Nhằm tiếp tục củng cố kiến thức, trong chương trình Ngữ văn lớp 12, học sinh sẽ được thực hành làm bài tập về hàm ý.
Sau đây, Pgdphurieng.edu.vn sẽ cung cấp tài liệu Soạn văn 12: Thực hành về hàm ý (tiếp theo), hy vọng sẽ giúp ích cho học sinh khi học bài.
Soạn văn Thực hành về hàm ý (tiếp theo)
Hướng dẫn trả lời câu hỏi:
Câu 1. Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi trong SGK:
Gợi ý:
a. Lời bác Phô gái thực hiện hành động van xin, khẩn cầu; ông lý đã đáp lại bằng hành động nói như thế nào?
– Lời bác Phô gái thực hiện hành động van xin, khẩn cầu: “Lạy thầy, nhà con thì chưa cất cơn… xem đá bóng vội”.
– Ông lý đáp lại bằng hành động nói mỉa, ý từ chối lời van xin: “Ồ, việc quan không phải thứ chuyện đàn bà của các chị!”
b. Lời đáp của ông lý có hàm ý:
D. Tất cả các phương án trên
Câu 2. Đọc đoạn trích trong SGK và trả lời các câu hỏi:
Gợi ý:
a.
– Câu hỏi đầu tiên của Từ: “Có lẽ hôm nay đã là mồng hai, mồng ba tây rồi, mình nhỉ?”
– Câu hỏi không chỉ về thời gian, mà còn muốn nhắc khéo chồng đã đến ngày nhận tiền lương.
b. Câu nhắc khéo (ở lượt lời thứ hai) của Từ thực chất có hàm ý muốn nhắc nhở Hộ nhận tiền lương về để trả những khoản tiền sinh hoạt.
c. Ở cả hai lượt lời, Từ tránh nói trực tiếp đến những vấn đề “cơm áo gạo tiền”. Tác dụng của cách nói trên:
– Cách nói xa xôi, bóng gió để người nghe tự hiểu được.
– Tránh được không khí căng thẳng trong mối quan hệ vợ chồng trước những nỗi lo cơm áo gạo tiền.
Câu 3. Đọc lại bài thơ Sóng của Xuân Quỳnh và cho biết lớp nghĩa tường minh và lớp nghĩa hàm ý của bài thơ là gì. Hàm ý được thể hiện qua các phương tiện ngôn ngữ như thế nào? Hàm ý mang lại tác dụng và hiệu quả nghệ thuật như thế nào cho tác phẩm văn học?
* Hai lớp nghĩa:
– Lớp nghĩa tường minh: miêu tả sóng biển với những đặc điểm, trạng thái nổi bật của nó.
– Lớp nghĩa hàm ý: Mượn hình tượng “sóng” trong mối quan hệ với “em”, bài thơ đã khắc họa vẻ đẹp về tính cách, tâm hồn của người phụ nữ trong tình yêu.
* Hàm ý được thể hiện qua các phương tiện ngôn ngữ: thể hiện qua ngôn ngữ rất phong phú, đa dạng.
* Tác dụng và hiệu quả nghệ thuật: tác phẩm văn học sẽ trở nên hàm súc, đa nghĩa, nhằm diễn tả tư tưởng của tác giả một cách sâu sắc.
Câu 4. Qua các bài tập thực hành về hàm ý, anh (chị) thấy cách nói có hàm ý trong ngữ cảnh cần thiết mang lại tác dụng gì đối với hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ? Chọn câu trả lời đúng và đầy đủ.
D. Tùy ngữ cảnh mà hàm ý có một hay một số tác dụng đó.
Câu 5. Chọn cách trả lời có hàm ý cho câu hỏi: “Cậu có thích truyện Chí Phèo của Nam Cao không?”
– Ai mà chẳng thích?
– Xưa cũ như trái đất rồi!
– Ví đem vào tập đoạn trường
Thì treo giải Nhất chi nhường cho ai?
Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Soạn bài Thực hành về hàm ý (tiếp theo) Soạn văn 12 tập 2 tuần 25 (trang 99) của Pgdphurieng.edu.vn nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.