Hôm nay, Pgdphurieng.edu.vn sẽ cung cấp tài liệu Soạn văn 11: Thực hành về nghĩa của từ trong sử dụng.
Mong rằng đây là sẽ là tài liệu hữu ích để học sinh lớp 11 có thể chuẩn bị bài trước khi đến lớp. Mời tham khảo nội dung chi tiết ngay sau đây.
Soạn bài Thực hành về nghĩa của từ trong sử dụng
Câu 1.
a. Trong câu thơ “Lá vàng trước gió khẽ đưa vèo”, từ lá được dùng theo nghĩa gốc hay nghĩa chuyển? Hãy xác định nghĩa đó.
b. Trong tiếng Việt, từ lá còn được dùng theo nhiều nghĩa khác trong những trường hợp sau: lá gan, lá phổi… Hãy xác định nghĩa của từ lá trong mỗi trường hợp kể trên, cho biết cơ sở và phương thức chuyển nghĩa của từ lá.
Gợi ý:
a.
- Trong câu thơ “Lá vàng trước gió khẽ đưa vèo, từ lá được dùng theo nghĩa gốc.
- Nghĩa của từ lá: Bộ phận của cây, mọc ra ở cành hoặc thân và thường có hình dẹt, màu lục, giữ vai trò chủ yếu trong việc tạo ra chất hữu cơ nuôi cây.
b.
– Trong tiếng Việt, từ lá còn được dùng theo nhiều nghĩa khác như:
- Lá gan, lá phổi, lá lách: những từ lá chỉ các bộ phận trong cơ thể con người.
- Lá thư, lá đơn, lá phiếu, lá thiếp, lá bài: chỉ các sự vật bằng giấy.
- Lá cờ, lá buồm: chỉ vật làm bằng vải.
- Lá cót, lá chiếu, lá thuyền: những vật làm bằng chất liệu như gỗ, cói, tre, nứa…
- Lá tôn, lá đồng, lá vàng: từ lá dùng với các từ chỉ vật làm bằng kim loại.
– Các từ lá trên có quan hệ với nhau trên cơ sở nét nghĩa chung (đều chỉ các vật có hình dáng mỏng như lá cây).
– Phương thức chuyển nghĩa: ẩn dụ.
Câu 2. Các từ có nghĩa gốc chỉ bộ phận cơ thể người (đầu, chân, tay…) có thể chuyển nghĩa để chỉ cả con người. Hãy đặt câu với mỗi từ đó theo nghĩa chỉ cả con người.
Gợi ý:
- Cậu ấy là một chân sút tài năng của đội bóng trường.
- Mẹ Hoa phải làm việc để nuôi sáu miệng ăn.
- Anh ấy được bầu là gương mặt tiêu biểu của thành phố.
- Tôi là cánh tay đắc lực của giám đốc.
Câu 3. Tìm các từ có nghĩa gốc chỉ vị giác có khả năng chuyển nghĩa chỉ đặc điểm âm thanh, chỉ tính chất của tình cảm, cảm xúc. Hãy đặt câu với mỗi từ đó theo nghĩa chuyển.
Các từ chỉ vị giác có khả năng chuyển sang chỉ đặc điểm của âm thanh (giọng nói), chỉ tính chất của tình cảm, cảm xúc: Mặn, ngọt, chua, cay, đắng, chát, bùi,… Có thể tham khảo một số ví dụ sau:
– Chuyển nghĩa chỉ âm thanh (giọng nói):
- Cô ấy ăn nói rất ngọt ngào.
- Anh ta nói với tôi những lời chua chát.
– Chuyển nghĩa chỉ mức độ tình cảm, cảm xúc:
- Anh ta thuyết phục tôi nghe thật bùi tai.
- Tôi cay đắng nhận ra anh ta đã phản bội mình.
Câu 4. Tìm từ đồng nghĩa với từ cậy, từ chịu trong câu thơ:
Cậy em, em có chịu lời,
Ngồi lên cho chị lạy rồi sẽ thưa.
Giải thích lí do tác giả chọn dùng từ cậy, chịu mà không dùng các từ đồng nghĩa với nó.
– Từ đồng nghĩa với cậy: nhờ, nhờ vả… Hai từ này có sự giống nhau về nghĩa (bằng lời nói tác động đến người khác với mong muốn họ giúp mình làm một việc gì đó). Từ “cậy” thể hiện thái độ tin tưởng của người nói.
– Từ chịu có các từ đồng nghĩa là nhận, nghe, vâng. Các từ này đều có chung nét nghĩa chỉ sự đồng ý, sự chấp thuận với người khác. Tuy nhiên, các từ mang sắc thái khác nhau. Khi dùng từ “chịu”, Kiều muốn tỏ thái độ của một người mang ơn, đồng thời đặt em vào tình thế không thể từ chối.
Câu 5. Đánh dấu trước từ ngữ thích hợp nhất để dùng vào vị trí bỏ trống trong mỗi câu sau và giải thích lý do lựa chọn.
a. Nhật kí trong tù… một tấm lòng nhớ nước.
- Từ chọn: canh cánh.
- Lý do: Từ canh cánh giúp khắc họa nỗi niềm yêu nước day dứt kéo dài của Hồ Chí Minh.
b. Anh ấy không… gì đến việc này.
- Từ chọn: liên can
- Nguyên nhân: đúng về nghĩa.
c. Việt Nam muốn làm… với tất cả các nước trên thế giới.
- Từ chọn: bạn
- Nguyên nhân: phù hợp để với sắc thái của câu văn.
Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Soạn bài Thực hành về nghĩa của từ trong sử dụng Soạn văn 11 tập 1 tuần 7 (trang 74) của Pgdphurieng.edu.vn nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.