất vui khi được chơi đá bóng cùng anh.
Soạn bài phần Viết: Tôi yêu em tôi
Câu 1
Nghe – viết:
Tôi yêu em tôi
Tôi yêu em tôi
Nó cười rúc rích
Mỗi khi tôi đùa
Nó vui, nó thích.
Mắt nó đen ngời
Trong veo như nước
Miệng nó tươi hồng
Nói như khướu hót.
Hoa lan, hoa lí
Nó nhặt cài đầu
Hương thơm theo nó
Sân trước vườn sau.
Tôi đi đâu lâu
Nó mong, nó nhắc
Nó nấp sau cây
Òa ra ôm chặt.
Câu 2
Nhìn tranh, tìm và viết tên sự vật theo yêu cầu a hoặc b.
a. Chứa tiếng bắt đầu bằng r, d hoặc gi
M: hàng rào
b. Chứa tiếng có ươn hoặc ương
M: mướp hương
Trả lời:
a. Chứa tiếng bắt đầu bằng r, d hoặc gi: cây dừa, rau cải, đôi dép, giàn mướp, hoa hướng dương, dâu tây, quả dứa, dưa hấu, cà rốt
b. Chứa tiếng có ươn hoặc ương: bình tưới nước, hoa hướng dương, khu vườn
Câu 3
Tìm thêm các từ ngữ có tiếng bắt đầu bằng r, d, gi (hoặc có vần ươn, ương)
Trả lời:
- Các từ ngữ có tiếng bắt đầu bằng r: cái rổ, ria mép, cơm rang, áo rách, đống rơm, ra vào, rậm rạp, rau muống,…
- Các từ ngữ có tiếng bắt đầu bằng d: da trắng, dưa chuột, con dê, dế mèn, dịu dàng, duyên dáng, nhảy dây,…
- Các từ ngữ có tiếng bắt đầu bằng gi: giẻ lau, giống nhau, ngọn gió, gia đình, gieo mầm, giơ tay, gìn giữ,…
- Các từ ngữ có tiếng chứa vần ươn: con lươn, vườn hoa, sườn đồi, thuê mướn,…
- Các từ ngữ có tiếng chứa vần ương: trường học, yêu thương, cờ tướng, sung sướng, đậu tương, soi gương, hương thơm, thịt nướng,…
Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Soạn bài Tôi yêu em tôi (trang 104) Tiếng Việt lớp 3 Kết nối tri thức Tập 1 – Tuần 13 của Pgdphurieng.edu.vn nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.