Tài liệu Soạn văn 9: Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ, sẽ được Pgdphurieng.edu.vn giới thiệu đến bạn đọc ngay sau đây.
Mong rằng với tài liệu này, sẽ cung cấp những kiến thức hữu ích cho học sinh trong quá trình học tập môn Ngữ văn lớp 9.
Soạn bài Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ
1. Chuẩn bị
– Đặng Trần Côn là người làng Nhân Mục – nay thuộc quận Thanh Xuân Hà Nội, sống vào khoảng nửa đầu thế kỷ XVIII.
– “Chinh phụ ngâm khúc” là khúc ngâm về nỗi lòng sầu thương, nhớ nhung của người vợ có chống ra trận.
2. Đọc hiểu
Câu 1. Nỗi lòng người chinh phụ đã được biểu hiện như thế nào qua việc tả cảnh?
Hướng dẫn giải:
Hình ảnh thiên nhiên gợi sự chia ly, đôi ngả
Câu 2. Hình ảnh gắn bó giữa “hoa” và “nguyệt” thể hiện điều gì?
Hướng dẫn giải:
Sự gắn bó của thiên nhiên càng làm tăng nỗi cô đơn của con người
3. Trả lời câu hỏi
Câu 1. Xác định bố cục của đoạn trích Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ, cho biết nội dung chính của từng phần.
Hướng dẫn giải:
Bố cục gồm 3 phần:
- Phần 1. Từ đầu đến “tiếng trùng mưa phun”: nỗi nhớ thương chồng nơi xa
- Phần 2. Tiếp đến “gió thốc ngoài hiên”: tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ
- Phần 3. Còn lại: khát vọng hạnh phúc lứa đôi của người chinh phụ
Câu 2. Chỉ ra sự phù hợp của thể thơ ấy trong việc thể hiện nội dung đề tài ở văn bản này.
Hướng dẫn giải:
– Đoạn trích được viết theo thể thơ song thất lục bát.
– Sự phù hợp: hai câu bảy kết hợp với câu sáu, tám thiên về giãi bày, giàu nhạc điệu nhằm góp phần diễn tả tâm trạng, nội tâm của nhân vật trữ tình
Câu 3. Nỗi lòng người chinh phụ được thể hiện như thế nào? Đâu là nguyên nhân dẫn đến tâm trạng ấy?
Hướng dẫn giải:
– Nỗi lòng người chinh phụ: cô đơn, nhớ thương và lo lắng cho chồng
– Nguyên nhân: cuộc chiến tranh xảy ra khiến người chồng phải ra chiến trường, đẩy đôi vợ chồng trẻ vào hoàn cảnh chia lìa, xa cách
Câu 4. Hãy phân tích mối quan hệ giữa cảnh vật và tâm trạng của người chinh phụ trong phần cuối (từ dòng 9 đến dòng 20).
Hướng dẫn giải:
– Con người và cảnh vật có mối quan hệ tương đồng, khăng khít
– Cảnh vật xung quanh nhuốm màu buồn bã, cô đơn trước con mắt quan sát của người chinh phụ.
Câu 5. Phân tích tác dụng các biện pháp tu từ, nhịp điệu của thể song thất lục bát trong văn bản Tinh cảnh lẻ loi của người chinh phụ.
Hướng dẫn giải:
– Biện pháp tu từ so sánh (sương như búa), ẩn dụ (nghìn vàng), điệp ngữ (non Yên, thăm thẳm, nhớ, nguyệt – hoa)
– Nhịp điệu: các câu bảy có thể ngắt nhịp 3/4 hoặc 3/2/2, hai câu sáu – tám ngắt nhịp 2/2/2; 3/3 ở câu bát và 4/4; 3/5 ở câu bát
=> Nhấn mạnh vào tình cảnh lẻ loi, cô đơn cũng như nỗi nhớ thương của người chinh phụ.
Câu 6. Đoạn trích gợi cho em suy nghĩ như thế nào về số phận những người phụ nữ trong cuộc chiến tranh phi nghĩa?
Hướng dẫn giải:
Suy nghĩ, số phận của người phụ nữ: chịu bất hạnh, bi thảm bởi chiến tranh dù vậy họ vẫn khao khát được hạnh phúc, yêu thương
Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Soạn bài Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ Cánh diều Ngữ văn lớp 9 trang 21 sách Cánh diều tập 1 của Pgdphurieng.edu.vn nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.